Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về An toàn Giao thông Đường bộ thăm chính thức Việt Nam

Từ ngày 24 đến 29 tháng 4 năm 2025, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về An toàn Giao thông Đường bộ Jean Todt đã có chuyên thăm chinh thức Việt Nam nhằm chấm dứt “đại dịch thầm lặng” trên đường phố và ủng hộ các sáng kiến về an toàn giao thông trên phạm vi toàn cầu và ở cấp quốc gia.

Năm 2015, cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã bổ nhiệm Jean Todt làm Đặc phái viên về An toàn Giao thông Đường bộ. Sau đó, ông tiếp tục được Tổng Thư ký António Guterres tái bổ nhiệm vào năm 2017 và 2021. Năm 2018, cùng với 14 tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, Jean Todt đã khởi xướng Quỹ An toàn Giao thông Đường bộ của Liên Hợp Quốc (UNRSF).

Với vai trò Đặc phái viên của Tổng Thư ký, Jean Todt đã đóng góp vào nhiều hoạt động quan trọng như:

- Huy động cam kết chính trị bền vững nhằm đưa an toàn giao thông thành ưu tiên quốc gia và toàn cầu;

- Vận động và nâng cao nhận thức về các công ước, công cụ pháp lý của Liên Hợp Quốc liên quan đến an toàn giao thông và những thực thực tiễn tốt đã được kiểm chứng trên thế giới;

- Thúc đẩy huy động nguồn tài chính thông qua việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa khu vực công, tư và các tổ chức phi chính phủ.

Hoạt động của đặc phái viên ở Việt Nam

Sau ba năm kể từ chuyến thăm gần nhất tới Việt Nam. Trong chuyến công tác lần này, Đặc phái viên đã gặp gỡ các cơ quan chức năng của Chính phủ tại Hà Nội, làm việc với đại diện của các khu vực công, tư sau khi Tuyên bố Marrakesh được thông qua. Theo đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt được Mục tiêu Thập kỷ Hành động vì An toàn Giao thông Đường bộ, với mục tiêu giảm một nửa số nạn nhân tai nạn giao thông vào năm 2030.Đặc phái viên đã phát biểu trao đổi tại Đại Hội đồng lần thứ 45 của Hiệp hội Thị trưởng Pháp ngữ Quốc tế (AIMF), tổ chức tại Huế. Sự kiện này quy tụ 450 thị trưởng, quan chức và đại diện từ các thành phố Pháp ngữ. Tại Diễn đàn này, đặc phái viên đã nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của sự hợp tác giữa các thành phố để thúc đẩy đối thoại trên tinh thần đoàn kết quốc tế để cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu ở cấp độ địa phương, bao gồm cả việc đảm bảo di chuyển an toàn và bền vững cho tất cả mọi người.

Thực trạng an toàn giao thông đường bộ thế giới và ở Việt Nam

Đặc phái viên Jean Todt đã gọi các vụ tai nạn giao thông đường bộ là Đại dịch thầm lặng trên đường phố” quả là như vậy. Mỗi năm toàn cầu có tới 1,19 triệu người thiệt mạng vì tai nạn giao thông và 50 triệu người khác bị thương nặng. Tai nạn giao thông hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 29 tuổi. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 15,4 người trên 100.000 dân, so với 6,5 người ở châu Âu, và cao gấp ba lần so với Australia (WHO 2021).

Tại Việt Nam, với tỷ lệ tử vong 18 người/100.000 dân (WHO 2021), tai nạn giao thông cũng đã trở thành những bi kịch trên đường phố. Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu với hơn 50 triệu chiếc, nhưng mức độ nguy hiểm cao gấp 4 lần ô tô, 10 lần xe buýt và 13 lần tàu điện đô thị (ESCAP 2020). Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (2024), 59,84% số vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan tới xe máy.

Hướng tới tăng cường an toàn giao thông tại Việt Nam

Điều đáng mừng là đã có những giải pháp. Việc sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn theo quy định của Liên Hợp Quốc là một ví dụ điển hình, có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc bảo vệ người đi xe máy.

“Chúng ta biết rằng,mũ bảo hiểm với chất lượng tốt có thể giảm nguy cơ tử vong từ 28-64%; giảm được,chấn thương đầu từ 58-60% và chấn thương sọ não từ 47-74% (WHO, 2023),Rõ ràng là cần phải hành động khẩn cấp để ngăn chặn thảm họa trên đường phố”, Jean Todt nhấn mạnh.

Sử dụng phương tiện an toàn, nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiết kế đường giao thônghợp lý để bảo vệ người đi bộ và người đi xe đạp, cùng với dịch vụ sau tai nạn hiệu quả và thực thi pháp luật nghiêm minh, đều cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ tử vong.

Tốc độ Phát triển hạ tầng giao thông và hạn chế về năng lực vận tải công cộng hiện không theo kịp sự gia tăng chóng mặt của số lượng phương tiện cá nhân, gây ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn. Tìm giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân sẽ góp phần tạo nên một hệ thống giao thông an toàn và thân thiện với môi trường hơn cho tất cả mọi người. giáo dục và các chiến dịch nâng cao nhận thức cũng đóng vai trò then chốt trong quá trình thay đổi này.

Thay lời kết luận

Năm 2025 nước CHXHCN Việt Nam tròn 80 năm thành lập, lãnh đạo nhà nước với sự đồng thuận cuả toàn dân đã chủ trương xây dựng đất nước hùng cường,toàn dân tộc sẽ bước vào giai đạn phát triển mới với mức tăng trưởng cao hơn nhiều lần,

Từ sự hợp tác hỗ trợ của cộng đồng Quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ toàn diện và có hiệu quả của LHQ trong phát triển bền vững, chúng ta tin rằng Việt Nam sẽ vươn lên, sớm trở thành đất nước phát triển có thu nhập cao trong kỷ nguyên mới./.