Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh: Kết quả và những vấn đề đặt ra

19/07/2022 23:25

Tháng 07 năm 2004, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký ban hành Quyết định số 3534/QĐ-UB phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư toàn Khu là 152 tỷ đồng với diện tích 88,17 ha tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. 

Là khu nông nghiệp ứng dụng  công nghệ cao tiên phong trên cả nước về lĩnh vực trồng trọt, thủy sản, nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp bền vững trước yêu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giảm quy mô nhưng lại tăng về giá trị trong cơ cấu kinh tế Thành phố, xứng đáng là đầu tàu dẫn dắt cả nước trong lĩnh vực Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao.

unnamed-1658247668.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan phòng trưng bày, triển lãm công nghệ và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao

Để hoạt động có hiệu quả , UBND thành phố đã thành lập một Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao gồm Ban quản lý điều hành và các Trung tâm trực thuộc như:Trung tâm nghiện cứu và phát triển NNCNC- Trung tâm ươm mầm doanh nghiệp NNCNC- Trung tâm khai thác hạ tầng - Trung tâm Dạy nghề NNCNC.Đến nay , Ban quản lý có tổng biên chế 245 người . Trình độ chuyên môn gồm: 2 tiến sĩ , 55 thạc sỹ , 140 đại học, 9 cao đẳng...

Những kết quả bước đầu

Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM ưu tiên tập trung về nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm, sản xuất các giống cây trồng, thủy sản phù hợp với điều kiện thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh thành lân cận. Đồng thời các công nghệ cao được ứng dụng trong chọn tạo giống như tạo giống ưu thế lai F1, chiếu xạ gây đột biến, nuôi cấy mô tế bào thực vật (invitro), công nghệ chuyển gen, công nghệ chỉnh sửa gen, để lai tạo các giống hoa mới như lan kháng virus, kỹ thuật chỉ thị phân tử để tạo ra các dòng thuẩn; Ứng dụng kỹ thuật di truyền để chọn tạo các giống cây trồng, thủy sản mới; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật, công nghệ gieo ươm cây con hiệu quả để nhân các giống rau, hoa chất lượng cao phục vụ vào sản xuất; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới hệ thống tưới tự động, hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp dinh dưỡng và cảm biến trong canh tác cây rau, hoa phù hợp, tiết kiệm công lao động, tiết kiệm thời gian sản xuất tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các chế phẩm sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, góp phần giảm sử dụng chất hóa học, đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản và ô nhiễm môi trường. 

Kết quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng góp phần tích cực tác động giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao qua các năm gần đây. Thông qua kết quả triển khai các mô hình thử nghiệm, chuyển giao giống mới, kỹ thuật sản xuất đã khuyến cáo cho sản xuất các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện của Thành phố, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (cơ giới hóa, chế phẩm sinh học), kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích.

Với những kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, hằng năm, các doanh nghiệp hoạt động trong Khu NNCNC đã sản xuất và cung cấp hơn 369 tấn hạt giống F1 các loại (bầu, bí, ớt, cà tím, dưa leo,..); 6.143.000 hạt giống Dưa lưới F1; hơn 6.211 tấn thành phẩm (nấm rơm, dưa leo, dưa lưới, dưa leo thủy canh, bầu thủy canh, bí đao thủy canh, rau ăn lá; 99.845 túi meo giống nấm và 2.845.500 bịch phôi giống nấm các loại (nấm linh chi, nấm bào ngư); cung cấp 28.322 cây lan giống, 558.384 hoa lan Dendrobium cắt cành, 329.465 chậu lan Dendrobium. Các sản phẩm đều cho năng suất, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng kháng bệnh tốt đạt tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

unnamed-1-1658247726.jpg

Cà chua bi trồng trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt 

tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, công nghệ cảm ứng, công nghệ tự động và internet, hiện nay tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao đã tiếp nhận và nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động bằng Internet vạn vật (IoT) trong trồng nấm ăn và thủy sản nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm công lao động, giúp ổn định năng suất và chất lượng sản phẩm tạo ra, đặc biệt là chủ động trong sản xuất, không phụ thuộc mùa vụ và thời tiết; giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Công nghệ này được ứng dụng vào nuôi trồng nấm cho phép việc điều chỉnh tự động các thông số của môi trường nhà trồng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triến của nấm nhờ sự ghi nhận của các cảm biến (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và nồng độ CO2). Người dùng có thể quan sát và theo dõi thông tin bên trong nhà trồng nấm qua giao diện website, IP camera. Đồng thời, phần mềm cũng tự động phân tích dữ liệu và đưa ra giải pháp điều khiển thiết bị phù hợp. 

Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp góp phần giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Việc ứng dụng công nghệ nhà kính, tưới nhỏ giọt, công nghệ đèn LED, công nghệ cảm ứng, internet vạn vật... vào sản xuất giúp người sản xuất chủ động trong kế hoạch sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, tránh được rủi ro thời tiết, sâu bệnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới. 

Những vấn đề đặt ra

Gần 20 năm , tính từ ngày thành lập, Khu NNCNC thành phố Hồ Chí Minh ngày càng chứng minh sự đúng đắn trong chủ trương xây dựng nông nghiệp CNC của các cấp lãnh đạo thành phố. Chính sự nhạy bén đó đã mở ra không chỉ phát triển ngành nông nghiệp đô thị theo hướng hàng hoá đặc thù , nơi tấc đất tấc vàng , mà còn có sức lan toả ra các tỉnh thành bạn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long , miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đã có nhiều mô hình NNCNC được chuyển giao cho các doanh nghiệp , các cơ quan, đơn vị quán đội, hợp tác xã nông nghiệp đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như Tổ hợp tác bonsai cây kiểng xã An Nhơn Tây huyện Củ Chi và một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm đến thị trường các nước như: Công ty TNHH Thiên Nhiên Việt xuất khẩu bột rau sang châu Âu , Đài Loan, Ấn Độ , Hàn Quốc ,Nhật , Singaphore , Công ty TNHH Cricket Ỏne xuất khảu bột dế sang thị trường 15 quốc gia Âu-Á-Mỹ , Công ty Nature Life xuất khảu ống hút sang thị trường Úc, Nhật , Chi Lê , châu Âu.

Tại buổi triển khai nhiệm vụ năm 2022 đã có 8 đơn vị ký hợp đồng , hợp tác nghiêm cứu , chuyển giao các mô hình NNCNC với Ban Quản lý Khu NNCNC thành phố như: Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC Phú Yên, Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Đăk Nông, Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm Bạc Liêu, Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Hậu Giang, Trung tâm ứng dụng NNCNC Đồng Tháp , Trung tâm ứng dụng khoa học & công nghệ Lâm Đồng, Công ty Cổ phần VES , Công ty TNHHMTV Con Tôm Sài Gòn.

Chính sự lan toả ngày càng rộng của các mô hình NNCNC đó đang đặt ra không chỉ đối với Ban quản lý Khu NNCNC ở sự năng động mà còn đòi hỏi sự quan tâm đúng mức , thiêt thực của các cấp lãnh đạo thành phố , các sở ban ngành .., sao cho NNCNC thành phố là hình mãu để các tỉnh thành trong cả nước noi theo xứng đáng với tiềm năng đất đai , thổ nhưỡng , khí hậu cho nông nghiệp cất cánh. 

Nguyễn Lê