Niềm tin của Eurocham phản ánh môi trường kinh doanh tại Việt Nam

20/07/2023 14:18

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) với hơn 1.300 thành viên là tiếng nói đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam. Eurocham, bao gồm các công ty thuộc nhiều lĩnh vực, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty đa quốc gia, có mạng lưới đối tác rộng lớn tại Việt Nam và Châu Âu.

EuroCham là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp thành viên hiện sử dụng hơn 150.000 lao động trong cả nước. Đây là tổ chức đối tác của 9 hiệp hội doanh nghiệp trực thuộc, bao gồm Hiệp hội Doanh nghiệp Bỉ-Luxembourg, Hiệp hội Doanh nghiệp Trung và Đông Âu, Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Bồ Đào Nha - Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp, Hiệp hội Doanh nghiệp này đóng vai trò cầu nối cho các công ty Châu Âu quan tâm đến thị trường Việt Nam và các công ty Việt Nam đang cân nhắc việc mở rộng thị trường sang Châu Âu, giúp cùng khai thác tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Báo cáo tổng quan về chỉ số niềm tin kinh doanh những vấn đề nổi bật

Ngày 10 tháng 7 năm 2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, EuroCham Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát chỉ số niềm tin Kinh doanh (BCI) quý 2 năm 2023. Cuộc khảo sát này do Decision Lab thực hiện. Kết quả cho thấy, chỉ số niềm tin của doanh nghiệp đối với thị trường Việt Nam giảm nhẹ (4,5 điểm), với số điểm 43,5, phản ánh bối cảnh thị trường và môi trương kinh doanh cần được cải thiện.

eurocham-1-1689837406.jpg

Hình 1 Chỉ số niềm tin kinh doanh của Eurocham giai đoạn 2011 đên quý 2 năm 2023

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ số niềm tin của doanh nghiệp Châu Âu đối với thị trường Việt Nam đang giảm nhẹ với số điểm chỉ đạt 43,5, phản ánh bối cảnh môi trường kimh doanh đang bị giảm sút. Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (CPI) của doanh nghiêp trong các quý từ năm 2011 đến quý 2 năm 2023 được thể hiện trong biểu đồ 1.

Chỉ số BCI thực hiện hàng quý được xem là thước đo hàng đầu để đánh giá góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu về thị trường Việt Nam. Bằng cách thu thập và phản hồi từ mạng lưới gồm 1.300 thành viên của EuroCham Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đã cung cấp những đánh giá sâu sắc về bối cảnh kinh doanh hiện tại và đưa ra cách nhìn tổng quan về những kỳ vọng trong tương lai của Việt Nam

Tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán sự ổn định hoặc cải thiện kinh tế tăng 2%, với số doanh nghiệp tham gia lên gần một phần ba (tăng từ 28% lên 30%). Chỉ số BCI còn cho thấy, bối cảnh đầy thách thức với số lượt người phản hồi bi quan về tình hình kinh doanh tăng 10%. Sự thận trọng ngày một gia tăng, phản ánh rõ ở tâm lý bi quan tăng thêm 6% trong quý sắp tới.

Báo cáo khảo sát cũng chỉ ra những tín hiệu khích lệ trong bối cảnh còn nhiều tách thức. Số  nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh doanh trong Quý 3 năm 2023 đã tăng 9% so với Quý 2 năm 2023. Tuy nhiên, số đông lại đang thận trọng đánh giá toàn cảnh, tập trung vào tối ưu hóa doanh thu và đơn hàng, với mức tăng nhẹ 4%; số công ty dự đoán khoản đầu tư trong quý tới tăng thêm 7%. Dù vậy, việc lập kế hoạch cho lực lượng lao động vẫn ổn định, phản ánh cam kết duy trì sự ổn định trong bối cảnh hiện tại.

Báo cáo kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán sự ổn định hoặc cải thiện kinh tế đã tăng 2% (từ 28% lên 30%). Chỉ số BCI còn cho thấy một bối cảnh đầy thách thức, số lượt phản hồi bi quan liên quan đến tình hình kinh doanh tăng tới 10%. Sự thận trọng ngày càng phản ánh rõ hơn qua tâm lý bi quan tăng 6% trong quý sắp tới.

Báo cáo khảo sát cũng chỉ ra những tín hiệu khích lệ trong bối cảnh còn nhiều thách thức. Số lượng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh doanh trong Quý 3 năm 2023 tăng 9% so với Quý 2 năm 2023. Tuy nhiên, số đông doanh nghiệp đang thận trọng đánh giá toàn cảnh, tập trung vào tối ưu hóa doanh thu và đơn hàng với mức tăng nhẹ 4% số công ty dự đoán sự sụt giảm trong hai lĩnh vực này. Ngoài ra, số công ty có kế hoạch quản lý chặt chẽ những khoản đầu tư trong quý tới đã tăng thêm 7%. Dù vậy, kế hoạch cho lực lượng lao động vẫn cần giữ ổn định, với cam kết duy trì sự ổn định trong bối cảnh hiện nay.

Với sự thận trọng trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, những doanh nghiệp tham gia khảo sát đã nhấn mạnh cải cách quy định và sự sẵn có lực lượng lao động lành nghề. Đây là động lực tăng trưởng then chốt cho các công ty sản xuất kinh doanh. Cải cách được xem là yếu tố hàng đầu góp phần vào tăng trưởng là lĩnh vực dịch vụ, trong khi đó, sự sẵn có của lực lượng lao động lành nghề lại là vấn đề cần được ưu tiên trong các lĩnh vực sản xuất.

Động lực tăng trưởng: Cải cách quy định và lao động lành nghề để tăng trưởng

Tồn tại nổi bật đối với doanh nghiệp nước ngoài là vấn đề thị thực và giấy phép lao động. Đảm bảo thị thực và giấy phép lao động cho lao động nước ngoài luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp. Với trên 80% doanh nghiệp khảo sát gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau, đặc biệt thời gian xử lý kéo dài đã trở thành vấn đề cấp bách. Ngoài ra, gần một nửa số công ty được khảo sát, đang gặp khó khăn về quy trình giải trình cho việc thuê lao động nước ngoài. Những trở ngại này đã ảnh hưởng tới việc chuyển giao kiến thức cho nhân sự Việt Nam và ảnh hưởng đến 3/4 số công ty được khảo sát.

Trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tình trạng thiếu điện đã ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp. Mặc dù tình hình đã dần ổn định nhờ những cơn mưa lớn, khoảng 60% số người tham gia khảo sát đã chịu ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt điện đối với hoạt động kinh doanh. Thiếu hụt điện làm năng suất hoạt động và năng suất lao động giảm, sản xuất và dịch vụ bị gián đoạn. Theo các nhà phân tích, đảm bảo các giải pháp dài hạn đề ổn định nguồn cung điện vẫn là ưu tiên hàng đầu để duy trì hiệu quả kinh doanh và khả năng phục hồi kinh tế tổng thể.

Từ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về sự phát triển cơ sở hạ tầng 53% cho rằng cơ sở hạ tầng hiện tại "không tương xứng" hoặc "tụt hậu". Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề này, đặc biệt là tập trung đẩy nhanh các dự án hạ tầng trọng điểm như lĩnh vực đường cao tốc.

Mặc dù còn nhiều thách thức, song Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với 48% số người tham gia khảo sát kỳ vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hy vọng FDI vào Việt Nam sẽ tăng trong những quý tới. Tuy nhiên, tới 40% số doanh nghiệp bày tỏ không có kế hoạch tăng FDI. Dù vậy, Việt Nam vẫn củng cố vị trí là một trong năm điểm đến đầu tư hàng đầu của hơn 1/3 số doanh nghiệp.

Rào cản đối với các doanh nghiệp qua khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh

Các doanh nghiệp được khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài chính để nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Báo cáo khảo sát nhấn mạnh các quy định không rõ ràng (53%) và thủ tục hành chính rườm rà (50%) là những rào cản pháp lý chính hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

eurocham-2-1689837406.jpg

                Việt Nam được đánh giá có nhiều dư địa để phát triển (Ảnh: Shutter Stock)

Thời gian gần đây, các dự định và thực tế về việc chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đã giảm đi, với 81% số công ty chưa dịch chuyển bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Trong số đó, chỉ có 3% doanh nghiệp đang xem xét việc dịch chuyển, và 2% đã chủ động lên kế hoạch cho việc dịch chuyển.

Thuế tối thiểu toàn cầu và Bảo vệ dữ liệu cá nhân là mối quan ngại của nhiều doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, 40% số người tham gia lo ngại về việc triển khai Thuế tối thiểu toàn cầu. Tương tự, khoảng 42% doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ về Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam. Điều này cũng cho thấy, cần phải đào tạo và hướng dẫn thêm.

Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM)đang còn cản trở. 27% số người tham gia khảo sát có kiến thức về Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM),;43% nhận thấy CBAM có liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ. Những mối quan tâm hàng đầu liên quan tới CBAM là các yêu cầu tuân thủ, thủ tục hành chính và sự thích ứng cần thiết của các quy trình kinh doanh.

Từ những khía cạnh nêu ra, lợi ích và thách thức của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam -Liên minh Châu Âu (EVFTA) là vấn đề được cộng đồng donh nghiệp rất quan tâm, kết quả khảo sát cho thấy, hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA. Trong số đó, 35% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thu được lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức trong việc tận dụng tối đa các thỏa thuận của Hiệp định, với các thủ tục hành chính và việc hiểu biết không đầy đủ về Hiệp định này vẫn là những rào cản chính đối với việc phát huy tối đa các lợi ích từ Hiệp định.

Chỉ số Môi trường Kinh doanh Q2 năm 2023 theo góc nhìn nghiên cứu và quản lý

Phân tích về chỉ số BCI, Chủ tịch EuroCham, Gabor Fluit cho rằng"Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu, đang phải chịu tác động lớn bởi tình hình khó khăn toàn cầu. Sự sụt giảm về xuất khẩu và các đơn hàng đã tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp  và các doanh nghiệp châu Âu. Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI)Q2/2023 cho thấy rõ viễn cảnh ảm đạm hiện nay.”

Để giải quyết những khó khăn, thách thức; Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện các giải pháp thiết thực, bằng cách đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, Eurocham đánh giá cao những nỗ lực này và tin rằng điều đó sẽ mang lại sự thúc đẩy đáng kể cho nền kinh tế trong dài hạn.

Từ góc nhìn sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thành viên của Eurocham đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các vấn đề được nêu ra, đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ để tìm  giải pháp hiệu quả, thông qua hành động nhanh chóng và toàn diện.Vấn đề là  không chỉ có thu hút đầu tư nước ngoài mà còn cần đảm bảo một nền kinh tế vững mạnh và có khả năng vượt qua trở ngại trong tương lai. Chủ tịch Eurocham thời gian là một vấn đề quan trọng, phải hành động nhanh chóng và quyết liệt để đảm bảo cho một tương lai thịnh vượng cho Việt Nam, và Eurocham luôn sẵn sàng hỗ trợ thông qua đối thoại và tham vấn chính sách

eurocham-3-1689837406.jpg

Lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác mới giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Eurocham

Từ góc nhìn ghiên cứu,Giám đốc điều hành Decision Lab Thue Quist Thomasen đã gợi ra "Trong báo cáo BCI, đội ngũ Decision Lab nhận thấy, chúng ta đang trong một bước ngoặt quan trọng, khi các công ty áp dụng cách tiếp cận thận trọng để đánh giá hướng đi của nền kinh tế. Báo cáo BCI gần đây nhất cho thấy sự lạc quan đã giảm so với quý trước. "

Trong giai đoạn đầy thử thách này, kết quả khảo sát đã chỉ ra, lĩnh vực dịch vụ có nhiều khả năng phục hồi, trong khi lĩnh vực sản xuất vẫn tồn tại nhiều thách thức. Điều quan trọng là phải giải quyết những hạn chế về quy định và cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp đã bày tỏ việc giảm bớt khó khăn hành chính và nâng cao trình độ của lực lượng lao động. Đây là những điều then cốt cho tăng trưởng. Một lực lượng lao động chất lượng cao là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp duy trì sự tự tin vào chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế./.

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "Niềm tin của Eurocham phản ánh môi trường kinh doanh tại Việt Nam" tại chuyên mục TS. Lê Thành Ý. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309