Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện dưới góc nhìn Doanh nghiệp

11/07/2023 10:42

Nhằm nhận diện, phản ánh việc thực thi quy định luật pháp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, đầu tháng 7 năm 2023 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã tổ chức Hội thảo khoa học về Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh- Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp.

Tham gia và chủ trị Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần  Duy Đông và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Thị Hồng Minh. Hội nghị đã sơ bộ rà soát, đánh giá về những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; nhận dạng thực trạng môi trường kinh doanh, những rào cản và  gợi ý về những giải pháp cải thiện.

Tham dự và thảo luận tại Hội Thảo có chủ tịch Hội Lương thực Tp Hồ Chí Minh, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại việt Nam (JCCI), Trưởng  Đại diện Văn phòng Hà Nội, phụ trách Quan hệ đối ngoại của  Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và đông đảo đại biểu đại diện cho các Hiệp hội Doanh nghiệp; chuyên gia, các nhà nghiên cứu, quản lý và Giám đốc các Doanh nghiệp

 

033a99bd3b54eb0ab245-1689046940.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

1.  Nhận diện ngành,nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh và hành độngcủa CP

Phân tích về môi trường kinh doanh có diều kiện, đại diện CIEM cho biết Từ sau đại dịch Covid-19, tỷ lệ doanh ngiệp thành lập mới trên số doanh nghiệp tạm ngứng hoạt động giảm nhanh Chuỗi số liệu ghi nhân được trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2023 ( Bảng 1) cho thấy, chỉ số này đã từ 4,1 của năn 2019 đã xuống còn 0,8 trong 6 tháng đầu năm 2023.

                    Bảng 1: Tỷ lệ DN thành lập mới/DN tạm ngừng hoạt động giai đoan 2018 đêna tháng 6.2023

Năm

2018

2019

2020

2021

2022

6/2023

Chỉ số

2,8

4,1

2,8

2,1

2.0

0.8

Nguồn CIEM 6/2023

Các nhà nghiên cứu cho biết, đến năm 2022, khả năng doanh nghiệp chưa thể phục hồi; môi trường kinh doanh vẫn chậm chuyển biến, thậm chí rào cản còn nặng nề hơn. Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động/số DN rút lui khỏi thị trường liên tục gia tăng, đến tháng 6.2023 lên tới 60%  gấp gần 2 lần của năm 2019. Cùng với gia tăng số DN ngừng hoạt đông, số vốn dăng ký cũng đã sụt giảm đang kể, từ trên 2,369,1 nghìn tỷ VNĐ (Năm 2018) xuống 667,615 tỷ VNĐ (6.2923), giảm trên 3,5 lần. Sự suy giảm này đã kéo theo sự suy giảm cơ hội việc làm (bảng 2).           

                              Bảng 2  Lao động đăng ký việc làm giai đạn từ 2018 đến tháng 6/2023

Thời gian

2018

2019

2020

2021

2022

6/2023

Số đăng ký

1,107072

1,254368

1042995

853.964

981,332

474566

Nguồn CIEM 6/2023

Kết quả rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm 2016, cả nước có trên 6.000 điều kiện kinh doanh; trong đó khoảng 3.000 điều kiện không cần thiết, không hợp lý, thiếu hiệu quả trong quản lý  hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành rà soát, đề xuất cắt giảm những diều khỏa không cần thiết. Hầu hết các Nghị định sửa đổi đã được ban hành. Theo đó, đã cắt bỏ và đơn giản hóa tới 3.425  trong 6.191 điều kiện kinh doanh.

Năm 2023, Chính phủ đã đưa nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào Nghị quyết số 01/NQ-CP và tập trung vào 4 nhóm giải pháp. Đó là, cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; tiếp tục cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia; chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; đảm bảo không cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp và  thứ tư là nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông, từ năm 2020, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh có chững lại, ít được các bộ, ngành, địa phương quan tâm; Ở một số lĩnh vực, rào cản thậm chí còn nặng nề hơn, nhất là các rào cản về điều kiện kinh doanh. Thực tế này đã  làm suy giảm niềm tin của doanh nghiệp.

2. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện dưới góc nhìn luật pháp

Khoản 1, Điều 7 của Luật Đầu tư 2020 quy định, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đây được coi là điều kiện gia nhập thị trường của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Đó cũng là công cụ quản lý nhà nước, nhằm hạn chế rủi ro tác động đến lợi ích công cộng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí về giấy phép kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh.

1. Về  giấy phép kinh doanh

Luật Doanh nghiệp  năm 2020 quy định cụ thể về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện ngành, nghề đăng ký không bị cấm đầu tư kinh doanh; và Tên của doanh nghiệp phải đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của bộ Luật này với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, được cấp lại và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Về điều kiện đầu tư kinh doanh

Điều 2 Luật đầu tư 2020 quy địnhh, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo điều kiện đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện đầu tư phải phù hợp với quy định về ngành, nghề có điều kiện; bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan; tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết thủ tục hành chính; đảm bảo đúng thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ  và văn bản xác nhận.

3. Tác động của điều kiện tới môi trường kinh doanh dưới góc nhìn doanh nghiệp

Xác định hợp lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh phù hợp là biện pháp quản lý an toàn, hiệu quả và bền vững thị trường. Nếu làm sai lệch, các quy định này lại trở thành rào cản tác động bất lợi đến quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ thực tiễn nhiều năm quản lý, Trưởng phòng Xây dựng pháp luật VCCI, Nguyễn Thị Diệu Hồng cho rằng xác định không đúng, điều kiện kinh doanh sẽ trở thành rào cản gia nhập thị trường của các donh nghiệp và ảnh hưởng mạnh đến tính cạnh tranh của thị trường.

Theo bà, điều kiện kinh doanh là yêu cầu tất yếu mọi doanh nghiệp đều phải đáp ứng khi gia nhập và phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trong một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định lớn, nhân sự và cơ sở vật chất cao;trên thị trường chỉ có một số ít doanh nghiệp đủ sức tham gia như trong lĩnh vực cung cấp thông tin tín dụng. Nghị định 58/2021/NĐ-CP yêu cầu phải có vốn điều lệ vào lính vực này từ 30 tỷ VNĐ và nhân sự chuyên môn và quản trị phải có trình độ cao với sự tham gia tối thiểu của 15 tổ chức tín dụng,Với những diều kiện này, lĩnh vực thông tin tín dụng rất it doanh nghiệp đủ sức tham gia.

Phân tích về những khó khăn, vướng mắc và bât cập trong các quy định pháp lý, thay mặt Hội Lương thực Thực phẩm Tp Hồ Chí Minh, bà Lý Kim Chi nhận xét, từ thực tiễn hoạt dộng hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều Nghị định, Thông tư còn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với các dự thảo văn bản chuẩn bị ban hành, các Bộ, ban ngành ít thông tin và lấy ý kiến rộng rãi từ doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng đã gây khó khăn cho các Hiệp hội trong tiếp cận, góp ý chính sách ngay từ ban đầu.

Để chính sách ban hành tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thi hành, bà mong muốn Chính phủ tiếp tục quán triệt tối đa thủ tục hành chính, sửa đổi triệt để các quy định bất cập, gây khó khăn cho DN; tạo môi trường kinh doanh ổn định; tăng cường giám sát, yêu cầu các Bộ ngành thực hiện nghiêm văn bản chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cũng theo bà, những vướng mắc của Nghi định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào  ththực phẩm chế biến có ảnh hưởng lâu dài và nặng nề đến doanh nghiệp donhững tổn thất từ yêu cầu bổ sung thêm I ôt vào muối và sắt kẽm vào bột mỳ mỳ trong chế biến. Theo bà, yêu cầu bổ sung bắt buộc này ngược với nguyên tắc quản lý rủi ro, không phù hợp với khuyến nghị quản lý rủi ro của tổ chức Y tế Thế giới; gây tốn kém và nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thực phẩm.

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 26.6/2018, Bộ Y tế đã có kế hoach sửa đổi Nhgij định 09; nhưng kế hoạch này vẫn chưa được triển khai. Từ Nghị quyết 19-2018./NQ-CP và những văn bản chỉ đạo của Chính phủ việc sửa đổi bổ sung Nghị định 09 đang được khẩn trương sửa đổi. Chính phủ đã thấu hiểu những khó khăn DN đang phải chịu đựng. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy còn nhiều bất cập từ các bộ, ngành trong thực thi chủ trương hỗ trợ DN của Chính phủ.

Chi phí tuân thủ của doanh nghiệp là một trong những điều khoản thực thi khó khăn. Tư liệu tính toán từ Cục Kiểm soát thủ tục hành chính cho thấy, số lượng quy định tăng thêm 1% sẽ làm giảm 0,1% số lượng lao động sử dụng trong doanh nghiệp và lượng vốn đầu tư của doanh nghiệp bị giảm tới 0,23%. Ngoài ra, DN còn phải gánh chịu nhiều khoản chi không hợp lý khác như yêu cầu lắp camera đối với xe khách, xe container và xe đầu kéo’

Số liệu công bố từ Ban pháp chế VCCI cho thấy, yêu cầu này tạo gánh nặng về chi phí tuấn thủ, đặc biệt đối với những DN mới khởi sự kinh doanh. Trên địa bàn cả nước nếu chỉ tính tới 20 vạn xe khách, ôtô đầu kéo và xe container, chi phí tuân thủ để lắp đặt cảe camera đã lên tới 1,160 tỷ VNĐ, và chi phí truyền dẫn dữ liệu hàng tháng cũng khoảng 248 tỷ VNĐ. Theo các nhà nghiên cứu, khi ban hành quy định lắp ráp camera ,các cơ quan quan lý nhằm vào giám sát và cảnh báo đối với lái xe, đảm bảo an toàn giao thông. Song khi phân tích làm rõ mục tiêu mong muốn, người ta nhận thấy, camera có thể giúp xử lý hành vi vi phạm nhưng dữ liệu truyền về chỉ là những hình ảnh tĩnh. Trong một số trường hợp chưa phản ánh chính xác hành vi của lái xe. Riêng về giám sát tải trọng, camera lại không có chức năng này, thông qua các mục tiêu quản lý, trưởng phòng Xây dựng pháp luật VCCI  cho rằng, cần đánh giá lại về tính hiệu quả dưới nhiều góc độ do quy định này tạo chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.

Đi cùng điều kiện kinh doanh là các thủ tục hành chính và cơ chế giám sát của các tổ chức quản lý. Việc phải qua nhiều thủ tục phức tạp đi cùng với phải tiếp đón nhiều đoàn thanh, kiểm tra sẽ là những trở ngại cho những DN muốn đầu tư.

Chính phủ Việt Nam đã có chính sách thúc đẩy hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, nhấn mạnh việc cắt giảm và đơn giản hóa các quy định kinh doanh với hàng nghìn điều kiện kinh doanh được gỡ bỏ, cắt giảm, tạo thuận lợi cho hoạt động DN. Tuy nhiên những cải cách này không như kỳ vọng. Nhiều phản ánh về vướng mắc, bất cập trong các quy định hoạt động, nhất là điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính liên tục được cộng đồng kinh doanh khuyến nghị.

Theo các nhà phân tích, tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân chính là, chưa có cách hiểu thống nhất về điều kiện kinh doanh; cách tiếp cận và hiểu về điều kiện kinh doanh còn có sự khác biệt của nhiều nhà hoạch định chính sách, dẫn tới việc xác định điều kiện kinh doanh có khác nhau; chưa quan tâm đến hoạt dộng kiểm soát ban hành điều kiện kinh doanh (ĐKKD) và ngành nghề kinh doanh có diều kiện (KDCĐK); kỷ cương, kỷ luật trong thực thi pháp luật thấp; các thủ tục hành chính triển khai phức tạp và kéo dài.  Nhiều quy định gia tăng chi phí bất hợp lý  về điều kiện kinh doanh chậm phát hiện, còn nhiều tồn tại khiến chính sách thiếu hiệu quả.

Việc tham vấn chính sách chưa thực sự minh bạch, Giai đoạn lấy ý kiến DN đã đươc coi       trọng. Tuy nhiên, hoạt động lấy ý kiến và giải trình vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như hình thức lấy ý kiến thiếu thân thiện,  cơ quan soạn thảo chưa nhận diện được đầy đủ tác động của các quy định về điều kiện cần ban hành, hầu hết doanh nghiệp được hỏi ý kiến từ dự thảo ban đầu, nhưng chính sách ban hành lại thường từ văn bản sau cùng. Việc tham vấn chưa thực sự minh bạch khiến cơ quan soạn thảo chưa nhận diện được đầy đủ tác động của các điều kiện kinh doanh sẽ ban hành.

Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính nhận xét các bộ chậm công khai các quy định kinh doanh, chậm đề xuất các phương án cắt giảm trong khi đã qua nửa chặng đường, trên thực tế việc triển khai còn phức tạp và bị kéo dài cho dù quy định đã được cải cách thông thoáng hơn. Bằng chứng còn cho thấy, nhiều quy định về ĐKKD gia tăng chi phí bắt hợp lý cho domh nghiệp còn tồn tại kéo dài chứng tỏ  hoạt động đánh giá tác động chính sách chưa được quan tâm đúng mức.

4. Tháo bỏ rào cản của điều kiện kinh doanh:cải cách để doanh nghiệp phát triển

Phân tích thực trạng tình hình, giới nghiên rút ra nhận xét, trong 2 năm gần đây, môi trường kinh doanh có điều kiện đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó, rào cản về điều kiện kinh doanh đang có xu hướng mở rộng. Một số bộ, ban ngành đã thực thi các quy định về điều kiện kinh doanh với mức độ khắt khe và khó khăn hơn.

Thảo luận tại Hội thảo, đông đảo đại diện từ các Bộ, Ban ngành, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và chuyên gia đã thể hiện sự đồng thuận về nhận diện  môi trường kinh doanh với những khó khăn bất cập chủ yếu trong thực hiện các quy định pháp lý và thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Khó khăn và bất cập tập trung vào sự mâu thuẫn, chồng chéo và khác biệt pháp luật về Đầu tư, Đất đai, Quy hoạch, Tài nguyên Môi trường và Xây dựng cơ bản…;

Rào cản về ĐKKD là vấn đề nổi bật ở các địa phương và trong các ngành hàng; Nhiều loại giấy phép con trong thủ tục điều chỉnh khá phổ biến ngay cả khi không có thay đổi về nội dung đã được cấp phép.

Vấn đề gây bức xúc đối với hầu hết các doanh nghiệp là Thuế và Bảo vệ môi trường với việc mở rộng đối tượng thẩm định của các Bộ và kiểm tra chuyên ngành; gánh nặng về thủ tục hành chính còn nặng nề; các văn bản hướng dẫn chậm ban hành khiến DN bị động và gặp khó khăn.

Để cải cách điều kiện kinh doanh Hội thảo kỳ này đã nhấn mạnh cần khôi phục lại động lực cải cách. Từ năm 2020 đến nay, trong thực tiễn nhiều DN cảm nhận rõ hiệu quả cải cách ĐKKD rất hạn chế. Kết quả khảo sát PCI 2021 cho thấy 60,1% DN gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính trong cấp phép ngành nghề kinh doanh có điều kiện; 61,36% DN phải trả phí không chính thức cho việc cấp GPKD có điều kiện. Theo VCCI, những phiền hà về cấp GPKD có điều kiện là nguyên nhân dẫn đến 21,7% DN phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh.

Nhằm khác phục những tồn tại hạn chế, đại biểu tham dự Hội thảo khoa học về Tháo bỏ rào cản điều kện kinh doanh - Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp. Nhận thấy cần thống nhất nhân thức về điều kiện kinh doanh; trên cơ sở đó tăng cường công tác kiểm soát việc ban hành ĐKKD ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tăng cường tham vấn doanh nghiệp và minh bạch hóa hoạt động giải trình; nâng cao niệu quả hoạt động đánh giá tác động chính sách và cần có những đánh giá độc lập về ĐKKD và ngành nghề KDCĐK.

Từ năm 2920 đến nay, Chính phủ đã có trên 40 văn bản chỉ đạo, nhấn mạnh tới cải cải cách ngành nghề KDCDEDK và ĐKKD. Tại Hội thảo, Hội LTTP Tp Hồ chí Minh và 6 Hiệp hội ngành hàng khác đã tổng hợp những vướng mắc, bất cập và đề xuất kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ có liên quan, Hội LTTP thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp tục kiến nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các Bộ, ngành xem xét bãi bỏ, sửa đổi theo những kiến nghị các hiêp hội nêu ra đồng thời khẩn trương chỉ đạo các bộ nhanh chóng tổng hợp các đề xuất kiến, sớm ban hành văn bản pháp luật mới thay thế quy định cũ trên tinh thần đảm bảo an toàn về người và tài sản nhưng không làm ảnh hưởng và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế./

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện dưới góc nhìn Doanh nghiệp" tại chuyên mục TS. Lê Thành Ý. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309