Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng phát triển cây dược liệu Tam thất bắc trong ba điều kiện canh tác tại một số huyện tỉnh Quảng Ngãi

06/11/2022 09:57

Cây Tam thất bắc là cây thân cỏ, phần lớn phân bố ở vùng núi cao hơn mặt nước biển 1.100-1.500m, ưa thời tiết ấm áp và hơi râm, ẩm. Tam thất bắc là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Thực tế đã được gây trồng thành công tại các địa phương miền Bắc cho thấy thu nhập lên tới 800 triệu -1 tỷ đồng/ha sau từ 2-3 năm trồng.

TÓM TẮT

Chất lượng đất tại các địa điểm lựa chọn để xây dựng mô hình ở Ba tơ, Trà Bồng và Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi phù hợp để trồng cây Tam thất bắc. Các mẫu đất tại Sơn Tây và Ba Tơ giàu chất hữu cơ hơn so với các mẫu đất tại Trà Bồng. Đất có hàm lượng nitơ tổng số cao,  hàm lượng phôt pho dễ tiêu ở mức khá, giàu lân, trong đất đều tích lũy kim loại nặng (As, Cu, Pb, Cd, Zn, Cr) nhưng với hàm lượng thấp hơn nhiều so mức giới hạn cho phép trong QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Chất lượng nước tưới đạt tiêu chuẩn để sử dụng tưới cho cây Tam thất bắc theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Trong mô hình trồng Tam thất bắc ở các phương thức canh tác khác nhau (dưới giàn che, trong vườn hộ, dưới tán rừng) cây Tam thất bắc sinh trưởng phát triển tốt nhất trong giàn che, tiếp đến là trong vườn hộ sau đó là ở dưới tán rừng. Mô hình trồng dưới giàn che cho năng suất củ cao nhất, đạt 21,5 tạ/ha, tiếp đến là mô hình trồng trong vườn hộ, đạt 17,8 tạ/ha và thấp nhất ở mô hình truồng dưới tán rừng, trung bình 14,9 tạ/ha. Phân tích thành phần trong củ Tam thất ghi nhận tro toàn phần là 4,4%, tro không tan trong acid là 2,1%, tỷ lệ tạp chất 0,1%, chất chiết được trong dược liệu 26,4%. Hàm lượng notoginsenoid R1 đạt 0,5%; Hàm lượng tổng số notoginsenoid R1, ginsenoside Rg1 và ginsenoside Rb1 đạt 6,0%. Chất lượng dược liệu rễ củ Tam thất bắc tại Quảng Ngãi đều đạt so với quy định của Dược điển Việt Nam V và đảm bảo an toàn không tích lũy kim loại nặng cũng như các chất gây hại.

Từ khóa: Tam thất bắc (Panax notoginseng Burk F.H. Chen); giàn che, vườn hộ và dưới tán rừng

  1. Đặt vấn đề

Cây Tam thất bắc là cây dược liệu quý, có tên khoa học là Panax notoginseng (Burk F.H. Chen, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), tên thường gọi là Thổ tam thất, Sâm tam thất, Kim bất hoán. Đây là cây thân cỏ, phần lớn phân bố ở vùng núi cao hơn mặt nước biển 1.100-1.500m, ưa thời tiết ấm áp và hơi râm, ẩm. Tam thất bắc là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Thực tế đã được gây trồng thành công tại các địa phương miền Bắc cho thấy thu nhập cho bà con lên tới 800 triệu -1 tỷ đồng/ha (tùy điều kiện đầu tư thâm canh) sau từ 2-3 năm trồng. Quảng Ngãi thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt các huyện như Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng, Minh Long là những huyện vùng cao nằm phía Tây của tỉnh, có độ cao so với mực nước biển dao động từ 500-1000m, có nơi hơn cao 1500m, nên khí hậu ôn hóa thích hợp trồng các cây dược liệu cho chất lượng cao. Trên địa bàn các huyện hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, có đời sống còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong khu vực (11,16%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Việc tìm ra sinh kế bền vững để giúp người dân vùng này vươn lên thoát nghèo là mấu chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong những giải pháp đã được tỉnh Quảng Ngãi đưa ra đó là việc phát triển nguồn cây dược liệu.

Việc thử nghiệm đưa Tam thất bắc vào gây trồng tại một số huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện phù hợp sẽ tạo vùng nguyên liệu dược liệu an toàn, bền vững cho địa phương theo hướng hàng hóa, xây dựng mô hình theo chuỗi liên kết, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng từ khâu giống, trồng và tiêu thụ sản phẩm.

Để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả của cây Tam thất bắc tại một số huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở cho việc sản xuất hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Công ty cổ phần VietRAP Đầu tư thương mại đã phối hợp với các Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tại 3 huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây thử nghiệm trồng thâm canh cây Tam thất bắc trong 3 điều kiện canh tác: dưới giàn che, trong vườn hộ và dưới tán rừng.

  1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu.

Cây giống: Sử dụng cây giống Tam thất bắc (Panax notoginseng (Burk F.H. Chen)). Giống từ củ 2 năm tuối trở lên; Cây khỏe mạnh mạnh, không sâu bệnh.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

 Tại các xã Ba Trang, huyện Ba Tơ; Sơn Liên, huyện Sơn Tây; Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.  

     2.3.Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

Mô hình được bố trí theo kiểu diện rộng, không lặp lại:

- Mô hình trồng trong vườn hộ được xây dựng tại xã Ba Trang, huyện Ba Tơ (250 m2) và xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (250 m2)

- Mô hình trồng dưới giàn che được xây dựng tại xã Ba Trang, huyện Ba Tơ (250 m2)

- Mô hình trồng dưới tán rừng: được xây dựng tại xã Ba Trang, huyện Ba Tơ (250 m2) và xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (250 m2)

Lượng phân bón cho 1ha/năm: 4 tấn phân hữu cơ + 500 kg NPK + 1000 kg lân.

Đối với mô hình trồng dưới giàn che: sử dụng lưới đen để che sáng khoảng 70%, mô hình trồng trong vườn hộ sử dụng lưới đen che sáng những vị trí trống không có bóng cây trong vườn.

Các chỉ tiêu theo dõi: Chiêu cao cây, đường kính gốc thân, số lá, đường kính tán, sâu bệnh hại chính, phân tích đánh giá chất lượng dược liệu theo Dược điển V

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm đất trồng tại các địa điểm xây dựng mô hình

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng, hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật của các mẫu đất tại các địa điểm xây dựng mô hình được ghi lại trong bảng 1, bảng 2 và bảng 3.

Bảng 1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong đất

Mẫu đất

pH

Hàm lượng Nitrat (mg/kg)

Hàm lượng Nito tổng (g/kg)

Hàm lượng Photpho tổng số (%)

Hàm lượng chất hữu cơ (%)

Hàm lượng nito dễ tiêu (mg/100g)

Hàm lượng Photpho dễ tiêu (mg/kg)

Hàm lượng Kali tổng số (mg/kg)

Hàm lượng Kali dễ tiêu (mg/kg)

BH.MĐ 01

5,07

21,19

165,23

0,21

2,45

11,21

119,85

0,285

123,1

BH.MĐ 02

4,98

28,98

164,79

0,19

2,36

11,18

119,05

0,211

121,5

BH.MĐ 03

5,02

29,09

165,01

0,18

2,31

11,09

118,57

0,127

119,7

BH.MĐ 04

4,86

54,18

104,12

0,17

1,59

10,87

104,57

0,441

89,6

BH.MĐ 05

4,57

53,48

103,87

0,15

1,48

10,83

104,37

0,56

80,06

BH.MĐ 06

4,64

53,12

104,09

0,16

1,36

10,76

103,87

0,302

78,4

BH.MĐ 07

4,17

55,14

168,32

0,13

2,43

5,52

102,21

0,067

45,03

BH.MĐ 08

4,09

51,14

168,02

0,12

2,33

5,75

101,47

0,09

44,8

BH.MĐ 09

4,23

51,82

167,4

0,11

2,38

5,41

101,35

0,084

44,19

Ghi chú: Kết quả phân tích của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ

BH.MĐ 01 -03: Mẫu đất tại xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

BH.MĐ 04-06: Mẫu đất tại xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

BH.MĐ 07-09: Mẫu đất tại xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Kết quả phân tích mẫu đất tại vùng trồng tam thất bắc tại Quảng Ngãi cho thấy:

Mẫu đất có pH dao động 4,09 – 5,07. Theo thang đánh giá thì đất tại các điểm xây dựng mô hình thuộc huyện Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, tình Quảng Ngãi được đánh giá là đất phèn yếu với trị số pH nằm trong khoảng từ 4,5-5,5.

Hàm lượng chất hữu cơ 1,36 – 2,45%, trong đó các mẫu đất tại Sơn Tây và Ba Tơ giàu chất hữu cơ hơn so với các mẫu đất tại Trà Bồng.

Hàm lượng Nitrat (NO3-) dao động 21,19 – 55,14 mg/kg. Hàm lượng Nitơ tổng số trong đất là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá độ phì nhiêu tiềm tàng của đất, còn nitơ dễ tiêu là dạng nitơ cung cấp trực tiếp cho cây trồng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Hàm lượng Nitơ tổng số trong các mẫu đất phân tích dao động trong khoảng 103,87 -168,32 g/kg. Như vậy, mẫu đất tại Quảng Ngãi có hàm lượng nito tổng số ở mức rất cao. Hàm lượng nito dễ tiêu đạt 5,41 – 11,21 mg/100g,

Hàm lượng phốt pho tổng số (P2O5): các mẫu đất có hàm lượng photpho tổng số dao động 0,11% - 0,21%. Theo đánh giá của Lê Văn Căn (1969) thì hàm lượng lân tổng số ở các mẫu đất > 0,1% (Đất giàu lân). Như vậy, mẫu đất lấy tại đây giàu lân. Hàm lượng photpho dễ tiêu trong các mẫu đất dao động 101,35 – 119,85 mg/kg và nếu đối chiếu theo thang đánh giá của Oniani thì có thể thấy là hầu hết các mẫu đất nghiên cứu đều có hàm lượng phôt pho dễ tiêu ở mức khá.

Hàm lượng kali tổng số (K2O): Mẫu đất có hàm lượng kali tổng số trong khoảng từ 0,067 – 0,56 mg/kg và hàm lượng kali dễ tiêu là 44,19 – 123,1 mg/kg.

Bảng 2. Kết quả phân tích các kim loại nặng

Mẫu đất

Hàm lượng Asen tổng số (mg/kg)

Hàm lượng cadmi (mg/kg)

Hàm lượng Chì (mg/kg)

Hàm lượng đồng tổng số (mg/kg)

Hàm lượng kẽm (mg/kg)

Hàm lượng Crom (mg/kg)

BH.MĐ 01

1,24

0,03

0,76

12,12

29,14

37,12

BH.MĐ 02

1,2

0,04

0,81

11,95

28,57

36,94

BH.MĐ 03

1,21

0,03

0,77

11,01

27,35

37,1

BH.MĐ 04

1,26

0,06

14,37

14,54

46,58

37,15

BH.MĐ 05

1,25

0,07

14,29

14,03

45,36

36,72

BH.MĐ 06

1,2

0,05

13,76

13,14

44,21

35,25

BH.MĐ 07

2,09

0,03

15,38

3,06

22,35

31,07

BH.MĐ 08

1,98

-

15,21

3,02

22,12

30,19

BH.MĐ 09

2,04

-

15,04

2,98

21,93

30,04

Giá trị giới hạn theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT

15

1,5

70

100

200

150

(Ghi chú: Kết quả phân tích của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ

BH.MĐ 01 -03: Mẫu đất tại xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

BH.MĐ 04-06: Mẫu đất tại xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

BH.MĐ 07-09: Mẫu đất tại xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Trong số các kim loại nặng phân tích thì Cu, Zn là hai nguyên tố vi lượng, có vai trò sinh lý đối với cây trồng. Các nguyên tố này trở thành những chất gây ô nhiễm môi trường nếu tồn tại ở nồng độ vượt quá mức cho phép. Kết quả phân tích trong bảng 2 cho thấy, Hàm lượng As trong mẫu đất dao động 1,2 – 2,09 mg/kg; hàm lượng Cd dao động 0 – 0,07 mg/kg; hàm lượng chì 0,76 – 15,38 mg/kg; hàm lượng Cu từ 2,98 – 14,03 mg/kg; hàm lượng kẽm từ 21,93 – 46,58 mg/kg và hàm lượng Crom từ 30,04 – 37,15 mg/kg. Hàm lượng kim loại nặng trong đất so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT quy định về mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất thì thấy rằng tất cả các mẫu đất nghiên cứu đều tích lũy kim loại nặng (As, Cu, Pb, Cd, Zn, Cr) nhưng với hàm lượng thấp hơn nhiều so mức giới hạn cho phép. Nói cách khác, tất cả các mẫu đất nghiên cứu đều an toàn về hàm lượng tổng số của kim loại nặng.

Hàm lượng As trong mẫu đất dao động 1,2 – 2,09 mg/kg; hàm lượng Cd dao động 0 – 0,07 mg/kg; hàm lượng chì 0,76 – 15,38 mg/kg; hàm lượng Cu từ 2,98 – 14,03 mg/kg; hàm lượng kẽm từ 21,93 – 46,58 mg/kg và hàm lượng Crom từ 30,04 – 37,15 mg/kg.

Bảng 3. Kết quả phân tích các vi sinh vật trong đất

Mẫu đất

Các vi sinh vật trong đất (vi khuẩn/ 100 ml)

E. coli

Coliform

Salmonella

BH.MĐ 01

0

100

0

BH.MĐ 02

100

150

0

BH.MĐ 03

0

200

0

BH.MĐ 04

0

90

0

BH.MĐ 05

0

120

0

BH.MĐ 06

0

100

0

BH.MĐ 07

0

150

0

BH.MĐ 08

0

100

0

BH.MĐ 09

100

50

0

Ghi chú: Kết quả phân tích của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ

BH.MĐ 01 -03: Mẫu đất tại xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

BH.MĐ 04-06: Mẫu đất tại xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

BH.MĐ 07-09: Mẫu đất tại xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Kết quả phân tích trong bảng 3 cho thấy, trong các mẫu đất tại địa điểm xây dựng mô hình không thấy xuất hiện Salmonella, chỉ có 2 nơi có 1/3 mẫu đất xuất hiện E coli với mật độ 100 vi khuẩn Ecoli/100 ml, còn Coliform trong các mẫu đất dao động 90 -200 vi khuẩn/ 100ml.

Như vậy, với kết quả đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất tại các địa điểm lựa chọn phù hợp để trồng cây Tam thất bắc. Khi trồng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

    1.  Đánh giá chất lượng nước tưới tại các điểm xây dựng mô hình

Bảng phân tích nước sử dụng để tưới cho cây Tam thất bắc tại các địa điểm xây dựng mô hình được tổng hợp trong bảng 4.

Bảng 4. Kết quả đáng giá dư lượng một số kim loại nặng và vi sinh vật trong nước tưới tam thất bắc tại Quảng Ngãi

STT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Kết quả phân tích trong nước tưới

Sơn Tây

Trà Bồng

Ba Tơ

1

Asen tổng số

mg/L

0,05

< 0,001

< 0,001

< 0,001

2

Cadimi

mg/L

0,01

< 0,003

< 0,003

< 0,003

3

Chì

mg/L

0,05

< 0,001

< 0,001

< 0,001

4

Thủy ngân tổng số

mg/L

0,001

< 0,0001

< 0,0001

< 0,0001

5

Crom tổng số

mg/L

0,04

< 0,001

< 0,001

< 0,001

6

Đồng tổng số

mg/L

0,5

0,006

0,008

0,0076

7

Kẽm

mg/L

1,5

0,062

0,102

0,085

8

E.Coli

Vi khuẩn/ 100 ml

100

0

100

0

9

Coliform tổng số

Vi khuẩn/ 100 ml

7500

100

150

50

10

Salmonella

Vi khuẩn/ 100 ml

-

0

0

0

Kết quả phân tích trong bảng 4 cho thấy, dư lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg, Cr) đều cho kết quả dưới ngưỡng phát hiện, hàm lượng Cu dao động 0,006 – 0,008 mg/L và Zn dao động 0,062- 0,102 mg/L nhỏ hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Các vi sinh vật gây hại trong nước tưới cũng không vượt giới hạn cho phép trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Như vậy, chất lượng nước tưới đạt tiêu chuẩn để sử dụng tưới cho cây Tam thất bắc.

    1.  Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Tam thất bắc

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Tam thất bắc ở các phương thức canh tác khác nhau được ghi lại trong bảng 5.

Bảng 5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Tam thất bắc ở các phương thức canh tác khác nhau tại Quảng Ngãi

Thời gian

Phương thức canh tác

Chiều cao thân chính (cm)

Đường kính thân (mm)

Số lá (lá)

Đường kính tán (cm)

Năm 2020

Giàn che

30,7

30,7

2,3

23,5

Vườn hộ

30,3

29,1

2,3

22,7

Tán rừng

29,7

28,7

2,3

20,3

Năm 2021

Giàn che

34,3

33,1

2,5

25,3

Vườn hộ

32,7

30,7

2,5

24,1

Tán rừng

31,3

29,3

2,5

23,7

Năm 2022

Giàn che

33,3

34,1

2,3

26,1

Vườn hộ

31,7

32,3

2,3

24,3

Tán rừng

31,1

30,7

2,5

23,7

Kết quả theo dõi trong bảng 5 cho thấy, trong mô hình trồng Tam thất bắc ở các phương thức canh tác khác nhau (dưới giàn che, trong vườn hộ, dưới tán rừng) cây Tam thất bắc sinh trưởng phát triển tốt nhất trong giàn che, tiếp đến là trong vườn hộ sau đó là ở dưới tán rừng. Điều này thể hiện qua kết quả theo dõi chiều cao cây, đường kính thân và đường kính tán của cây Tam thất bắc trong các mô hình với 3 phương thức canh tác.

Năm đầu sau khi trồng, mặc dù trồng từ cây giống 2 năm tuổi, nhưng trồng muộn thời vụ, các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển thấp hơn so với các năm sau. Năm 2020, chiều cao cây Tam thất bắc dao động 29,7 – 30,7 cm, đường kính thân đạt 28,7 – 30,7 mm, trung bình có 2,3 lá và tán rộng 20,3 – 23,5 cm. Năm 2021, chiều cao cây Tam thất bắc tại Quảng Ngãi đạt 31,3 – 34,3 cm, đường kính thân đạt 29,3 – 33,1 mm, trung bình có 2,5 lá và tán rộng 23,7 – 25,3 cm. Năm 2022, chiều cao cây Tam thất bắc đạt 31,1 – 33,3 cm, đường kính thân là 30,7 – 34,1 mm, trung bình có 2,3 - 2,5 lá và tán rộng 23,7 – 26,1 cm.

3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây Tam thất bắc tại Quảng Ngãi

Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Tam thất tại các mô hình ở Quảng Ngãi được ghi lại trong bảng 6.

Bảng 6. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây Tam thất bắc tại Quảng Ngãi

Thời gian

Phương thức canh tác

Bệnh gỉ sắt (Cấp)

Bệnh phấn trắng (Cấp)

Sâu xám (Cấp)

Năm 2020

Giàn che

1

0

1

Vườn hộ

1

0

1

Tán rừng

1

0

1

Năm 2021

Giàn che

1

1

0

Vườn hộ

1

1

0

Tán rừng

1

1

0

Năm 2022

Giàn che

1

0

1

Vườn hộ

1

0

1

Tán rừng

1

0

1

Kết quả theo dõi trong bảng 6 cho thấy, cây tam thất ít bị sâu bệnh hại. Năm 2020 và năm 2022 tại các địa điểm xây dựng mô hình có xuất hiện sâu xám, bệnh gỉ sắt và bệnh phấn trắng, tuy nhiên, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ (cấp 1). Năm 2021, cây tam thất bắc tại Quảng Ngãi có xuất hiện bệnh gỉ sắt và sâu xám gây hại ở mức độ thấp.

3.5. Năng suất Tam thất bắc

Kết quả theo dõi năng suất Tam thất bắc tại một số tihr miền núi tỉnh Quảng Ngãi được ghi lại trong bảng 7.

Bảng 7. Năng suất Tam thất bắc tại một số tỉnh miền núi Quảng Ngãi

Thời gian

Phương thức canh tác

Năng suất nụ hoa (kg/ha)

Năng suất củ (tạ/ha)

Năm 2021

Giàn che

85

-

Vườn hộ

70

-

Tán rừng

55

-

Năm 2022

Giàn che

165

21,5

Vườn hộ

160

17,8

Tán rừng

120

14,9

Sản phẩm dược liệu Tam thất bắc từ củ là chính, ngoài ra còn có nụ hoa có thể sử dụng làm trà dược liệu. Để đảm bảo dược tính của dược liệu Tam thất bắc trong củ thì chỉ thu hoạch củ tam thất bắc ở cây 3 năm tuổi trở lên. Dược liệu từ nụ hoa Tam thất bắc có thể thu hàng năm khi cây được 2 năm tuổi. Kết quả theo dõi năng suất (nụ hoa, củ) Tam thất bắc ở các phương thức canh tác cho thấy, sau khi trồng sang năm thứ 2 có thể thu được dược liệu nụ hoa tam thất bắc, tuy nhiên năng suất còn thấp do tỷ lệ ra hoa chưa đồng đều và ổn định, sang năm thứ 3 trồng thì các cây tam thất ra hoa nhiều, đều, ổn định, năng suất nụ hoa tăng lên đáng kể. Kết quả bảng 3 cho thấy, năm 2021 năng suất nụ hoa tam thất thu được dao động 55 – 85 kg/ha và năm 2022 là 120 – 165 kg/ha.

Năm 2022, đề tài tiến hành thu củ Tam thất bắc ở diện tích trồng đợt 1 (4/2020), kết quả tính toán cho thấy ở mô hình trồng dưới giàn che cho năng suất củ cao nhất, đạt 21,5 tạ/ha, tiếp đến là mô hình trồng trong vườn hộ, đạt 17,8 tạ/ha và thấp nhất ở mô hình truồng dưới tán rừng, trung bình 14,9 tạ/ha. Lý giải điều này do trồng giàn che có thể chủ động điều khiển được ánh sáng thích hợp cho cây tam thất bắc sinh trưởng phát triển tốt nhất ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, sử dụng dàn che làm tăng chi phí đầu tư, đồng thời khi sửa dụng giàn che cần phải thiết kế bố trí cọc chắc chắn, ổn định tránh khi gió to, mưa lớn làm sập, đổ giàn.

3.6. Chất lượng dược liệu Tam thất bắc

Kết quả phân tích mẫu dược liệu rễ củ Tam thất bắc trồng tại Quảng Ngãi được ghi lại trong bảng 8.

Bảng 8. Chất lượng dược liệu Tam thất bắc tại một số huyện miền núi Quảng Ngãi theo Dược điển V

TT

Tên chỉ tiêu

Trung bình kết quả phân tích

Dược điển Việt Nam V

1

Độ ẩm

9,5%

Không quá 14,0 %

2

Tro toàn phần

4,4%

Không quá 6,0 %

3

Tro không tan trong acid

2,1%

Không quá 3,0%

4

Tạp chất

0,1%

Không quá 1%

5

Chất chiết được trong dược liệu

26,4%

Không ít hơn 16,0%

6

Hàm lượng notoginsenoid R1

0,5%

Không ít hơn 0,4%

7

Hàm lượng tổng số notoginsenoid R1, ginsenoside Rg1 và ginsenoside Rb1.

6,0%

Không ít hơn 5,0 %

8

As

KPH

-

9

Cd

KPH

-

10

Hg

KPH

-

11

Pb

KPH

-

12

Cu

8,4%

-

13

Zn

13,1%

-

14

Abamectin

KPH

-

15

Ciperrmethrin

KPH

-

16

Dư lượng nitrit

KPH

-

Ghi chú: KPH – Không phát hiện

Trung bình kết quả phân tích các mẫu dược liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Kết quả phân tích trong bảng 8 cho thấy, độ ẩm dược liệu rễ củ Tam thất bắc đạt 9,5%, tro toàn phần là 4,4%, tro không tan trong acid là 2,1%, tỷ lệ tạp chất 0,1%, chất chiết được trong dược liệu 26,4%. Hàm lượng notoginsenoid R1 đạt 0,5%; Hàm lượng tổng số notoginsenoid R1, ginsenoside Rg1 và ginsenoside Rb1 đạt 6,0%. Trong các mẫu dược liệu rễ củ Tam thất bắc không phát hiện có Asen, Cadimi, Thủy ngân, chì, Abamectin, Ciperrmethrin và dư luợng nitrit. Kết quả phân tích các mẫu rễ củ Tam thất bắc tại các điểm xây dựng mô hình ở Quảng Ngãi cho thấy, các chỉ tiêu đều đạt so với quy định của Dược điển Việt Nam V và đảm bảo an toàn không tích lũy kim loại nặng cũng như các chất gây hại.

  1. Kết luận

Đất tại các địa điểm lựa chọn để xây dựng mô hình phù hợp để trồng cây Tam thất bắc. Các mẫu đất tại Sơn Tây và Ba Tơ giàu chất hữu cơ hơn so với các mẫu đất tại Trà Bồng. Đất có hàm lượng nitơ tổng số cao,  hàm lượng phôt pho dễ tiêu ở mức khá, giàu lân, trong đất đều tích lũy kim loại nặng (As, Cu, Pb, Cd, Zn, Cr) nhưng với hàm lượng thấp hơn nhiều so mức giới hạn cho phép trong QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Chất lượng nước tưới đạt tiêu chuẩn để sử dụng tưới cho cây Tam thất bắc theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Trong mô hình trồng Tam thất bắc ở các phương thức canh tác khác nhau (dưới giàn che, trong vườn hộ, dưới tán rừng) cây Tam thất bắc sinh trưởng phát triển tốt nhất trong giàn che, tiếp đến là trong vườn hộ sau đó là ở dưới tán rừng.

Về năng suất: Mô hình trồng dưới giàn che cho năng suất củ cao nhất, đạt 21,5 tạ/ha, tiếp đến là mô hình trồng trong vườn hộ, đạt 17,8 tạ/ha và thấp nhất ở mô hình truồng dưới tán rừng, trung bình 14,9 tạ/ha.

Về chất lượng: Tro toàn phần là 4,4%, tro không tan trong acid là 2,1%, tỷ lệ tạp chất 0,1%, chất chiết được trong dược liệu 26,4%, hàm lượng notoginsenoid R1 đạt 0,5%; hàm lượng tổng số notoginsenoid R1, ginsenoside Rg1 và ginsenoside Rb1 đạt 6,0%. Chất lượng dược liệu rễ củ Tam thất bắc tại Quảng Ngãi đều đạt so với quy định của Dược điển Việt Nam V và đảm bảo an toàn không tích lũy kim loại nặng cũng như các chất gây hại.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 412 trang.
  2. QCVN 03-MT: 2015/BTNMT, 2015. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất, Hà Nội, 5 trang.
  3. QCVN 08-MT:2015/BTNMT, 2015. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội, 13 trang.
  4. Đỗ Huy Bích và cs (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II. NXB khoa học kỹ thuật.
  5. Lê Văn Căn, 1978. Giáo trình Nông Hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
  6. Bộ y tế, 2017. Dược điển Việt Nam tập 2. Nhà xuất bản Y học.

Abstrac

Panax notoginseng (Burk F.H. Chen)) is a medicinal plant, mostly distributed in mountainous areas 1,100-1,500m above sea level, preferring warm and slightly shady, humid weather. Northern sage is a medicinal plant with high economic value. The fact that it has been successfully planted in the Northern localities shows that the income is up to 800 million -1 billion VND/ha after 2-3 years of planting. Soil quality at selected sites for model building in Ba To, Tra Bong and Son Tay in Quang Ngai province is suitable for growing Panax notoginseng (Burk F.H. Chen). Soil samples at Son Tay and Ba To were richer in organic matter than those at Tra Bong. The soil has a high total nitrogen content, a fairly easily digestible phosphorus content, is rich in phosphorus, and in the soil all heavy metals accumulate (As, Cu, Pb, Cd, Zn, Cr) but with much lower concentrations. compared with the allowable limit in QCVN 03-MT:2015/BTNMT. The quality of irrigation water meets the standards for use for irrigation of the northern Tam That tree according to QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

In the model of growing Panax notoginseng (Burk F.H. Chen) in different cultivation methods (under the canopy, in the household garden, under the forest canopy) Panax notoginseng (Burk F.H. Chen) grows best in the cover, next come in the household garden, then under the forest canopy.

For Productivity: The model planted under the forest canopy gave the highest tuber yield, reaching 21.5 quintals/ha, followed by the model planted in the household garden, reaching 17.8 quintals/ha and the lowest in the naked under the forest canopy model. average 14.9 quintals/ha.

For quality: Total ash is 4.4%, acid-insoluble ash is 2.1%, impurity rate is 0.1%, herbal extracts are 26.4%, notoginsenoid R1 content is 0.5%; the total content of notoginsenoid R1, ginsenoside Rg1 and ginsenoside Rb1 reached 6.0%. The quality of medicinal root of Panax notoginseng (Burk F.H. Chen) in Quang Ngai meets the requirements of Vietnam Pharmacopoeia V and ensures safety without accumulation of heavy metals as well as harmful substances.

Keywords: Medicinal plant (Panax notoginseng Burk F.H. Chen); rain and sun cover, hausehold garden và under the forest canopy

 

 

 

 Phạm Thị Tươi, Vũ Thị Vân Phượng, Phạm Thị Hồng Nhung,  

                          Nguyễn Thị Hương, Trương Thị Liên và Đặng Trọng Lương.