TS. Lê Thành Ý: Lợi thế nhỏ có thể gặt hái được thành công lớn

06/04/2022 09:23

Đã có nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu về ông, song nguyên lý kinh tế của Pareto vẫn chưa được nhiều người biết đến, Bài viết tổng hợp một số nội dung chủ yếu về con người và sự nghiệp của  Vilfredo Pareto để cùng trao đổi.

Vilfredo Pareto là nhà khoa họcgười Ý đã có những đóng góp quan trọng trong kinh tế học, đặc biệt là những nghiên cứu,phân tích về thu nhập và sự lựa chọn cá nhân. Nguyên lý Pareto phát hiện cùng với những công trình nghiên cứu xã hội và toán học đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế- xã hội toàn cầu

Vilfredo Pareto con người và sự nghiệp

Vilfredo Pareto có tên đầy đủ là Vilfredo Federico Damaso Pareto, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1848 tại Paris nước Pháp. Mẹ ông là người Pháp còn bố là người Italy. Ông mất ngày 19 tháng 8 năm 1923 tại, Geneva , Thụy Sĩ.

a-1649211613.png
Vilfredo Pareto  Nguồn Wikipedia 2021  

Là nhà kinh tế và xã hội học nổi tiếng với lý thuyết về tương tác giữa khối lượng và tinh hoa cũng như ứng dụng toán học vào kinh tế phân tích, Pareto từng theo học tại Trường Bách khoa Turino (Italy). Năm 1869, ông bảo vệ luận án về cân bằng của những chất rắn. Khái niệm cân bằng này sau đó đã trở thành một trong những yếu tố chính để phân tích các tác phẩm kinh tế và xã hội học của ông.

Chịu ảnh hưởng của nhà kinh tế Maffeo Pantaleoni, vào năm 1890 ông từng quan tâm đến kinh tế toán học của Léon Walras và được Walras tiến cử, Pareto đã thế chỗ giáo sư kinh tế chính trị học Walras tại Lausanne vào năm 1893. Từ đó, Pareto bắt đầu sự nghiệp của ông trong khoa học xã hội liên tiếp theo 2 hướng bổ sung lẫn nhau đó là kinh tế học và xã hội học. Với Giáo trình kinh tế chính trị học và tóm tắt kinh tế chính trị học ấn hành cuối thế kỷ XIX ông đã khẳng định vị trí của mình về kinh tế học. Trong xã hội học, Pareto được biết đến với những công trình nghiên cứu về hệ thống xã hội chủ nghĩa và khảo luận về xã hội học tổng quát,được xuất bản trong 2 thập niên đầu thế kỷ XX .

Là một trong những người sáng lập ra lý thuyết về giới thượng lưu, một hình thức kim tự tháp và trên đỉnh là những tinh hoa, quyết định phần lớn cuộc sống của toàn xã hội. Pareto đã đưa ra nguyên tắc 20/80. Đây là quy tắc chung, theo đó 20% nỗ lực mang lại 80% kết quả. Nguyên tắc này được sử dụng như một nền tảng cơ bản khi phân tích các yếu tố về hiệu quả của một hoạt động cụ thể vơi mục đích tối ưu hóa kết quả. Theo đường cong Pareto, người ta có thể lựa chọn chính xác và tối thiểu các hành động quan trọng nhất để nhận về phần đáng kể kết quả đầy đủ. 

Bằng những công trình phân tích gợi ra, với lời nói nổi tiếng “80% of results come from 20% of effort/time”được dịch là“80% kết quả đến từ 20% nỗ lực/thời gian”, Vilfredo Pareto đã có đóng góp quan trọng vào nghiên cứu phân phối thu nhập và những phân tích về sự lựa chọn cá nhân.

Nguyên tắc Pareto

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, trong khi làm vườn, nhà toán học Vilfredo Pareto đã phát hiện ra điều thú vị; Ông nhận ra, chỉ với một lượng nhỏ cây đậu trong vườn nhưng chúng đã tạo ra sản lượng chủ yếu của cả vườn cây. Là một nhà khoa học, đam mê kinh tế và thích trồng cây, Pareto nhanh chóng liên tưởng tới những cây đậu và đã tìm ra cho mình một công thức lý giải,

Vào thời điểm trồng đậu, ông cũng tình cờ nghiên cứu sự giàu có của những nước khác nhau. Do sống tại Ý nên Pareto đã bắt đầu từ nghiên cứu về những người giàu tại quốc gia này. Bất ngờ, ông phát hiện ra 80% diện tích đất tại Ý được sở hữu bởi chỉ 20% dân số, giống như tỷ lệ những cây đậu cho sản lượng lớn trong vườn của ông, Điều này đồng nghĩa với một lượng lớn tài nguyên chỉ được kiểm soát bởi một số nhỏ con người. Từ thực tế nước Ý, Pareto bắt đầu mở rộng nghiên cứu củ mình sang những quốc gia lân cận. Khi thu nhận được kết quả cụ thể, ông dần hình thành một bức tranh toàn cảnh. Trong đó, ở nước Anh 30% dân số lại tạo nên tới 70% thu nhập chính cho cả nước.

Càng nghiên cứu nhiều, Pareto càng nhận ra sự tương đồng của những con số. Có thể tỷ lệ khác nhau, nhưng xu hướng chung là số người sở hữu nhỏ nhưng tài sản lớn lại không hề thay đổi. Từ đây, Vilfredo Pareto đã công bố nguyên tắc 80/20, là một con số trung bình. Đương nhiên ở một số quốc gia con số này có thể khác đi.

Trong khoảng thời gian tiếp theo, nghiên cứu của ông đã trở thành hiện tượng trong giới kinh tế với khái niệm hiệu quả Pareto. Theo đó, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái làm cho nhóm người khác trở nên khá giả, đồng thời với những người còn lại cũng không bị thiệt hại gì. Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta không thể làm cho một nhóm người nào đó trở nên khá giả hơn mà không làm thiệt hại đến lợi ích của những người còn lại.

Khi ý tưởng của ông được truyền bá rộng rãi, người ta bắt đầu nhận thấy 80/20 xuất hiện ở khắp mọi nơi và nó thực tế hơn bao giờ hết. Cho tới ngày nay, nguyên tắc Pareto vẫn chính xác và nó có thể áp dụng được vào nhiều yếu tố, ngành nghề khác nhau. Thế nhưng, vì sao chỉ một số lượng nhỏ người lại có thể gặt hái được nhiều thành công lại là vấn đề được đặt ra? Để trả lời câu hỏi này, cần quay trở về với các yếu tố tự nhiên.

Rừng Amazon không còn xa lạ đối với nhiều người, đó là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trái Đất với số liệu thống kê được trên 16.000 loại cây khác nhau. Mặc dù cây rừng rất đa dạng, nhưng diện tích rộng lớn của cả khu rừng lại bị độc chiếm bởi 227 loài cây, chỉ chiếm 1,4% chủng loại cây, nhưng chúng lại dung nạp tới hơn 50% diện tích toàn bộ khu rừng. Phân tích vì sao có hiện tượng này? giới nghiên cứu nhận thấy, trong tự nhiên khi 2 cây được trồng cạnh nhau chúng sẽ cạnh tranh để có thêm nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng. Chỉ những cây  có lợi thế rễ to và hút dinh dưỡng tốt sẽ vươn cao, đón ánh nắng nhiều hơn để lớn nhanh vượt trội mới dần áp đảo để làm chủ cả khu rừng. Chỉ với lợi thế như một cú vượt ban đầu, cây có ưu thế đã giành được lợi thế trên chặng đường dài. Các nhà nghiên cứu gọi đây là lợi thế tích lũy, một ưu thế nhỏ ban đầu sẽ dần tích lũy thành những thứ to lớn về sau.

Giống với cây trong rừng, điều tương tự cũng xuất hiện trong cuộc sống loài người. Con người cũng phải cạnh tranh lẫn nhau với cùng một số tài nguyên nhất định. Sự khác biệt, thành công hay thất bại đôi khi chỉ là một khoảng cách không lớn. Giống như hai doanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm và có định hướng phát triển tương đồng, nhưng doanh nghiệp có lợi thế khách hàng nhiều hơn sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Trong cạnh tranh, người thắng cuộc sẽ có tất cả, vinh quang, tiền bạc cùng với cảm giác chiếm lĩnh được thị trường.

Nếu một doanh nghiệp tìm được công nghệ mới đột phá hơn sao với đối thủ, người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của họ nhiều hơn. Từ đó donh nghiẹp sẽ có khả năng đầu tư để tìm thêm nhiều công nghệ mới, họ lại bán được nhiều sản phẩm hơn để có nhiều tiền đầu tư vào phát triển, Vòng khép kín này được tiếp tục lặp lại để doanh nghiệp không ngừng đi lên trong quá trình phát triển.

Thay cho lời kết

Lợi thế nhỏ vào thời điểm ban đầu có thể tích lũy để trở thành khác biệt lớn theo thời gian. Đây là một trong những lý do vì sao thói quen tốt lại quan trọng. Những con người, tổ chức làm được nhiều thứ đúng và đều đặn sẽ có cơ hội thành công cao và chiếm hữu được nhiều thứ hơn theo thời gian.

Có gì đó một chút hơn đối thủ, giỏi hơn một ít so với đồng nghiệp, nhưng nếu giữ được phong độ đều đặn, ngày qua ngày người ta sẽ có thành công để dần bỏ xa đối thủ trong cuộc chạy đua.  Nguyên tắc Pareto cho thấy sự khác biệt vượt trội và những nỗ lực bền bỉ sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho người chiến thắng và  có chiến thắng là sẽ có tất cả.

Chỉ cần sự khác biệt với lợi thế nhỏ, nhưng với quyết tâm thực hiện bền bỉ, người ta có thể gặt hái được những thành quả lớn lao.

Địa chỉ liên hệ: Lê Thành Ý

19b/668 ,Lạc Long Quân, Tây Hồ  Hà Nội

SĐT: 0829848231

Email: lethanhy05@gmail.com   

 Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "TS. Lê Thành Ý: Lợi thế nhỏ có thể gặt hái được thành công lớn" tại chuyên mục Góc nhìn chuyên gia. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309