TS. Lê Thành Ý: An ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh mới

09/06/2022 12:27

​​​​​​​An ninh lương thực (Food security) là khả năng tiếp cận lương thực để đảm bảo cuộc sống khoẻ mạnh và hoạt động cho tất cả mọi người. Trước tinh trạng bất ổn toàn cầu, nạn đói và mất an ninh lương thực đang đe dọa nhân loai, lãnh đạo các quổc gia và nhiều tổ chức quốc tế đã phải xem xét lại khái niệm này để có những giải pháp ứng phó thích hợp. Trong bối cảnh mới, xu thế an ninh lương thực đã có nhiều thay đổi. Từ thực trạng toàn cầu ,bài viết đề cập đến nột số nội dung cơ bản dưới góc nhìn chính khách và chuyên gia nghiên cứu ,

Mở đầu

Đại dịch Covid-19 và tình trạng bất ổn đang đe dọa nhân loại trước nạn đói và mất an ninh lương thực. Chỉ sau 2 tháng chiến sự Nga-Ukraine diễn ra, cùng với tác động tiêu cực của đại dịchvà hoạt động thương mại đình trệ ; nhân loại đang trước nguy cơ khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Giá cả tăng cao, hàng tồn kho giảm mạnh, làm số người bị đói gia tăng. Theo Đài truyền hình Việt Nam, 400 triệu người phải đối mặt với đói nghèo và nạn đói đang đe dọa 43 quốc gia với hơn 800 triệu người trước nguy cơ thiếu ăn (Nông thôn và Phát triển Việt Nam 2022).

q1-1654752307.png

An ninh lương thực(ANLT) đã trở thành vấn đề nổi cộm được bàn thảo ở nhiều Hội nghị toàn cầu, Thông điệp của các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế đều hướng vào hành động toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng ANLT.

Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới, David Beasley cho rằng "Khủng hoảng buộc chúng ta phải lấy thức ăn của người đang đói để cứu trợ cho người sắp chết đói. Một số nước quốc gia từng cung cấp lương thực đủ nuôi 400 triệu người giờ đây đang bị phong tỏa cùng với giá nhiên liệu, giá thực phẩm và giá vận chuyển tăng vọt. không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động mà còn gây nhiều hệ lụy đến ANLT toàn cầu".

Là nơi chịu nhiều khó khăn do nạn đói và suy dinh dưỡng, châu Phi và Trung Đông là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do nguồn cung bị gián đoạn. Sự kiện này đã đẩy khu vực vào tình trạng lạm phát tăng cao. Đây cũng là khó khăn đối với 283 triệu người đang trong tình trạng đói nghèo.

Giám đốc điều hành Trung tâm Thích ứng toàn cầu Hà Lan, Patrick Verkooijen cho rằng” Trên thực tế, BĐKH đã gây thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp và khủng hoảng lương thực đã xuất hiện tại châu Phi từ nhiều năm trước. Đây là yếu tố khiến giá thực phẩm tại đây gia tăng phi mã và lên cao nhất trong gần 50 năm qua (Nguyễn Trường và cộng sự 2022).

Theo tổ chức FAO, giá lương thực toàn cầu có thể tăng 20% và người dân trong tình trạng khan hiếm lương thực, khó có thể kham nổi sự leo thang này. Khủng hoảng lương thực cũng đẩy mạnh áp lực lạm phát ở các quốc gia châu Âu. Theo Eurostat, giá thực phẩm liên tục gia tăng; từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 01năm 2022 giá lương thực tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, đến tháng 2/2022 con số này lên 4,2% và dự kiến còn tiếp tục gia tăng.

Trước tình huống cấp bách toàn cầu, Tổ chức FAO chủ trương hỗ trợ phục hồi tại các quốc gia thành viên trên nguyên tắc “Tái thiết theo hướng tốt hơnnhằmphục hồi toàn diện thông qua chuyển đổi sang hệ thống nông sản hiệu quả và có khả năng chống chịu tốt hơn”với kỳ vọng tăng hiệu quả sản xuất và dinh dưỡng, thân thiện với môi trường và không để bất cứ ai bị bỏ lại ở phía sau.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới không chỉ đưa ra vấn đề cấp bách, những ưu tiên toàn cầu và hành động cần làm để ngăn chặn nguy cơ nạn đói, mà còn gợi ra những thách thức từ nguy cơ thiếu đói. Đói kém dẫn tới di cư, thậm chí tạo bất ổn nghiêm trọng.Từ đây, nhiều nền kinh tế và các quốc gia đã phải cân nhắc, xem xét lại toàn diện vấn đề lương thực và an ninh lương thực.

An ninh lương thực trong xu thế tiếp cận toàn cầu

Tại Hội nghị thượng đỉnh lương thực toàn cầu vào năm 1996, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra quan niệm về an ninh lương thực (ANLT). Theo FAO ANLT là mọi người đều có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng và đẩy đủ ở mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động". Khái niệm này  còn được tiếp tục hoàn thiện trong những năm sau này. Vào năm 2013, cuộc đối thoại về mục tiêu ANLT đã được tổ chức tại Medan (Indonesia) với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia trong các vùng lãnh thổ. Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là mục tiêu ANLT.Theo đó, nó được xây dựng trên những yếu tố chủ yếu là tình trạng sẵn có, quyền tiếp cận, sử dụng và sự ổn định. Từ thực tế diễn ra, đại biểu  tại  nhiều diễn đàn cho rằng, ANLT không chỉ là vấn đề sản xuất mà còn bao hàm cả về chất lượng và giá cả. Thông điệp này cần được chuyển đến không chỉ Chính phủ các nước đang phát triển mà còn cả những nước phát triển (Huyền Anh 2013).

q2-1654752321.png

Tiếp cận lương thực toàn cầu

Các nhà phân tich cho biết, khó có thể thay đổi được nội dung thảo luận nếu chỉ xuất phát từ tự cung tự cấp lương thực. Tại nghiều quốc gia đang phát triển, tự cung tự cấp đồng nghĩa với sản xuất trong nước phải đáp ứng đến 90% nhu cầu tiêu dùng xã hội; điều này phản ánh khả năng sản xuất của một quốc gia là yếu tố quan trọng để đảm bảo ANLT. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp duy nhất. Vấn đề là các nền kinh tế cần đạt được một thỏa thuận chung về những mục tiêu khác nhau. Nhiều quan điểm tương đồng đã được các quốc gia cùng chia sẻ kể cả việc các Chính phủ nhiều bước đã dành nguồn kinh phí trợ cấp lớn trong khi  kết quả đạt được lại không như mong đợi.

Từ những thuộc tính cơ bản của ANLT; Chính phủ nhiều nước đang phải đối mặt với khó khăn về tài nguyên, chịu áp lực phân bổ trợ cấp xã hội cho người nghèo.Mặt khác; an toàn thực phẩm đòi hỏi ngày càng cao trong khi cách tiếp cận mới tập trung vào số lượng thực phẩm và ở hầu hết các quốc gia đều coi ổn định giá là phần quan trọng . Ổn định giá được coi là chiến lược đảm bảo an ninh; điều này liên quan tới chính sách thương mại và lợi nhuận, khiến rủi ro mất an toàn khác tăng lên lại dễ bị bỏ qua.

Dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng để đưa ra một chính sách phù hợp cho nhiều quốc gia lại luôn có những biến số mà nhiều diễn đàn khu vực chưa thể giải quyết, đó chính là  khả năng thiết lập mục tiêu an ninh lương thực ở tầm thế gới. Tồn tại này đòi hỏi từng nước phải linh hoạt trong thiết lập chiến lược quốc gia với mục tiêu hợp tác cùng nhau.

Là vấn đề thiết yếu, quan trọng và cấp bách khi nguồn cung và khả năng tiếp cận đang chịu tác động lớn của BĐKH, thiên tai, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh khó lường, ANLTquốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế; đảm bảo lương thực đầy đủ cho người dân trong mọi tình huống và trên cơ sở phát huy nguồn lực của Nhà nước, ngưới dân và các thành phần kinh tế gắn với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững. Điều quan trọng của Chương trình Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp quốc là các mục tiêu đã được giám sát và thừa nhận bởi các quốc gia trên toàn thế giới.

Tại nhiều đối thoại, ý kiến thảo luận đã gợi mở tư tưởng mới về ANLT toàn cầu. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh và giá trị mặt hàng chiến lược còn có sự khác biệt nên điều cần là phải làm rõ được mức độ sản lượng để các quốc gia đảm bảo được ANLT chứ không đơn giản chỉ là mở rộng hoạt động sản xuất nông nghiệp thông qua sử dụng đất đai.

Sự ổn định thành tố an ninh cho thấy tầm quan trọng của dự trữ lương thực cả tư nhân lẫn nhà nước. Ngoài ra, cũng cần xác định mặt hàng chiến lược ở mỗi quốc gia và trong từng vùng lãnh thổ. Ở các nước đang phát triển, tầm quan trọng của lúa gạo có xu hướng giảm dần trong khi nhu cầu về thực phẩm như thịt, sữa, trái cây và rau quả lai đang gia tăng. Việc cùng thảo luận để đưa ra mục tiêu mang tính toàn cầu không chỉ đảm bảo ANLT mà còn giúp từng nước tự đánh giá và so sánh với các quốc gia khác để nhận thức rõ về vấn đề ANLT.

Những thông tin được Wikipedia cập nhật vào hạ tuần tháng 1 năm 2022 cho thấy, ANLT là sự đảm bảo nguồn cung cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Theo định nghĩa mới nhất của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các loại thực phẩm một cách an toànbổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc, mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.Tầm quan trọng của ANLT đã được nhiều nước xác định trong các chương trình nghị sự và hành động, đặc biệt là ưu tiên phát triển nông nghiệp. Ngày nay, nó đã trở thành vấn đề toàn cầu, là mối quan tâm của toàn nhân loại trước ảnh hưởng của BĐKHô nhiễm môi trường và dân số gia tăng (Wilipedia 2022)..

Từ định nghĩa của FAOthể hiểu ANLT nghĩa là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản để đảm bảo việc tiêu dùng ngày một nhiều hơn để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả, Theo đó, ANLT không chỉ là vấn đề sản xuất mà bao gồm cả vấn đề chất lượng thực phẩm giá cả. Đây là đòi hỏi tất yếu để dảm bảo để  mọi người ở mọi lúc, mọi nơi đều tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực cần thiết cho một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động.

Hiểu theo nghĩa rộng, an ninh là sự chuyển dịch từ khả năng chỉ có lương thực sang các vấn đề toàn diện hơn là cân bằng dinh dưỡng an toàn thực phẩm cũng như khả năng cung ứng các nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súcgia cầm thủy hải sản. Với hàm nghĩa này, các các tiêu chí để xét đến an ninh lưng thực co thể bao gồm: Sự sẵn có, cách tiếp cận,sử dụng và tính ổn định.

q3-1654752357.png
Thu hoạch lúa

Sự sẵn có việc đảm bảo có đủ số lượng dự trữ với chất lượng phù hợp từ các đầu vào khác nhau hay nguồn LTTP dồi dào có trong tự nhiên.Tiếp cận lương thực là khả năng tiếp nhận được từ tài nguyên hoặc các nguồn khác để có được lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ở cấp quốc gia, tiếp cận lương thực dựa trên mức giá lương thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi so với nguồn thu được từ xuất khẩu. Một quốc gia, dân tộc, hộ gia đình hoặc cá nhân lúc nào cũng tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp; không gặp phải rủi ro do các cú sốc bất thường hoặc các hiện tượng chu kỳ theo mùa đó là khả năng ổn định.

Với những nội hàm cần đảm bảo, yếu tố tác động đến độ ổn định của nguồn cung lương thực chính là môi trường tự nhiên, đất đaithổ nhưỡngnguồn nướckhí hậu hệ sinh thái. BĐKH và những thay đổi hoặc tác động bất thuận đối với ổn định sản lượng sẽ làm tăng khả năng mất ANLT. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), lượng cá rạn san hô cần thiết cho người dân, có thể giảm xuống 20% ​​vào năm 2050; tác động cải cách thương mại đối với giá cả và sản lượng, đặc biệt là tác động tiêu cực đến ANLT ở nông thôn, sẽ làm giá cả thay đổi theo hướng bất lợi cho nông dân. Sau cùng, khi nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng, tiêu dùng thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh  nước sạch và y tế sẽ đảm bảo được yêu cầu ANLT

Phân tích định nghĩa nêu ra, giới nghiên cứu nhận thấy nó mang những nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất đó là khả năng nhận được lương thực không chỉ là cung cấp.  ANLT tập trung vào vấn đề con người có đủ lương thực để sinh tồn và hướng vào phương pháp bổ sung ở những nơi thiếu hoặc không có đủ. Thứ  hai  nhấn mạnh đến khả năng có lương thực cho tất cả mọi người với ngụ ý, chỉ nhìn tổng quát là chưa đủ mà tình trạng của từng thành viên xã hội mới là quan trọng;và Thứ ba sự sẵn có và khả  năng kiếm được lương thực. Theo đó, biến chuyển nhận thức từ đơn thuần là "cung cấp lương thực có sẵn" sang bao gồm cả khả năng con người có thể "sản xuất ra lương thực" mới là quan trọng.

Phù hợp với tình huống cụ thể ở nhiều nơi, địnhh nghĩa về ANLT của Ngân hàng thế giới đã đưa ra sự phân biệt giữa khái niệm bất an ninh lương thực kinh niên và bất an ninh  nhất thời. Bất an ninh lương thực kinh niên được hiểu là chế độ ăn uống không đầy đủ thường xuyên do không có khả năng kiếm đủ lương thực; còn Bất an ninh lương thực nhất thời là sự thiếu hụt tạm thời ở phạm vi hộ gia đình. Cả 2 khái niệm này đều tập trung vào tình trạng của hộ hoặc cá nhân chứ không phải ở phạm vi vĩ mô của nền kinh tế..

Thực trạng an ninh lương thực thế giới trong bối cảnh mới

Sau khi đánh giá 80% số vùng sản xuất nông nghiệp của Ukhaina, Tổ chức FAO đã cảnh báo, chiến sự Ukraina có thể tạo ra tình trạng mất ANLT toàn cầu. Theo Hội đồng ngũ cốc quốc tế, Ukraina là nước xuất khẩu ngũ cốc thứ tư thế giới trong niên vụ 2020-2021. Giám đốc FAO Rein Paulsen, cho biết “phát hiện đáng lo ngại là tình trạng thiếu lương thực sẽ xảy ra ngay hoặc trong 3 tháng tới ở hơn 40% các vùng và trường hợp được khảo sát”. Đối với ngành sản xuất rau củ quả quan trọng"xung đột có khả năng làm gián đoạn sản xuất nghiêm trọng của hàng chục nghìn nông dân sản xuất nhỏ "

Theo các nhà phân tích, Ukraina từng là nước xuất khẩu 43 triệu tấn ngũ cốc từ đầu vụ (tháng 7 năm 2021) đến tháng 2 năm nay, nhưng chỉ có khả năng xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn lương thực trong 3 tháng tới. Tổ chức Liên Hợp Quốc từng cảnh báo, chiến sự Ukraina có thể là một "thảm họa" đối với an ninh lương thực toàn cầu.  Chiến sự ở đây có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình hỗ trợ nhân đạo, nó có thể vượt xa những gì nhân loại đã từng chứng kiến kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (Thanh Hà 2022).

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) là hoạt động quốc tế nhằm cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người phải di dời do xung đột và thiên tai. Giám đốc điều hành tổ chức WFP David Beasley cho biết, hoạt động cung cấp thực phẩm đang có nguy cơ bị đe dọa. Ông cũng chỉ ra, do chi phí nhiên liệu, giá thực phẩm và phí vận chuyển tăng cao, Chương trình Lương thực Thế giới đã phải hạn chế khẩu phần thực phẩm từ trước ngày 24 tháng 2 năm 2022. Tại Yemen WFP đã phải tiết giảm 50% khẩu phần ăn của trên 8 triệu người; Chương trình còn cho biết, 2,2 triệu trẻ em ở quốc gia này bị suy dinh dưỡng nặng và số bị đói vào tháng 6 có thể lên  tới161.000 người.

Ở Brazil, giá lương thực cơ bản đã tăng vọt trong đại dịch Covid-19. Theo Viện Địa lý và Thống kê Brazil, trong năm giá gạo đã tăng gần 70%, đậu đen, khoai tây, thịt đỏ, sữa và dầu đậu nành cũng tăng tương ứng là 51%, 47%, 30%, 20% và 87%. Dịch bệnh Covid-19 đã khoét sâu khủng hoảng lương thực ở quốc gia này. Năm 2014, Liên Hợp Quốc chính thức loại bỏ Brazil ra khỏi bản đồ Đói của WFP, nhưng chưa đầy 7 năm sau, hơn 1/2 dân số với khoảng 212 triệu người đã phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực.

Chia sẻ trong một trao đổi gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết, Tổ chức FAO ước tính thêm 13 triệu người trên thế giới có thể bị đẩy vào tình trạng mất an ninh lương thực (Quỳnh Dương 2022)

Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass, giá lương thực tăng cao và hệ lụy của vấn đề đang gây khó khăn cho người nghèo trên toàn thế giới.Ông cho biết, giá lương thực tăng cao, tác động đặc biệt nghiêm trọng tới những người nghèo đồng thời cũng cảnh báo khủng hoảng an ninh lương thực có thể kéo dài nhiều tháng. Phát biểu trong Hội nghị mùa Xuân 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Malpass nhấn mạnh,giá lương thực hiện tăng tới 37% so với cùng kỳ năm trước và đang tăng cao so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là vấn đề đáng quan ngại bởi CPI là thước đo mức độ tác động tới người nghèo là đối tượng hằng ngày phải chi tiêu cao cho LTTP (Minh Tâm 2022)

Cảnh báo về khủng hoảng lương thực nghiêm trọng chưa từng có đến gần, chuyên gia lương thực toàn cầu cho biết, hiện chưa có quốc gia nào có thể bù đắp được xuất khẩu lúa mỳ của Nga và Ukraine, vốn chiếm 1/3 nguồn cung toàn cầu (Đặng Ánh 2022).

Hai năm trước, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley từng cảnh báo khoảng 270 triệu người trên thế giới đang trên bờ vực của nạn đói do đại dịch COVID-19. Giờ đây, Liên hợp quốc cho biết thêm, một số nước đang trước nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng. D. Beasley nhận xét, thế giới sẽ nhận rõ quy mô thực sự của vấn đề này vào mùa Thu năm nay với Nga và Ukraine là những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng lúa mỳ và 17% sản lượng ngô, 32% lúa mạch và 75% dầu hướng dương. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu lúa mỳ từ Nga và Ukraine sẽ giảm 7 triệu tấn, tức là giảm 12% so với mùa trước. Lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá ngũ cốc vào giữa tháng 3 lên mức cao nhất kể từ năm 2008./.

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "TS. Lê Thành Ý: An ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh mới" tại chuyên mục Góc nhìn chuyên gia. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309