TS. Lê Thành Ý
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cung cấp cơ sở hạ tầng cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở 2 tỉnh Phú Yên và Quảng Trị Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã phục hồi ở mức 7,1% trong năm 2024 nhưng vẫn tồn tại khoảng cách đáng kể giữa các huyện ven biển có nền kinh tế phát triển và những huyện vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đặc biệt là những huyện đang phải đối mặt với mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng cấp nước kém chất lượng và chưa hoàn thiện. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và bão xuất hiện ngày càng nhiều khiến việc phát triển kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn. Để phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới, hỗ trợ tài chính đối với những huyện vùng cao khó khăn là việc làm cần thiết.
Tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư qua đối thoại của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Phòng Thương mại – công nghiệp Châu Âu (EU)
Trong quá trình phát triển, với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, Đảng Cộng sản và lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo khẩn trương cải thiện hệ thống chính trị, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và tăng cường cải cách toàn diện. Nhiều năm qua, doanh nghiệp các nước châu Âu tại Việt Nam đã nỗ lực nâng cao hiệu quả quản trị thích ứng, linh hoạt với những mô hình thực tiễn phong phú và đa dạng. Kinh nghiệm và bài học rút ra có thể giúp Việt Nam tăng cường tính công khai minh bạch, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh và tạo những thay đổi mang tính đột phá.
Đào Duy Anh - Tấm gương tự học để trở thành nhà nghiên cứu mở đường cho khoa học xã hội Việt Nam
Vào năm 1958, bộ từ điển Bách khoa Larousse xuất bản ở Paris (nước Pháp) ghi nhận “Đào Duy Anh là một tên tuổi lớn trong các nhà bách khoa toàn thư hiện nay”. Bộ từ điển còn khái quát...
Biến đổi khí hậu từ góc nhìn vận tải và logistic toàn cầu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành tinh loài người đang sống, nó làm gia tăng nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và tác động bất lợi tới các hệ sinh thái.
Ngân hàng Thế giới bổ sung nguồn lực cho Quỹ Phát triển quốc tế
Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank group) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn để làm giảm thiểu đói nghèo thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới (WB). W.B là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động. Lịch sử phát triển cho thấy, tháng 7/1944, đại diện 44 Quốc gia họp tại Bretton Woods (Hoa Kỳ) đã sáng lập Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hoạt động từ năm 1946, đến nay W.B có hơn 40 văn phòng đặt tại các Quốc gia.
Dịch vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ngày 9.12 Tại Thành phố Washington DC (Hoa Kỳ), Ngân hàng Thế giới (W.B) đã phát đi thông cáo báo chí số 2025/041/EAP. Thông cáo chỉ rõ “ngành dịch vụ có thể giúp các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”. Bài viết tổng hợp một số nội dung nổi bật để cùng trao đổi.
Từ Hội nghị BCH T.W Đảng lần thứ 11 đến thực trạng kinh tế xã hội đất nước năm 2024 - Đôi nét lạm bàn
Trong bối cảnh biến động toàn cầu, căng thẳng leo thang và chiến tranh diễn ra ở nhiều khu vực, những dự báo lạc quan cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu cả năm chỉ tăng từ 2% đến 3%. Từ sau Hội nghị T.W Đảng18 khóa XII, Việt Nam đã chuyển biến tích cực, hội đủ thế lực, ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh. Ngày 25/11/2024, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp cho ý kiến về một số nội dung tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Xem xét tình hình kinh tế-xã hội năm 2024 và bàn cách tháo gỡ khó khăn để phát triển đất nước. Bài viết tổng hợp một số nội dung từ kiến giải của các tổ chức nghiên cứu, quản lý, các chính khách và nhà nghiên cứu để cùng trao đổi.
Sự phát triển thần kỳ của các tiểu vương quốc Ả Rập
Sau ngày Hoàng gia Anh trao trả quyền tự trị, liên minh các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (United Arab Emirates- UAE) được thành lập vào năm 1971.