Báo chí đa phương tiện xu thế phát triển toàn cầu và Việt Nam

08/02/2022 10:27

Với phương châm”Đoàn kết-Kỷ cương-Đổi mới-Sáng tạo” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam đã diễn ra từ ngày 29 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Tại Đại hội, nhiều tham luận đã được trình bày nhằm làm rõ những đánh giá, tổng kết hoạt động báo chí và công tác của Hội trong nhiệm kỳ qua. Trong những tham luận trình bày, nhiều đại biểu tham dự đã làm nổi bật vai trò của báo chí hội tụ và truyền thông đa phương tiện trong xu thế phát triển của tiến bộ khoa học khoa học công nghệ thế giới. Với mong muốn rộng đường trao đổi, tòa soạn giới thiệu bài viết tổng hợp của TS Lê Thành Ý đến cùng bạn đọc.

Cách mạng khoa học công nghệ với hoạt động báo chí đa phương tiện

Nhìn lại lịch sử phát triển loài người có thể thấy, báo chí truyền thông ra đời luôn gắn với sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN). KH&CN không chỉ tác động đến những thông điệp truyền đi, cách tiếp cận và chuyển tải đến công chúng mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng thông tin. Cách mạng công nghệ 4.0 đã làm chuyển biến hệ sinh thái truyền thông, đưa nó từ thời đại công nghiệp sang hệ sinh thái của thời đại văn minh trí tuệ. Công nghệ hiện đại mở ra nhiều thời cơ, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với những người làm báo.

cong-nghe-11064520062021-1644290611.jpg
Báo chí đa phương tiện xu thế phát triển toàn cầu và Việt Nam
 
 

Nhà triết học người Anh F.Bacon từng chia sẻ “Tri thức là sức mạnh; ai làm chủ được thông tin, người đó sẽ làm chủ thế giới”, Học giả Daniel Dell, trong tác phẩm Sự ra đời của xã hội hậu công nghiệp (The Coming of Post Industrial Society) cho rằng “ Xã hội công nghiệp dựa trên nền sản xuất được cơ khí hóa, còn xã hội hậu công nghiệp-gọi là xã hội thông tin- lại dựa vào trí tuệ. Nếu như tư bản và lao động là đặc trưng cốt lõi của xã hội công nghiệp, thì thông tin và tri thức lại là đặc điểm thay thế chúng trong xã hội hậu công nghiệp,”.

Từ quan điểm trên, bên cạnh nguồn nhân lực, nguyên liệu, kỹ thuật và vốn thì thông tin đã trở thành nhân tố quan trọng thứ năm của nền kinh tế. Số lượng và tốc độ truyền tải thông tin biểu hiện sức mạnh của một quốc gia và sự phát triển xã hội, thông tin cũng đã trở thành xu hướng thời đại. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh và được sử dụng để thay thế lao động con người, giúp người làm báo có điều kiện thuận lợi để mang lại cho độc giả những trải nghiệm mới đầy thú vị.

Nhìn tổng thể, báo chí luôn gắn với sự phát triển của công nghệ. Có thể nói, công nghệ là yếu tố chủ chốt, có vai trò rất quan trong trong sản xuất tin tức, giúp cho việc đưa tin nhanh khi có sự kiện xảy ra. Theo đó, AI có thể làm nhiều việc, thay thế nhiều công đoạn trong hoạt động tác nghiệp của các nhà báo.Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, truyền thông đa phương tiện và truyền thông xã hội là những vấn đề nổi bật. Cùng với thông tin, sự bùng nổ của công nghệ đang làm thay đỏi căn bản hoạt động để cho ra đời những loại hình báo chí với nhiều ranh giới đã bị xóa nhòa. Các loại hình báo chí ngày nay đều có thể hội tụ trong một tòa soạn, thâm chí là trong một tác phẩm đơn nhất, đó chính là báo chí đa phương tiện.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong thích ứng với hệ sinh thái tin tức hội tụ. Theo đó, báo chí là lực lượng đặc biệt,bởi sự kết nối, tạo nên sức mạnh mới của giá trị nhân văn. Thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng rộng lớn đến công chúng, tạo dư luận xã hội và do vậy, làm báo không chỉ là nghề đơn thuần mà là một sứ mệnh, đòi hỏi nhà báo phải hành động vì lợi ích của đại bộ phận người lao động và hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ đích thực.Trong thời đại kỹ thuật số mở rộng, người làm báo càng cần phải nêu cao đạo đức hành nghề để thực thi nhiệm vụ chuyển tải thông tin trung thực. Từ đây, họ cần được trang bị những kiến thức nền tảng để có thể nhận diện thấu đáo vấn đề và chuyển tải thông tin một cách nhân văn đến công chúng.

Báo chí đa phương tiện được xác định là việc sản xuất, phân phối thông tin thông qua nhiều nền tảng truyền thông. Trong trường hợp này, nhà báo đa phương tiện tạo ra những định dạng nội dung tin tức khác nhau. Có thể hiểu. báo chí đa phương tiện là việc hội tụ, tích hợp, đa dạng hóa loại hình sản phẩm truyền thông trong một tòa soạn. Nó có khả năng đồng thời chuyển tải dữ liệu bằng đa ngôn ngữ và tương tác nhiều chiều. Tuy nhiên, báo chí đa phương tiện không đơn thuần là việc tòa soạn có đủ các hình thưc báo chí, mà điều quan trọng để trở thành tòa soạn đa phương tiện là từ tổ chức bộ máy đến từng cán bộ, phóng viên và người làm báo đều phảỉ thực sự có khả năng làm việc “đa phương tiện”.

Từ góc nhìn quản lý, Cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) Lưu Đình Phúc cho rằng, báo chí đa phương tiện là một tòa soạn gồm nhiều loại hình báo chí và nhấn mạnh “...thực hiện tòa soạn hội tụ với nhiều phương tiện ứng dụng công nghệ mới so với làm báo truyền thống. Mô hình tòa soạn thay đổi, hội tụ về công nghệ, về thông tin và thông tin nhanh có sự tương tác, đòi hỏi không chỉ thay đổi về mô hình cơ cấu tổ chức, nhân sự mà chất lượng của phóng viên phải được nâng cao để đáp ứng những đòi hỏi của mô hình làm báo hiện đại”.

Nhiều tòa soạn báo chí trên thế giới từng được hình thành với mô hình tòa soạn riêng, phóng viên chủ yếu phục vụ cho một loại hình báo chí. Thực thực tế này khiến nhiều tòa soạn chưa phát huy hết sức mạnh tông hợp của nguồn nhân lực cũng như ưu thế công nghệ đa phương tiện. Để phát huy tối đa sức mạnh của nguồn nhân lực và ưu thế công nghệ, đầu thế kỷ XXI, nhiều tòa soạn đã chuyển sang xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ. Sự hội tụ của các tòa soạn đã minh chứng mức độ tương tác của các đối tác truyền thông, được thể hiện qua các công đoạn từ thu thập, tổng hợp đến biên tập và xuất bản trong quá trình sản xuất thông tin. Tòa soạn hội tụ được hiểu là một mô hình hiện đại với sự hợp nhất của các phòng, ban chuyên môn. Phóng viên, người biên tập viên cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không gian mở, lấy sản xuất và phân phối tin tức đa phương tiện làm hạt nhân để đưa ra những quyết định nhanh nhất và thống nhất về nội dung. Trong tòa soạn, những người làm báo được phân công họạt dộng theo các loại hình truyền thông khác nhau, nhưng cùng hợp nhất địa điểm làm việc trong một văn phòng, Cách làm này đã phá vỡ những rào cản giữa báo chí in với truyền hình, phát thanh và báo mạng, tạo ra hệ thống giao tiếp mở, có thể thu thập và xử lý thông tin tại chỗ qua các phương tiện truyền thông khác nhau.

Với cách sắp xếp hiện nay, các tòa soạn hội tụ buộc phải tích hợp công nghệ và kỹ thuật để sản xuất một sản phẩm thông tin dù là báo in, báo mạng, truyền hình hoặc phát thanh. Kết quả nghiên cứu của Viện Giáo dục Truyền thông Medienhaus Vienna nước Áo đã chỉ ra, mô hình tòa soạn hội tụ đã trở thành chìa khóa cho tiến trình thay đổi phương tiện thông tin đại chúng. Mô hình tòa soạn hội tụ có xu hướng ngày càng lan rộng trong các cơ quan truyền thông thế giới, ở Viêt Nam xu hướng này cũng mang lại kết quả tích cực ở nhiều địa phương và các cơ quan thử nghiệm trong lĩnh vực truyền thông.

Người ta từng ví nhà báo là người kể chuyện; họ quan sát sự việc để rồi chân thực kể lại những gì họ thấy. Tuy nhiên, với báo chí truyền thống, người làm báo bị giới hạn về phương thức kể lại những gì họ thấy, tùy thuộc vào mô hình của từng cơ quan báo chí. Đối với báo chí đa phương tiện dường như có thể cung cấp gần như vô hạn phương tiện để kể lại một câu chuyện. Qua đó, nhà báo có nhiều lựa chọn để thực hiện chủ đề trên những nền tảng khác nhau từ trang web, đến TV, đài phát thanh, mạng xã hội hoặc trên báo và tạp chí, Để làm được những công việc này, đòi hỏi người làm báo phải có kỹ năng báo cáo và biên tập, họ phải nắm vững và làm chủ được cả kỹ thuật và công nghệ làm báo hiện đại, biết kết hợp ngôn ngữ viết với hình ảnh âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương pháp tương tác khác nhằm tạo ra một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh.

Một yêu cầu không thể thiếu đối với người làm báo đa phương tiện là phải biết làm việc theo nhóm. Mô hình báo chí đa phương tiện và tòa soạn hội tụ đòi hỏi phóng viên, biên tập viên và những người làm báo phải cùng hợp tác để thực hiện một sản phẩm thay vì hoạt động độc lập trong tác nghiệp. Nhà báo phải biết phối hợp để cùng thu thập tin tức đồng thời phảỉ biết chia sẻ thông tin thu thập được để lựa chọn cách chuyển tải thông tin tốt nhất đến công chúng.

Dù dưới hình thức chuyển tải thế nào chăng nữa, đối với các tổ chức báo chí, nội dung thông tin đều cần coi trọng và được đặt lên hàng đầu. Chỉ có thông tin nhanh, chính xác, khách quan, nhân văn, có giá trị, thiết thực và gần gũi với đời sống xã hội mới giúp thu hút và giữ chân được công chúng, Đó cũng là mục tiêu mà cơ quan báo chí cần hướng tới.

Mô hình truyền thông đa phương tiện từ thực tế tỉnh Quảng Ninh và một số cơ qua báo chí chuyên ngành ở nước ta

Nằm trong vùng kinh tế động lực khu vực phía Bắc, Quảng Ninh là tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, cải cách bộ máy và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Trong cải cách bộ máy, từ tháng 01 năm 2019 Trung tâm Truyền thông của tỉnh đã được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thông tin báo chí bao gồm báo Quang Ninh, đài Phát thanh Truyền hình, báo Văn Nghệ Hạ Long, cổng Thông tin Điện tử tổng hợp trực thuộc UBND tỉnh. Theo Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Mai Vũ Tuấn, việc hợp nhất ở Quảng Ninh không phải là vấn đề cơ học mà nhằm tổng hợp sức mạnh của các cơ quan báo chí truyền thông trên địa bàn, đó là mô hình mới, cách làm mới để mang lại hiệu quả truyền thông.

Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh được xây dựng theo mô hình hội tụ đa phương tiện, đảm bảo hoạt động thông tin, báo chí phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí thế giới, với chiến lược, quy hoạch báo chí quốc gia và quy hoạch kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, nguồn nhân lực và công tác thông tin báo chí,

Nhà báo Mai Vũ Tuấn còn cho biết, Trung tâm Truyền thông đa phương tiện Quảng Ninh hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, đáp ứng xu thế phát triển KH&CN trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Mô hình truyền thông Quảng Ninh tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ các loại hình báo chí trong một cơ chế thống nhất để tạo nên sức mạnh thông tin. Ông cho rằng, đây là một bước cụ thể hóa quan điểm của Nghị quyết số 19 BCH TW Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và tăng cường khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiêm vụ, tổ chức bộ máy.,.nhân sự và tài chính’. Mô hình truyền thông đa phương tiện là mô hình phổ biến của các cơ quan truyền thông thế giới ngày nay.

Do các cơ quan trước lúc hợp nhất đều là những tổ chức truyền thông có chức năng và nhiệm vụ tương đồng, nên sau khi hợp nhất, các sản phẩm do Trung tâm thực hiện đều có sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau để nâng tầm ảnh hưởng và tăng cường hiệu quả thông tin. Với cách làm của Trung tâm, bộ máy hoạt động đã từng bước được tinh gọn, từ 24 đầu mối cấp phòng giảm xuống còn 14. Việc mô hình hóa quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đã định hình rõ những phòng sản xuất chương trình đầu vào, các phòng này sản xuất và cung cấp tin bài, chương trình cho tất cả hạ tầng phát thanh, truyền hình, báo in, báo hình…, quản lý đầu ra là ban biên tập các kênh và một số phòng đảm bảo hoạt động chức năng của cơ quan. Trên cơ sở nhân lực hiện có, việc phân công thực hiện cụ thể, phù hợp nên đã phát huy được năng lực, sở trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển của báo chí hiện đại. Kết quả sau 2 năm hợp nhất cho thấy, mô hình không chỉ giữ được sự ổn định hoạt động của tất cả các kênh sóng, ấn phẩm mà còn có sự phát triển ấn tượng; nguồn nhân lực giảm được 10% nhưng  số lượng và chất lượng tác phẩm báo chí tự sản xuất đều được nâng cao; các chương trình phát sóng, chuyên trang, chuyên mục trên báo in, báo điện tử được sản xuất theo phong cách hiện đại; những tác phẩm báo chí đa phương tiện được công chúng tiếp nhận, đánh giá cao, mang lại hiệu ứng xã hội tốt, tạo nên hiệu quả mới và nâng cao chất lượng của báo chí Quảng Ninh.

Theo các nhà quản lý, đến nay, khoảng 30% số phóng viên thuộc Trung tâm Truyền thông đa phương tiện Quảng Ninh có thể tác nghiệp đa phương tiện, sản xuất đa nền tảng, mang lại niềm tin và gợi mở những khả năng sáng tạo mới. Những tác phẩm báo chí do Trung tâm Truyền thông thực hiện theo phương thức đa phương tiện đang được công chúng đón nhận với niềm tin và hy vọng cùng với hoàn thiện các quy chế và nâng cấp trang thiết bị của Trung tâm.

Trong xu thế toàn cầu, nhiều cơ quan báo chí truyền thông trong nước đã phát triển theo hướng đa phương tiện với nhiều tòa soạn hội tụ. Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân đã phát triển thêm nhiều loại hình báo mạng và truyền hình; không ít báo chí ngành đã mở rộng hình thức báo mạng và sử dụng phổ biến mạng truyền thông đa phương tiện; đặc biệt, Đài tiếng nói Việt Nam đã kết hợp hiệu quả cả 3 hình thức báo nói, báo viết và báo hình trong một cơ quan báo chí.

Tiếng nói Việt Nam (Radio The Voice of Vietnam-VOV-), là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ. VOV chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông với bốn loại hình cơ bản là phát thanhtruyền hìnhbáo in giấy và báo điện tử trực tuyến

Các loại hình truyền thông đa phương tiện của đài bao gồm Phát thanh9 kênh phát sóng (VOV1,2,3,4,5.6; VOV Giao thông (Quốc gia, Hà Nội, Th,p Hồ Chí Minh, Mekong FM và Duyên hải) ; VOV tiếng Anh 24/7 và VOV FM 89 (Sức khoẻ.Môi trường và An toàn thực phẩm).

Về truyền hình có 2 kênh sóng là truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV):và  truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin Truyền thông trực tiếp chuyển qua. Đối với báo chí, có hai thể loại chính là báo điện tử trực tuyến và báo in giấy. Báo báo điện tử VOV là một trong những cơ quan nhà đài trực tuyến, còn VTC gọi là VTC News đước sáp nhập vào VOVtừ năm 2015, Báo viết Tiếng nói Việt Nam là một trong những báo in của VOV, ra số đầu tiên vào năm 1998.

Hoạt động trên phạm vi rộng của cả nước và ở nước ngoài, lãnh đạo và Hội Nhà báo Đài tiếng nói Việt Nam đã quan tâm đầu tư lâu dài để thực hiện hoạt động nghiệp vụ, nhằm hỗ trợ người làm báo làm chủ được kỹ năng, sử dụng kiến thức và công nghệ tiên tiến trong môi trường làm báo đa phương tiện, đa loại hình. Để có lực lượng báo cáo viên chất lượng, Đài đã lập danh sách những nhà báo giàu kinh nghiệm, giỏi nghề và tâm huyết tham gia truyền đạt trong nhiều trao đổi, thảo luận để nâng cao trình độ những người làm báo. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, tổ chức tòa soạn thực hiện theo hình thức lấy độc giả làm trungg tâm; hội tụ là guồng máy, tạo giá trị gia tăng cho tin tức đã làm nổi bật được tính đa phương tiện của báo chí và tăng cường nhận diện thương hiệu VOV thông qua đổi mới cách dẫn chương trình và tương tác của MCđể tạo dấu ấn thương hiệu cho các kênh sóng.

Theo nhiều nhà phân tích, trong sự thay đổi rất nhanh của công nghệ thông tin, cách làm báo truyền thống mang tính định kỳ đã bị phá bỏ. Điều này đồng nghĩa với việc phải tạo dựng thế hệ nhà báo mới, không chỉ nhạy bén với xử lý thông tin mà còn phải am hiểu khoa học và năng động làm chủ công nghệ, luôn tỉnh táo để nhận biết được cái lợi, cái hại của mỗi thông tin. Nhà báo Nguyễn Xuân Hải từ ngành Ngân hàng cho rằng, bên cạnh kỹ năng xử lý văn bản, để làm việc trong các tòa soạn hội tụ, nhà báo hiện đại cần phải biết quay phim, chụp ảnh, thiết kế đồ họa, dựng vidio clip. Muốn vậy, họ cần sử dụng thành thạo thiết bị hỗ trợ, giỏi sử dụng máy tính và các phần mềm chuyên dụng, xử lý ngôn ngữ đa phương tiện để sáng tạo và sản xuất sản phẩm báo chí.Việc chuyển đổi sang mô hình tòa soạn hội tụ hay phát triển sản phẩm báo chí trên nền tảng mới phụ thuộc rất nhiều vào tôn chỉ mục đích, khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhất là năng lực con người. Điều cần làm đó chính là đào tạo, nâng cao kỹ năng làm báo đa phương tiện cho đội ngũ nhà báo, giúp họ có thể bặt kịp với xu thế làm báo trong kỷ nguyên mới.

Thay lời kết luận

Trong bối cảnh truyền thông số và Internet làm môi trường sinh thái của truyền thông truyền thống thay đổi, truyền thông hội tụ đã nổi lên và đang trở thành xu hướng phát triển của báo chí, truyền thông hiện đại; truyền thông đa phương tiện đang là hiện tượng mang tính toàn cầu.

Trong môi trường hội tụ cả về công nghệ và kinh tế, truyền thông đa phương tiện là sự liên kết mang tính chiến lược liên quan đến cách thức hội tụ giữa các phương tiện truyền thông truyền thống và hiện đại. Thông qua ứng dụng kỹ thuật số để hội tụ các quy trình từ sản xuất nội dung đến tiêu thụ, phân phối; nhiều cơ quan báo chí và một số địa phương đã thành công trong sử dụng các loại hình truyền thông khác nhau trong cùng một tòa soạn, tạo nên một hệ thống truyền thông thống nhất có đầy đủ các loại hình truyền thông có thể phối hợp,tương tác lẫn nhau.

Môi trường truyền thông hội tụ đã tạo cho báo chí truyền thông nước ta những khởi dầu hứa hẹn. Hy vọng từ những kinh nghiệm rút ra, Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có giải pháp thiết thực để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động báo chí đa phương tiện ở nước ta./.

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "Báo chí đa phương tiện xu thế phát triển toàn cầu và Việt Nam" tại chuyên mục Khoa học - Kỹ thuật. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309