Ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng - nét nổi bật của kinh tế vĩ mô Việt Nam những tháng đầu năm 2023

03/07/2023 15:19

Ngày 15/6/2023, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 225/TB-VPCP thông báo về những nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay. Theo đó, cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân để tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại văn bản này, Thường trực Chính phủ đã thống nhất vào cuộc với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; các Bộ, Ban ngành địa phương đã nỗ lực, quyết tâm cao trong tổ chức triển khai thực hiện; nhờ đó, kinh tế-xã hội cả nước đạt kết quả tích cực, nền tảng ổn định vĩ mô tiếp tục được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn được bảo đảm.

Trong cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 6 năm 2023, Ngân hàng Thế giới đã có chuyên đề phấn tích những diễn biến kinh tế Việt Nam gần đây. Bài viết tổng hợp những nét nổi bật để trao đổi cùng bạn đọc.

d99815842193f1cda882-1688372243.jpg

 Trung tâm Kinh doanh Quốc tế tại Moskva (Nga).                            Ảnh: Bloomber

 1.Về những diễn biến kinh tế vĩ mô Việt Nam qua góc nhìn của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức quốc tế gồm 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập gồm: (i) Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA); (ii) Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD); (iii) Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC); (iv) Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); và (v) Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID). Mỗi tổ chức đều có vai trò riêng trong cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển. Phân tích điểm mới của kinh tế Việt Nam tháng 6 năm 2013 W.B nhận thấy:

Sản xuất công nghiệp tiếp tục suy giảm với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) từ mức 0,5% trong tháng 4 năm 2023 xuống chỉ tăng 0,1% vào tháng 5 năm 2023. Mức tăng  IIP suy giảm là do sản xuất bị thu hẹp trên diện rộng trong các ngành hàng may mặc, giày dép, gỗ, giấy, điện tử, máy móc, xe có động cơ và trang trí nội thất. Thực trạng này cũng phản ánh tình trạng xuất khẩu tiếp tục suy giảm mạnh do nhu cầu toàn cầu yếu đi yếu. Đáng quan ngại là chỉ số sức khỏe của nền kinh tế (PMI) vẫn nằm trong vùng thu hẹp (dưới mức 50) trong tháng thứ ba liên tiếp, từ 46,7 trong tháng 4 giảm xuống còn 45,3.

Về hoạt động thương mại có sự hồi phục đáng kể vơi dà tăng trưởng doanh thu bán lẻ mạnh lên, tương đương so với thời kỳ trước Covid-19. Doanh thu bán lẻ, tiếp tục gia tăng ở mức 11,5% trong tháng 5, tương đương với tốc độ tăng trưởng của 2 tháng trước đó. Trong hoạt động thương mại, doanh thu bán hàng được cải thiện, đã từ mức 9,7% của tháng 4 tăng lên 10,9% vào tháng 5, mặc dù tăng trưởng doanh thu dịch vụ có giảm (từ 19,2%xuống còn 7,6%). Sự suy giảm doanh thu này chủ yếu là do sự phát triển chậm lại của dịch vụ du lịch. kể từ tháng 1/2023 ngành du lịch đã có trên 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 11,6% so với cùng kỳ của  5 tháng năm 2022.

Trong quan hệ quốc tế, đáng quan tâm là cán cân thương mại hàng hóa cả nước vẫn nằm trong vùng suy giảm. Mặc dù xuất khẩu hàng hóa đã tăng 4,3% trong tháng 5 so với tháng 4, nhưng vẫn thấp hơn 6% so với năm trước. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất xuất khẩu chính đều bị thu hẹp trong tháng 5. Xuất khẩu hàng may mặc và giày dép là những ngành sản xuất thâm dụng lao động đã lần lượt giảm 16,7% và 5,4%, trong khi xuất khẩu máy tính, máy móc và điện thoại thông minh là những ngành sản xuất công nghệ chủ chốt cũng  lần lượt giảm ở mức 4%, 6,4% và 5,2% so với cùng kỳ của năm 2022.

Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu giảm 18,4% trong tháng 5, so với mức giảm 23,1%  của tháng 4,  điều này cũng phản ánh nhu cầu đầu vào nước ngoài của cảc doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước suy giảm; làm cho nhập khẩu nguyên liệu dệt may cũng giảm tới-37,5%, điện tử, linh kiện máy tính 10% máy móc 17,3%, và điện thoại thông minh lên tới 56%. Sụt giảm liên tục các yếu tố đầu vào nhập khẩu cho thấy, khu vực doanh nghiệp xuất khẩu trong nước sẽ còn suy giảm trong những tháng tới.

Do những bất ổn toàn cầu tiếp tục tác động đến niềm tin của nhà đầu tư, dòng vốn FDI những tháng gần đây có chiều hướng chậm lại. Cam kết FDI vào tháng 5 giảm xuống còn 1,98 tỷ USD, giảm tới 42,3% so với tháng 4. Cam kết FDI lũy kế 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 10,9 tỷ USD, thấp hơn 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực chế biến chế tạo vẫn là khu vực cam kết FDI chủ yếu. Vốn FDI giải ngân chỉ đạt 1,8 tỷ đô la Mỹ vào tháng 5 năm 2023, chỉ tương đương với mức của cùng kỳ năm trước. Trong khi, vốn FDI giải ngân lũy kế từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023 tương đương với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 7,65 tỷ USD đã ảnh hưởng đến khu vực xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm tốc cho thấy, nhu cầu tín dụng ngày càng yếu đi. Nhằm hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cắt giảm lãi suất điều hành nhiều lần từ tháng 3 năm 2023. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm đã giảm với trần lãi suất huy động ngắn hạn giảm tới 50 điểm cơ bản và cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cũng giảm theo các điều chỉnh lãi suất điều hành. Tuy vậy, tăng trưởng tín dụng vẫn giảm từ 9,2% tháng 4 xuống 9,0%trong tháng 5, là mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Điều này đã phản ánh nhu cầu tín dụng yếu đi do hoạt động sản xuất và xuất khẩu tiếp tục suy giảm cùng với nhu cầu vốn giảm từ thị trường bất động sản và chứng khoán. Tăng trưởng yếu đi cùng với vốn bình quân thấp của các công ty mới thành lậplà nguyên nhân khiến nhu cầu tín dụng yếu đi. Mặt khác, dòng vốn FDI chậm lại khi những bất ổn toàn cầu tác động đến niềm tin của nhà đầu tư.

Cùng với những bất định của thị trường tài chính ngân hàng, chi tiêu công và cán cân thanh toán khiến cân đối ngân sách tháng 5 đã thâm hụt lớn. Số liệu thống kê ghi nhận,mức thâm hụt lên tới 2 tỷ USD trong tháng 5 năm 2023. Thu ngân sách giảm 35,8% trong tháng 5, đã tăng cao so với mức giảm 24,7% của tháng 4, phản ánh tác động của khoản thu cao từ các nguồn liên quan đến đất đai, bất động sản và thu thuế GTGT vào cùng thời điểm khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Chi tiêu công tăng 27,8% vào tháng 5 là mức cao so với mức tăng 13,8% ghi nhận được trong tháng 4. Chính phủ đã hoàn thành 47,5% kế hoạch thu ngân sách hàng năm và 31,5% kế hoạch chi ngân sách, dẫn đến có thặng dư ngân sách khoảng 3,5 tỷ USD trong giai đoạn này. Lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ tháng 1đến tháng 5/2023 đạt 22,2% so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 707,4 nghìn tỷ đồng cho năm tài chính 2023, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Đến hết tháng 5/2023, Kho bạc Nhà nước đã phát hành khoảng 163 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, chiếm 25,3% tổng kế hoạch vay dự kiến cho năm 2023. Khoảng 90% trái phiếu phát hành có kỳ hạn dài từ 10 đến 15 năm.

2. Ghi nhận rút ra và việc cần làm

Nghiên cứu thực trạng kinh tế vĩ mô Việt nam, các nhà phân tích đã rút ra những vấn đề bổ ích trong bối cảnh toàn cầu bất ổn. Trên cơ sở này, đã có những khuyến nghị cần thiết, theo đó còn nhiều vấn đề cần tiếp tục theo dõi để có thể hoàn thiện.

Trước xu thế nhu cầu bên ngoài tiếp tục suy yếu và những bất ổn toàn cầu đang tác động bất lợi đến nền kinh tế, dẫn đến xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp, và sản xuất công nghiệp chậm lại. Trong khi tiêu dùng trong nước đang là bệ đỡ, tiếp tục gia tăng vững vàng và có thể so được với mức tăng trước đại dịch, chiến lược tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn có thể dựa vào nhu cầu trong nước để xây dựng định hướng phát triểnvà những chỉ tiêu phát triển cụ thể trong từng giai đoạn.

Về các chỉ tiêu cân đối vĩ mô, Tài chính tín dụng là những yếu cầu cốt lõi trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng đang có xu hướng tiếp tục chậm lại, phản ánh nhu cầu suy giảm. Trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn, nhu cầu bên ngoài có thể còn suy yếu, nếu chậm trễ không giải quyết kịp thời nhu cầu tín dụng cho sản xuất kinh doanh của doang nghiệp và người lao động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn và dài hạn.

Sự khác biệt trong xu hướng điều hành chính sách tiền tệ của  các nước khác nhau có thể tạo áp lực lên dòng vốn và tỷ giá. Trong thực tiễn, khi lạm phát có dấu hiệu giảm dần, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nới lỏng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ vẫn cần theo dõi chặt chẽ hơn.

 Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ,bao gồm cả nguồn vốn trong các Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ tổng cầu và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Đồng thời, ưu tiên đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực sẽ giúp thúc đẩy phát triển bền vững lâu dài.

Khi hoạt động xuất khẩu chế biến, chế tạo chậm lại và việc làm trong cáclĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng, điều quan trọng là phải nhanh chóng xác định và hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng thông qua hệ thống bảo trợ xã hội. Hợp lý hóa các thủ tục hành chính và loại bỏ các rào cản pháp lý sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và đầu tư cần thiết cho tăng trưởng kinh tế./.

TS. Lê Thành Ý