TS. Lê Thành Ý: Kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 những khởi sắc ấn tượng

21/07/2022 21:18

Trong bối cảnh kinh tế suy giảm sau hơn hai năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tác độngbất lợi từ những xung đột trên thế giới; triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2021-2025 , kinh tế-xã hội đất nước đã có nhiều khởi sắc. Dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường trước đại dịch  Những khởi sắc kinh tế–xã hội đã được Tổng cục Thống kê cập nhật trong những công bố gần đây. Bài viết tổng hợp đôi nét về những khía cạnh này

 

acc1-1658412805.png

Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội

Từ nguồn dữ liệu thống kê có thể nhận thấy: Sản xuất kinh doanh trên đà phục hồi nhanh chóng; nông, lâm thủy sản tăng trưởng tích cực với kim ngạch xuất khẩu gia tăng; Nhờ duy trì và hồi phục sản xuất của nhiều doanh nghiệp, ngành công nghiệp đã tăng trưởng khá, tổngng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt quy mô gần 3.000 tỷ đồng với tốc độ gia tăng11,7%, cao hơn so với cùng kỳ của 5 năm trước đó. Do Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu đi lại và du lịch  tăng cao, giao thông vận tải có sự phục hồi mạnh mẽ. Mở cửa du lịch với nhiều đường bay được khôi phục, khách quốc tế đến đạt 602 nghìn lượt người, cao gấp 6,8 lần cùng kỳ năm 2021; Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.Trong nửa đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với 514,8 nghìn lao động đăng ký, tăng 13,6% về số doanh nghiệp và  6,3% về số lao động. Trong điều kiện khó khăn, vốn đầu tư thực hiện của toàn xã hội vẫn tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) đạt cao. Vốn FDI thực hiện 6 tháng đầu năm đạt  trên 10 tỷ USD là mức cao nhất  so với cùng kỳ trong 5 năm gần đây

Cùng với khởi sắc kinh tế, về mặt xã hội, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đã gia tăng với số lao động có việc làm trong nửa đầu năm  đạt 50,3 triệu, tăng 417 nghìn người

và thu nhập bình quân trên 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 416,9 nghìn đồng.

Những chỉ số cụ thể về phát triển kinh tế xã hội

 Trong báo cáo điểm sáng về tình hình kinh tế -xã hội Quý II và 6 thàng đầu năm 2022, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết:

 (1)Về hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhìn chung, những tháng đầu năm 2022  sản xuất kinh doanh đã phục hồi nhanh. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng so với cùng kỳ tăng mạnh, đạt 6,42% Trong đó, GDP quý II tăng 7,72%, là mức cao nhất  kể từ năm 2011. Kết quả này đã tạo đà tăng trưởng cho những quý tiếp theo của cả năm 2022 (xem  hình 1)

Trong tăng trưởng kinh tế, nông, lâm thủy sản tạo sự ổn dịnh xã hội trước những biến động toàn cầu, có mức  tăng 2,78%,và  đóng góp 5,07% vào mức tăng trưởng GDP của cả nước. Khu vực công nghiệp và xây dựng, nòng cột của tăng trưởng, tăng 7,70%, đóng góp 48,33% vào mức tăng GDP; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực với tốc độ gia tăng 9,66%. Khu vực dịch vụ tăng 6,60%, đóng góp 46,60% vào mức tăng GDP. Một số ngành dịch vụ thị trường đã thể hiện khả năng phục hồi tích cực như bán buôn, bán lẻ tăng 5,82%; vận tải kho bãi tăng 8,13%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng1,19%.

acc2-1658412813.png

 (2) Trong sản xuất nông, lâm thủy sản, Sản xuất cây lâu năm tăng khá, chăn nuôi ổn định, khai thác gỗ ,nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tích cực, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu liên tục  gia tăng. Sản lượng nửa đầu năm 2022 của cây lâu năm tăng mạnh, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi nên người dân tích cực chăm sóc, nâng cao năng suất cây trồng. Theo đó, sản lượng xoài đã tăng 1,3%; cam 15,1%; bưởi 6,2%; vải quả 7,4%; dừa 4,5% và hồ tiêu tăng 3,4%…

Do kiểm soát tốt dịch bệnh và người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao, chăn nuôi lợn và gia cầm đã hồi phục. Cuối tháng 6 năm 2022, đàn lợn tăng 3,8% và gia cầm tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

acc3-1658412819.png

Hoạt động khai thác gỗ  gia tăng chủ yếu là do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu tăng cao‘ Trong 6 tháng đầu năm ,gỗ khai thác đạt 8.488,2 nghìn m3, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước; nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do nguồn cung toàn cầu thấp và nhu cầu thị trường gia tăng trở lại; nông sản trọng điểm như cá tra, tôm đã gia tăng ấn tượng. Sản lượng tôm nuôi nửa đầu năm đạt 448,4 nghìn tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước; cá tra 772,5 nghìn tấn, tăng 11,2%. Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 6 đạt 300,4 triệu USD, tăng 120,8% so với cùng kỳ năm trước; tôm 538,5 triệu USD, tăng 28,1%. Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra đạt 1,46 tỷ USD, tăng 95,4%;và tôm 2,39 tỷ USD, tăng 37,7%.

(3) Về sản xuất công nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh  của doanh nghiệp được duy trì và phục hồi tốt, 6 tháng đầu năm  sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá.  Chỉ số sản xuất (IIP*)nửa đầu năm 2022 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao. Sản xuất trang phục tăng 23,3%;  thiết bị điện tăng 22,2%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; đồ da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có cùng mức  tăng 11,2%. Tốc độ tăng trưởng IIP đầu năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm7 được thể hiện trong bảng 1

Bảng 1 Tốc độ tăng IIP 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước
của một số ngành công nghiệp trọng điểm (%) 

Lĩnh vực công nghiệp

Chỉ số IPP(%)

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và  sản phẩm quang học

11,2

Khai thác quặng kim loại

11,2

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

11,4

Sản xuất da và sản phẩm có liên quan

13,1

Sản xuất thuốc, hoias dược và dược liệu

17,5

Sản xuất thiết bị điện

22,2

Sản xuất trang phục

23,3

Nguồn Tổng cuc Thống kê 2022

3

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa KCN Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). (Ảnh: TTXVN

(4) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm 2022 đạt quy mô 2.717 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng11,7%, cao hơn cùng kỳ trong vòng 5 năm gần đây; tăng 14,4% so với 6 tháng đầu năm 2019 là năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng6 tháng đầu năm giai đoạn 2018-2022 được thể hiện ở bảng 2

Bảng2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ nửa đầu năm trong giai đoạn 2018-2022

Đơn vị  Nghìn tỷ Đ,.%

                           Năm

Danh mục

2018

2019

2020

2021

2022

Tổngmức(nghì tỷ Đ)

2.143,7

2.375,3

2,355,6

2.432,1

2.717,0

Tăngsonămtrước(%)

11,1

10,8

-0,8

3,2

11,7

(*IIP là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng. Chỉ số này được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, còn  gọi là “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”.)

 (5)Do đại dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu đi lại và du lịch tăng cao, vận tải hành khách và hàng hóa trong tháng 6 đã phục hồi mạnh mẽ. Vận chuyển hành khách tháng 6/2022 tăng 80,1% và luân chuyển tăng 125,8% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa tăng 29% về vận chuyển và tăng 36,3% về luân chuyển. Tính chung  nửa đầu năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 6,2% và luân chuyển tăng 15,2%; còn vận chuyển hàng hóa tăng 8,6% và luân chuyển tăng 16%.

(6) Nhờ mở cửa du lịch và nhiều đường bay được khôi phục, lượng khách quốc tế đến vào tháng 6/2022 tăng 36,8% so với tháng trước .cao gấp 32,9 lần cùng kỳ năm trước  Nửa đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với năm trước.

(7) Cùng với vận tải và du lịch hồi phục trở lại, hoạt động xuất, nhập khẩu đã gia tăng với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6 đạt 65,02 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 17,3% và nhập khẩu tăng 15,5%. Xuất nhập khẩu cân đối giúp cán cân thương mại nhứng tháng đầu năm 2022 đã có xuất siêu trên 710 triệu USD.

 (8) Phân tích tình hình kinh tế xã hội, giới nghiên cứu nhận thấy; nhờ chính sách của Quốc hội và Chính phủ đúng hướng và hiệu quả, đã tạo được niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã  có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số 514,8 nghìn lao động, tăng 13,6% về số doanh nghiệp và 6,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước và tổng vốn đăng ký bổ sung đạt trên 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3%. Nếu tính cả số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thì số doanh nghiệp tham gia vào thị trường đạt 116,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh trong công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2022 cho thấy, có 49,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên (quý II/2022  con số này là 42,1%); trong đó có 48,1% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất sẽ tăng (quý II chỉ có 43,7%).

(9) Theo giá hiên hành, tống vốn đầu tư xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng. Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội trong nửa đầu năm 2022 tăng 9,6%; trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao nhất trong những năm 2018-2022. Thực tế này tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. Vốn đầu tư FDI thực hiện nửa đầu năm 2022 lên 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức vốn thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong những gần đây.Động thái đầu tư FDI nửa đầu năm giai đoạn 2018-2022 được thể hiện trong bảng 3

Bảng 3  Vốn đầu tư FDI thực hiện 6 tháng đầu năm giai đoạn 2018-2022

Đơn vị tỷ USD

Năm

VốnFDI

2018

2019

2020

2021

2022

Ghi chú

Tổng số (tỷUSD)

8,42

9,10

8,65

9,24

10,06

 

 

(10)  Trong ổn định vĩ mô của nền kinh tế, các nhà phân tích rất quan tâm đến khả năng  lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Nhứng tiêu chí này trong nửa đầu năm 2022 đã có những cải thiện rõ rệt. Lạm phát trong nền kinh tế được kiểm soát chặ chẽ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước và; lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,25%. Biến động chỉ số CPI trong tháng 6, Quý II và  6 tháng đầu năm trong nhwmgx năm tờ 2018 đến 2022 được thể hiện trong bảng 4

Bảng 4. Tốc độ thay đổi CPI tháng 6, quý II và 6 tháng đầu năm tronggiai đoạn 2018-2022

Năm

Danh mục

2018

2019

2020

2021

2022

Tháng6 so tháng trướcđó

0,61

-0,09

0,66

0,19

0,69

Tháng 6 so cùng kỳ năm trước

3,29

2,64

4,19

1,47

2,44

Quý II so cùng kỳ năntrước

3,75

2,65

2,83

2.67

2,96

6 tháng đầu năm so cùng kỳ

4,67

2,16

3,17

2,41

3,37

 

(11) Chỉ tiêu xã hội được nhìn nhận qua số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động . Theo Tổng cục Thống kê Nhà nước, gói hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được thực hiện đã tiếp tụcphat huy tác dụng tốt

Dữ liệu phân tích cho thấy, số lao động có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 50,3 triệu, thu nhập bình quân của lao động đạt 7,4 triệu đồng,/tháng.Tính đến ngày 15 tháng6năm 2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ đãgiải ngân hơn 43,5 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho 36,7 triệu lượt người và gần 381,7 nghìn đơn vị sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP  đã hỗ trợ gần 38,4 nghìn tỷ đồng cho gần 13 triệu lượt lao động và gần 346,7 nghìn đơn vị kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP được triển khai với mức hỗ trợ 14,1 tỷ đồng cho 25.660 lao động của 487 đơn vị sử dụng lao động.. Những gói hỗ trợ kịp thời của Chinh phủ đã góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế trong thời gian qua.

Thay cho lời kết

Chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ, tổ chức vào ngày 4/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Trong 6 tháng đầu năm 2022, nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do hệ lụy và tác động tiêu cực của dịch COVID-19, cùng với ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

 Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội và ý chí chung sức đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị,của mỗi người dân và doanh nghiệp, Chính phủ và các cấp, ngành, địa phương đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt và kịp thời,nhiệm vụ và giải pháp. Vấn đề tồn đọng và mới phát sinh đã được tập trung xử lý hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế xã hội đã khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, tăng trưởng ấn tượng, kinh tế đang phục hồi, nhiều chỉ số đạt được kế hoạch đề ra.

Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biểu hiện tích cựcTuy nhiên, khó khăn thách thức còn nhiều’ đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường; ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro; các Chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công vốn trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế còn chậm; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; nhiều vấn đề xã hội phát sinh, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn;

Từ những thách thức gợi ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh: các cấp, ngành và địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là mà phải theo dõi chặt chẽ, chủ động. Cần xây dựng phương án ứng phó, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả  trước diễn biến của đại dịch COVID-19; tăng cường đoàn kết, thống nhất, nâng cao hiệu quả phối hợp,và liên kết. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, đề cao vai trò người đứng đầu. Phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2022.

Hy vọng từ sự quam tâm của lãnh đạo đạo Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo cụ thể, quyết liệt của chính phủ và ý chí đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, đất nước sẽ sớm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để vươn lân trở thành nước có thu nhập cao.

TS. Lê Thành Ý