Giải thưởng khoa học quốc tế Nobel – Những thông tin ít người biết đến

11/08/2023 15:38

Tính từ giải Nobel đầu tiên đến năm 2022 đã có khoảng 1.000 nhà khoa học xuất chúng được trao giải. Trong đó, tỷ lệ nữ được vinh danh còn nhỏ, chiếm khoảng 5%. Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đã đưa thêm vào một giải thưởng thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế, để tưởng nhớ đến nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, chủ nhân của 355 bằng sáng chế.

no-bel-3-1691743036.jpg

Chân dung Alfred Nobelile

Giải Nobel được hình thành theo di chúc của nhà phát minh Thụy Điển Alfred Nobel vào năm 1895. Từ năm 1901 đến năm 2020, các giải thưởng Nobel về Khoa học và Kinh tế đã được trao 603 lần cho 962 người và tổ chức. Trong đó, một số cá nhân và tổ chức được nhận giải nhiều hơn một lần với tổng số 962 cá nhân (905 nam, 57 nữ) và 25 tổ chức.

Giải thưởng Nobel là giải được biết đến ở Việt Nam. Bài viết tổng hợp một số nội dung nổi bật về giải thưởng và cuộc đời của người sáng lập giải đã có trên 350 phát minh được chấp nhận để trao đổi cùng bạn đọc.

Lịch sử hinh thanh và những thông tin thú vị về giải Nobel

Khi qua đời, vào năm 1896, Alfred Nobel đã để lại một bản di chúc gây kinh ngạc cho mọi người, khi ông chỉ dành một phần rat nhỏ gia tài cho người thân và bạn bè. Gần như toàn bộ tài sản của ông đã được bán thành tiền mặt gửi vào ngân hàng, số tiền lãi hằng năm được trích ra để làm năm (5) giải thưởng trao tặng cho những người có đóng góp lớn cho nhân loại trên các lĩnh vực: Vật lý, Hoá học, Sinh học hoặc Y học, Văn chương và Hoà bình. 

Giải Nobel là một giải thưởng quốc tế công bố hằng năm kể từ 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hoà bình; riêng giải Hoà bình có thể trao cho cá nhân hay một số tổ chức. Trong cơ cấu giải thưởng; giải Vật lý, Hoá học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thuỵ Điển quyết định; giải Y học do Uỷ ban Nobel của Viện Karolinska trao; con Giải Hoà bình do Uỷ ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Về quy trình để bình xét giải, vào tháng 9 trước năm trao giải, Uỷ ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3000 chuyên gia là những người đã từng nhận giải Nobel, thành viên của các tổ chức trao thưởng, chuyên gia trong lĩnh vực vật lí, hoá học, sinh học hoặc y học; các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại hoc và các viện nghiên cứu. Tháng 2 của năm trao giải, là thời hạn cuối cùng để nộp hồ sơ. Uỷ ban Nobel sàng lọc và lựa ra các ứng viên. Sau đó, hội đồng Giải Nobel, công bố để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu cao trong các lĩnh vực: Vật lý, Hoá học, Y học, Văn học; Hoà bình và Kinh tế  Riêng giải Nobel Hoà bình có thể được trao cho một số cá nhân hay các tổ chức. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào hệ thống một giải thưởng về lĩnh vực Kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải thưởng này.

Cả cuộc đời cống hiến cho khoa học, Alfred Nobel đã đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có. Sau khi qua đời vào năm 1896, ông đã để lại một bản di chúc gây kinh ngạc cho mọi người; gần như toàn bộ tài sản ông đã bán thành tiền mặt, tương đương với 70 triệu krona Thụy Điển, để gửi ngân hàng; Số tiền lãi hàng năm được trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại. Trong những giải thưởng Nobel, giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định; Giải Y học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska trao tặng; riêng giải Hòa bình do Ủy ban Nobel của Quốc hội Na Uy quyết định.

Hội đồng trao giải lựa chọn khoảng 250-350 người lọt vào vòng kế tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 5, là thời gian chuyên gia đánh giá công trình của các ứng viên, sau đó, Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm lựa chọn dựa trên cơ sở đa số phiếu bầu. Tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử gửi cho Viện Hàn lâm. Bản báo cáo này được các thành viên hội đồng cùng ký tên.

Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến lựa chọn lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác. Vào đầu tháng 10, Viện hàn lâm chọn ra nhung người du dieu kien dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố tên người đoạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn người đoạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 11, Ban tổ chức phải công bố danh sách những người được nhận phần thưởng cao quý này.

Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng giải được giữ kín trong vòng 50 năm. Một giải Nobel thường được trao cho tối đa 3 người, nếu một giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận, số tiền thưởng sẽ được trả lai quỹ. Lễ trao giải Nobel Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học, Kinh tế được trao vào tháng 12 tại Stockholm (Thụy Điển) và Nobel Hòa bình diễn ra tại Oslo (Na Uy).

Chủ nhân của giải Nobel sẽ được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng phần thưởng tiền mặt. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel. Năm 2017, Quỹ Nobel quyết định tăng tiền thưởng cho các hạng mục của giải thêm 1 triệu krona (khoảng 120.000 USD) so với mùa giải trước 9 triệu krona (khoảng 1,1 triệu USD). Như vậy, người vinh dự nhận giải Nobel được trao phần thưởng bằng tiền mặt với tổng trị giá 10 triệu krona.

nobel-1691743036.jpg

Mặt trước của huy chương Nobel

Đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cách xét giải, nhưng phần lớn những người được nhận giải Nobel đều là những người có cống hiến vĩ đại cho nhân loại. Cùng với giải, tấm lòng cao thượng và nhân đạo của người lập ra giải Alfred Nobel, sẽ mãi mãi được nhân loại ghi nhận.

Quỹ Nobel, ngày 27 tháng 11 năm 1895, tại Câu lạc bộ Thuỵ Điển -Na Uy ở Paris, Alfred Nobel đã ký chúc thư cuối cùng và để lại phần lớn số tài sản thành lập các giải Nobel, trao tặng hàng năm cho bất kỳ ai không phân biệt quốc tịch. Ông qua đời ngày 10 tháng 12 năm 1896 tại Sanremo nước Ý. Di chúc của Alfred Nobel yêu cầu sử dụng 94% tài sản của ông để trao các giải Nobel. Quỹ Nobel được thành lập như một tổ chức tư nhân vào ngày 29 tháng 6 năm 1900 với chức năng quản lý tài chính và quản trị các giải thưởng Nobel. Tuân thủ theo di chúc của Alfred Nobel, nhiệm vụ chính của Quỹ là quản lý các tài sản để lại. Alfred, Robert và Ludwig Nobel đã tham gia vào việc kinh doanh dầu ở Azerbaijan và theo nhà sử học Thụy Điển E. Bargengren, việc quyết định cho phép rút tiền của Alfred từ Baku đã trở thành yếu tố quyết định cho Quỹ Nobel được thành lập. Nhiệm vụ quan trọng của Quỹ là quảng cáo giải thưởng trên bình diện quốc tế và giám sát các thủ tục liên quan đến giải thưởng. Quỹ không được tham gia vào quá trình lựa chọn người đoạt giải. Tương tự như một công ty đầu tư để tạo ra một nguồn tài chính vững chắc cho các giải thưởng và các hoạt động hành chính. Quỹ Nobel được miễn các loại thuế ở Thụy Điển (từ năm 1946) và tại Hoa Kỳ (từ năm 1953). Từ những năm 1980, đầu tư của Quỹ đã có lợi nhuận nhiều hơn và tính đến 31 tháng 12 năm 2007, tài sản có cua Quỹ trị giá tới 3.628 tỷ kronor Thụy Điển (khoảng 560 triệu USD).

Theo luật định, Quỹ  hội đồng quản trị gồm năm công dân Thụy Điển va Na Uy, với trụ sở đóng tại Stockholm. Chủ tịch Hội đồng quản trị được nhà Vua Thụy Điển bổ nhiệm, bốn thành viên khác do các tổ chức trao giải thưởng bổ nhiệm. Một giám đốc điều hành được lựa chọn trong số các thành viên hội đồng quản trị, được nhà Vua Thụy Điển bổ nhiệm. Kể từ năm 1995, các thành viên của hội đồng quản trị đều được lựa chọn bởi các ủy viên quản trị; Giám đốc điều hành và các Phó Giám đốc được chỉ định bởi Hội đồng quản trị. Quỹ Nobel được tạo thành từ các tổ chức trao giải qua người được ủy thác của các tổ chức trao giải và các kiểm toán viên.

Huy chương Nobel làm bằng 150 gram vàng 18 ca-ra chạm hình Alfred Nobel. Mặt sau của tấm huy chương Nobel Vật lý và Hóa học là hình một phụ nữ để ngực trần. Một số tấm huy chương Nobel đã được chủ nhân mang bán đấu giá. Tấm huy chương Nobel Hòa bình được bán rẻ nhất đó là của Aristide Briand, người Pháp đã có đóng góp lớn trong năm 1926 vào cuộc hoà hợp ngắn ngủi Đức-Pháp. Năm 2008, khá hơn một chút, huy chương Nobel Hoà bình của người Anh William Randal Cremer vinh danh năm 1903, duoc bán với giá 17.000 đô la tại cuộc đấu giá năm 1985.

Từ năm 2014, việc bán huy chương Nobel trở nên phổ biến hơn. Cho tới nay, đã có 8 huy chương được bán. Tấm huy chương Hòa bình của người Bỉ Auguste Beernaert được trao năm 1909 đã đạt tới giá 661 nghìn đô la và huy chương Nobel của Carlos Saavedra Lamas, người Argentina, nhận giải năm 1936, thậm chí đã tìm được người mua với giá 1,16 triệu đô la. Kỷ lục hiện nay là huy chương nobel Y học của James Watson, người Mỹ, được nhận giải năm 1962 cho những phát hiện ra cấu trúc DNA. Ông đã bán tấm huy chương của mình với giá 4,76 triệu đô la Mỹ vào tháng 12/2014.

Những nhà khoa học và tổ chức nhận giải Nobel đáng nhớ trong lịch sử

Marie Curie: là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới 2 lần nhận giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau. Năm 1903, vợ chồng Pierre và Marie Curie cùng chia sẻ giải Nobel Vật lý với nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel vì phát hiện ra hiện tượng phóng xạ tự nhiên, trong khi vợ chồng nhà khoa học Curie được ghi nhận vì nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ do Becquerel phát hiện. Năm 1911, Marie Curie đạt giải Nobel Hóa học với thành tựu khám phá ra 2 nguyên tố mới radium và polonium.

nobel-1-1691743036.jpg

Người phụ nữ đầu tiên và duy nhất thế giới 2 lần đoạt giải Nobel

 Ivan Petrovich Pavlov là Nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc người Nga nhận giải Nobel Y học năm 1904, nhờ công trình nghiên cứu về hệ thống tiêu hóa. Ông tìm hiểu về các chức năng dạ dày của chó bằng cách quan sát loài vật này tiết dịch vị, sau đó phân tích dịch vị và phản xạ của chúng dưới nhiều điều kiện khác nhau. Kết quả cho thấy mỗi khi có thức ăn, dịch vị của chó sẽ tiết ra nhiều hơn. Đây chính là tiền đề để Pavlov đưa ra định luật về phản xạ có điều kiện.

Albert Einstein: Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX giành giải Vật lý vào năm 1921 nhờ khám phá ra hiệu ứng quang điện. Đây là hiện tượng các hạt electron bật ra khỏi miếng kim loại được chiếu sáng. Thông thường, electron quay quanh hạt nhân nguyên tử. Khi “va chạm” với ánh sáng có tần số thích hợp, electron sẽ hấp thụ năng lượng của photon rồi bật ra khỏi nguyên tử kim loại. Phát hiện của ông mở đường cho hàng loạt lĩnh vực như phát thanh, truyền hình và đặt nền móng cho vật lý hiện đại.

 Alexander Fleming: Nhà khoa học Scotland cùng với nhà nghiên cứu bệnh học người Australia Howard Walter Florey và nhà hóa sinh người Anh Ernst Boris Chain đã được trao giải Nobel Y học năm 1945 nhờ khám phá penicilin trong thuốc kháng sinh. Khám phá này đã thay đổi ngành y tế bởi thuốc kháng sinh có thể chữa được nhiều loại bệnh nguy hiểm, cứu sống được đông đảo người bệnh.

Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC),một phần của tổ chức Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, có trụ sở ở Geneve (Thụy Sỹ). Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập năm 1863 với mục tiêu trợ giúp nhân đạo cho người bị ảnh hưởng bởi bạo lực vũ trang, thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh, thiên tai. Tổ chức này được trao giải Nobel Hòa bình vào các năm 1917, 1944 và 1963.

Mẹ Teresa: Bà Agnes Gonxhe Bojaxhiu, còn gọi là Mẹ Teresa Calcutta, là nữ tu Công giáo người Albania, người sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái ở Calcutta (Ấn Độ). Trong 40 năm hoạt động, bà đã chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi và hoàn thành sứ mệnh truyền giáo ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác. Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 và vẫn tiếp tục hoạt động sau đó. Bà qua đời năm 1979 và được Giáo hoàng phong danh hiệu chân phước.

Martin Luther King, là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Mỹ gốc Phi, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ va lịch sử thế giới đương đại, được trao giải Nobel Hoà bình vào năm 1964. Martin Luther King được nhiều người trên hành tinh ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình. Ông da lãnh đạo các phong trào đấu tranh đòi bình đẳng cho người da màu, công nhân trong các nhà máy và nhiều đối tượng khác trong xã hội.

Một trong những trường hợp bị chỉ trích nhiều nhất là giải thưởng Hòa bình trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ vì những nỗ lực nhằm chấm dứt chiến tranh giữaVietnam và Hoa Kỳ vào tháng 01 năm 1973. Những tranh cãi về giải thưởng này đã dẫn đến sự ra đi của nhiều thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy và Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải.Tuy nhiên, khi giải thưởng được công bố, tất cả các bên liên quan đến chiến tranh Việt Nam đều bị kéo vào cuộc chiến ác liệt hơn. Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng, Kissinger không phải là một người kiến tạo hòa bình mà là một người mở rộng cuộc chiến tranh.

Trong lịch sử Giải Nobel, người Việt Nam duy nhất dat giải Nobel Hòa Bình là Ông Lê Đức Thọ. Ông là nhà ngoại giao và cách mạng lỗi lạc trong thế kỷ 20. Ông tên thật là Phan Đình Khải, quê Nam Định. Ông đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Cách mạng tháng Mười và Huân chương Angko cho sự nghiệp lừng lẫy của mình.

Một người châu Á khác xứng đáng đạt giải Nobel Hòa Bình nhưng không được trao là Mahatma Gandhi Ủy ban Nobel Na Uy đã xác nhận Mahatma Gandhi xứng đáng là người được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình trong các năm 1937–1939 và 1947, trước khi người anh hùng dân tộc của Ấn Độ bị ám sát vào ngày 30 tháng 1 năm 1948, Geir Lundestad, thư ký của Ủy ban vào năm 2006 đã xác nhận.

Sự bỏ sót lớn nhất trong vòng 106 năm của lịch sử giải thưởng rõ ràng là việc Mahatma Gandhii không được nhận Giải Nobel có thể làm Ủy ban Nobel hoạt động không có Gandhi là một câu hỏi lớn đặt ra.

Alfred Bernhard Nobel cuoc doi va su nghiep

Alfred Nobel là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khíngười phát minh ra thuốc nổ và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng toàn bộ tài sản của mình nhằm sáng lập ra Giải thưởng NobelNguyên tố hóa học Nobelium cũng được đặt theo tên của ông.

Alfred Nobel sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại Stockholm,  là con trai thứ 3 của nhà khoa học Immanuel Nobel (1801-1872) và Karolina Andriette Nobel (1805–1889). 2 vợ chồng ông bà có 8 người con, nhưng chỉ có Alfred Nobel và 2 người anh là Robert Nobel, Ludvig Nobel, và người em Emil Oskar Nobel là sống qua thời thơ ấu. Theo dòng họ nội, ông là hậu duệ của nhà khoa học danh tiếng Olaus Rudbeck (1630–1702).

Từ bé, sức khoẻ của Alfred Nobel không được tốt Sau sinh vài năm, cha của Alfred phail  đến Saint Petersburg ( Nga) để chế tạo thủy lôiđịa lôi và vũ khí cho quân đội Nga. Sau 5 năm xa cách, năm 1842, cả nhà Nobel chuyển đến Saint Petersburg, nơi Immanuel Nobel đang làm việc.

Alfred Nobel đặc biệt thích học văn học, nhưng bố ông lại muốn ông theo ngành  khoa học. Nghe lời bố, Alfred Nobel bắt đầu nghiên cứu cùng cha và các anh về thuốc súng và thủy lôi, địa lôi. Ít người biết rằng Alfred Nobel cũng là một nhà soạn kịch, Vo Nemesis, một bi kịch 4 hồi về Beatrice Cenci đã được in khi ông hấp hối, và toàn bộ số sách trừ 3 bản lưu bị đốt ngay sau khi ông chết (1896),. Cuốn xuất bản lần đầu tiên còn lại được tái bản tại Thuỵ Điển vào năm 2003 bằng tiếng Thụy Điển và Quốc tế ngữ.

Năm 1853, chiến tranh Krym nổ ra, nước Nga phải đối đầu với liên quân Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ; Xưởng máy nhà Nobel ngày càng bận rộn. Tuy nhiên, khi Nga bại trận, nhà máy của gia đinh Nobel bị phá sản, họ lại phải trở về Thụy Điển.

Khi trở lại Thuỵ Điển, Alfred vẫn tiếp tục nghiên cứu về Nitroglycerin, một loại chất nổ phân giải ở 50-70 °C và phát nổ rất mạnh ở nhiệt độ 218 °C. Dù rất nguy hiểm, song Alfred vẫn miệt mài nghiên cứu đã tìm ra nguyên lý của thuốc nổ, sau đó ông thành lập một công ty sản xuất, làm ăn phát đạt hơn; không những thế, nhà máy còn phải sản xuất cấp tốc để giao hàng cho kịp. Do chủ quan về tính năng an toàn, ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy của Alfred phát nổ, làm 5 người thiệt mạng, trong đó có cả Emil  người em trai của Alfred. Sau tai nạn này, thuốc nổ hầu như bị mọi người bác bỏ, nhưng Alfred Nobel quyết không từ bỏ ý định chế tạo thuốc nổ của mình.

Thuốc nổ Dynamit là phát minh nổi bật nhất trong số hơn 350 bằng phát minh của ông. Alfred nhận thấy, khi Nitroglycerin kết hợp với một chất hấp thu trơ như đất mùn nó trở nên an toàn và dễ sử dụng hơn. Nhờ công trình này, ông được trao bằng sáng chế hỗn hợp vào năm 1867 với cái tên Dynamit.

Tiếp theo, ông đã kết hợp Nitroglycerin với chất Collodion và có được một chất trong như thạch với sức công phá mạnh hơn Dynamite.do la Gelignite, được cấp bằng sáng chế vào năm 1876, và tiếp theo đó là hàng loạt hỗn hợp tương tự khác thêm Kali nitrat, bột gỗ và nhiều chất khác.

Ít năm sau, Alfred Nobel lại tạo ra Ballistite, một trong những loại thuốc súng Nitroglycerin, có chứa phần bông thuốc và Nitroglycerin tương đương nhau. Thuốc súng này là tiền thân của cordite, và tuyên bố bằng sáng chế về loại thuốc súng này minh chứng hùng hồn cho sự tranh cãi kéo dài. Đỉnh điểm của việc chế tạo loại thuốc nổ này là thuốc nổ mạnh và không có khói.

Từ việc chế tạo Dynamite và các loại thuốc nổ khác cũng như công việc khai thác dầu mỏ ở Baku, Alfred co được một gia sản rất to lớn, tạo nguồn vốn to lớn cho quỹ Nobel sau này. Hy vọng những nội dung tổng hợp trong sẽ góp phần cung cấp cho bạn đọc một số thông tin có ích về cuộc đời nghiên cứu đầy ấn tượng của Alfred Nobel và giải thưởng Nobel do ông sáng lập.

 

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "Giải thưởng khoa học quốc tế Nobel – Những thông tin ít người biết đến" tại chuyên mục TS. Lê Thành Ý. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309