Chợ rùa trên mạng xã hội và thực trạng rùa ở Việt Nam

29/10/2022 11:08

Với trên 2,91 tỷ người dùng Facebook và hơn 2,24 tỷ người sử dụng mạng Youtube trên toàn cầu, mạng xã hội đã trở thành vũ khí không thể thiếu trong cuộc sống. Mạng xã hội cung cấp thông tin, tiện ích giải trí  đồng thời cũng là công cụ quan trọng của thương mại trực tuyến. Tận dụng khả năng kết nối từ xa,có thể che dấu được danh tính, mạng xã hội đã trở thành một kênh giao dịch, trao đổi động vật hoang dã (ĐVHD) và những sản phẩm từ những loài này.

Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã sử dụng đường dây nóng  để thông báo tới cơ quan quản lý và cập nhật cho người dân biết những vấn đề về ĐVHD. Tại Việt Nam trong năm2021, tổ chức này dã ghi nhận trên 4000 vụ vi phạm với 70% được phát hiện trên mạng. Do tính  ẩn danh, khó xác định người vi phạm và khả năng tiếp cận, phạm vi buôn bán ĐVHD. ngày một gia tăng  việc làm trái phép đã phát triển rộng trên các trang mạng xã hội.

Trong hơn180 loài ĐVHD bị thu giữ vào thời kỳ 2013- 2017, nhóm rùa lên tới trên 31,2%, phổ biến là rùa cạn và rùa nước. Việt Nam hiện là nơi cư trú của 31 loài rùa (gồm 26 loài rùa cạn, rùa nước ngọt và 5 loài rùa biển), chiếm 8,7% tổng số loài rùa trên thế giới và hơn 34,8% rùa bản địa châu Á. Năm 2020, rùa là nhóm ĐVHD bị buôn bán trái phép nhiều nhất tại Viêt Nam với 362 cá thể dược giải cứu. Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã liệt kê 24 loài rùa cạn, rùa nước ngọt và 5 loài rùa biển của Việt Nam trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng (IUCN, 2021).

Săn bắt và buôn bán trái phép ĐVHD và mất môi trường sống là mối đe dọa chính đối với sự tồn tại của các loài rùa, nguy cơ này là tình trạng nguy cấp của nhiều loài rùa bản địa.Bất chấp những nỗ lực của cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước, kiểm soát buôn bán ĐVHD nói chung và buôn bán rùa trên mạng xã hội nói riêng vẫn còn là vấn đề nổi cộm.  

Nhằm cung cấp những khuyến nghị liên quan, tổ chức Pan&Nature và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) đã phối hợp tổ chức khảo sát thực trạng Rùa trên mạng xã hội ở Việt Nam. Báo cáo khảo sát là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong hoạt động quản lý và buôn bán ĐVHD.

Loài Rùa trước nguy cơ buôn bán trái phép ở Việt Nam qua báo cáo khảo sát

Báo cáo"Chợ rùa trên mạng Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam năm 2021" do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan&Nature) và Chương trình bảo tồn Rùa Châu Á (ATP) khởi thảo cho biết, việc khảo sát trên nền tảng Facebook và YouTube cho thấy, thị trường rùa trên mạng xã hội Việt Nam diễn ra rất sôi động, 2021 là năm tăng trưởng mạnh so với nhiều năm trước; tăng trưởng này đã đi cùng trào lưu nuôi rùa làm thú cảnh. Sự da dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dạng độc lạ của rùa đã trở thành loại thú cưng mới trong xã hội.

Là động vật có tuổi thọ cao, nhiều người quan niệm nuôi rùa là cách làm tăng tuổi thọ của người thân trong gia đình, là cách mang lại bình an và giúp giảm vận xui; nuôi rùa sinh sản còn là hình thức được lựa chọn để kinh doanh. Ngoài những trang trại được cấp phép, nhân nuôi rùa sinh sản cũng là một cách làm phổ biến. Đa phần người nuôi rùa không có giấy tờ hợp pháp cho những cá thể đang nuôi. YouTube là kênh lâu đời, được thành lập từ năm 2009; còn trang Facebook ra đời vào năm 2013. Theo thời gian, thị trường buôn bán rùa trực tuyến ngày càng phát triển cả về số lượng, quy mô thị trường và hình thức kinh doanh với các loài không được phép buôn bán.

Việt Nam là nơi cư trú của 31 loài Rùa, chiếm 8,68% tổng số các loài Rùa trên thế giới và 34,8% loài Rùa bản địa của châu Ắ. Trong số 31 loài rùa với 26 loài rùa cạn , nước ngọt  05 loài rùa biển;4 loài được pháp luật bảo vệ bảo vệ theo phụ lục I CITES, 21 loài theo phụ lục II. Tuy nhiên, hiện vẫn có sự chồng chéo giữa bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) bộ Tài nguyên và Môi trường (BộTN&MT) trong quản lý.

Khai mạc toạ đàm “Chợ rùa trên mang xã hội và tình trạng loài rùa ở Việt Nam “do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan &Nature) phối hợp cùng Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) thực hiện ngày 14 tháng 10 tại Hà Nội, Giám đốc Pan &Nature Trịnh Lê Nguyên cho biết, tổ chức này đã phối hợp cùng ATP xuất bản báo cáo và tổ chức tọa đàm. Với việc chia sẻ nội dung báo cáo, ông hy vọng sẽ nhận được phản hồi tích cực từ phía các cá nhân và đơn vị tham dự.

Chia sẻ trong Tọa đàm Buôn bán rùa trái phép ở Việt Nam, Ông Hoàng Văn Hà, đại diện ATP cho biết, Châu Á là nơi rất đa dạng về rùa với 90 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu, Việt Nam có 31 loài rùa .Trong những loài rùa cạn, rùa nước ngọt nguy cơ tuyệt chủng , mức độ rất nguy cấp (CR) chiếm 57,7%; 30,8% ở mức nguy cấp (EN) và 1 loài chiếm  3,9% sắp nguy cấp (VU). Riêng với về rùa biển, 1 loài ở rất nguy cấp (CR), 1 loài nguy cấp (EN) và 3 loài còn lại sắp nguy cấp (VU). Gần đây,vi phạm liên quan đến rùa đầu to khá nhiều. Rùa mất môi trường sống do rừng chuyển đổi thành đất canh tác. Đặc biệt sự khai thác quá mức khiến nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, Trung Quốc được coi là “cối xay thịt” các loài rùa. Năm 1997, ở Thâm Quyến, chỉ trong hai ngày đã có tới hàng nghìn cá thể rùa bị buôn bán trái phép. Có nhiều tổ chức phóng sinh rùa,nhưng nhiều người không am hiểu về sinh thái rùa, chưa kể tới rùa vừa thả xong đã có người chích điện để bắt đem bán lại cho nơi có nhu cầu. Cho dù những cá thể rùa này được cứu hộ, nhưng khả năng sống sót lại rất thấp.

Săn bắt rùa diễn ra từ những năm 1980,nhưng đầu thậpniên 1990 mới tác động mạnh đến Việt Nam. Buôn bán bất hợp pháp như tảng băng chìm, khó ước lượng chính xác. Một số báo cáo ước tính có tới 10.000 tấn rùa tương đương 10.000.000 cá thể bị buôn bán trái phép từ các quốc gia khác sang Trung Quốc vào những năm 2000. Trong 2 thách thức chính để bảo vệ rùa, buôn bán rùa trên mạng xã hội ngày càng phổ biến. Về gây nuôi sinh sản, có sự khác nhau giữa các loài, nhất là loài quý, hiếm. Năm 2019, Việt Nam có 224 trang trại với hàng chục nghìn cá thể được đăng ký nhân nuôi, bao gồm nhiều loài rùa bản địa.Song những loài này vẫn phải đối mặt với với nguy cơ tuyệt chủng. Việc gây nuôi gây hại vì nhiều trang trại có tình trạng “rửa” ĐVHD, chưa kể đến điều kiện chăm sóc, vệ sinh chưa đảm bảo; vấn đề quản lý,giám sát chưa tốt, tạo nhiều kẽ hở cho buôn lậu. Riêng với rùa đầu to, do giá buôn lậu cao nên loài này bị săn lùng rất mạnh. Đường biên giới VN-Trung Quốc được kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhiều khả năng hợp pháp có thể diễn ra qua những trang trại nuôi rùa mới thành lập  Có thể thấy, giá trị kinh tế cao khiến nhiều loài rùa vẫn bị buôn bán trái phép và buôn bán trên internet gia tăng; hệ thống văn bản và thực thi luật được cải thiện nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ.

Chia sẻ trong tọa đàm “Chợ rùa trên mạng xã hội và tình trạng loài rùa ở Việt Nam” tại Hà Nội,  đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan&Nature) nhấn mạnh, không giống như thị trường truyền thống, những nền tảng mạng xã hội được thiết kế cho thương mại rùa trực tuyến với những lợi thế như dễ tiếp cận, chi phí thấp, dễ dàng che giấu danh tính đang là những thách thức lớn. Không như thị trường truyền thống, mạng xã hội thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận thuận lợi cho thương mại trực tuyến, có không gian mở và linh hoạt, dễ dàng che dấu danh tính; người bán và mua, chỉ cần trao đổi mặt hàng và giá tiền, không cần tiếp xúc trực tiếp và có những thông tin cá nhân. Những lợi thế này đã làm việc giám sát và kiểm soát hoạt động buôn bán bất hợp pháp ĐVHD nhất là rùa càng trở nên khó khăn. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số lượng mua, bán rùa trực tuyến cao nhất cả nước. Trong những kênh xác định, cửa hàng mua bán trên Facebook ở Hà Nội có 19 trang, tiếp đó là thành phố HCM với 17 trang. Ngoài trực tiếp phục vụ thú nuôi rùa, Hà Nội và Thp Hồ Chí Minh còn là nơi tập trung nhiều cửa hàng lớn phân phối lại cho nhiều địa phương.

Mạng xã hội và tình trạng buôn bán trái phép rùa-chia sẻ từ Trung tâm Con người& Thiên nhiên và các tỏ chức có liên quan

Facebook và Youtube là hai mạng xã hội lớn nhất được Pan&Nature  lựa chọn để khảo sát buôn lậu rùa trong năm 2021. Báo cáo nghiên cứu đã tập trung vào khảo sát buôn bán rùa sống trên các trang mạng. Thời gian khảo sát là những hoạt động buôn bán trong năm, được sử dụng và lọc theo thời gian. Nhóm nghiên cứu ghi nhận có 143 trang mạng liên quan tới hoạt động nuôi và buôn bán rùa, trong đó 96 trang còn cập nhật trong năm 2021 với 250 nhóm facebook liên quan đến hoạt động buôn bán,gồm 200 nhóm  hoạt động thường xuyên, 50 nhóm ít hoạt động (dưới 1 bài 1 tháng). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 2 địa phương có số trang và nhóm buôn bán rùa nhiều nhất với 17 loài bản địa được rao bán gồm 3.646 cá thể. Rùa núi vàng là loài bị buôn bán nhiều nhất vì dễ nuôi nhốt, có màu sắc bắt mắt. Phương thức vận chuyển không được công khai, nếu gần sẽ giao hàng trực tiếp, còn ở xã sẽ vận chuyển bằng ô tô. Facebook và Youtube có cơ chế kiểm soát nội dung. Tuy nhiên, các nhóm lại có nhiều chiêu để lách luật, như chèn thông tin vào ảnh, vào video, lập nhóm riêng quy định đối với thành viên. 

rua-1667016431.png

Buôn bán trái phép rùa diễn ra phổ biến trong các loài hoang dã ở Việt Nam.

Thống kê cho thấy, đa số Đa số người chơi rùa và tham gia hoạt động thương mại là nam giới.

tỉ lệ nữ là quản trị viên các kênh Facebook và YouTube dao động từ 1%-8%. Kênh YouTube có quản trị viên là nữ với đặc tính người chơi rùa thường trực tiếp sản xuất các video. Theo quan sát của Pan&Nature, các bài viết, video đều không nhắc tới giấy tờ nguồn gốc hay giấy phép của các cá thể rùa đang nuôi hay rao bán. Do vậy, người nuôi nếu không nắm được các quy định pháp luật liên quan có thể dễ vướng vào vòng lao lý. Trong 17 loài rùa bản địa được rao bán trên Facebook, tỉ lệ cao nhất là loài rùa núi vàng (Indotestudo elongata) và rùa cổ sọc (Mauremys sinensis) đang ở mức Cực kỳ nguy cấp (CR); rùa sa nhân (Cuora mouhotii) ở mức Nguy cấp (EN)  rùa ba gờ (Malayemis subtrijuga) xếp ở mức sắp nguy cấp (VU). Ngoại trừ rùa ba gờ, các loài rùa còn lại đều có chung đặc điểm dễ nuôi nhốt, có thể sinh sản trong điều kiện nhân tạo, vẻ bề ngoài được ưa thích thường bắt gặp trong tự nhiên.

Với  kênh Youtube, trong 44 loài xuất hiện trên video có 13 loài là rùa bản địa Việt Nam với 2 loài cực kỳ nguy cấp (CR) là rùa núi vàng và rùa hộp ba vạch, 8 loài ở mức nguy cấp (EN) và 2 loài sắp nguy cấp (VU) cần ưu tiên bảo vệ. Trong các loài ngoại lại cũng có 5 loài nguy cấp (EN) và 5 loài sắp nguy cấp (VU).

Tuỳ cỡ và loài, giá rùa có mức khác nhau. Những loài ngoại lai phổ biến như rùa tai đỏ thường có giá rẻ hơn từ 40.000đ tới 100.000đ/con. Có những cá thể rùa quý hiếm có thể trị giá lên tới trên 6 triệu đồng. Những cá thể đột biến thường được ưa chuộng trong giới nuôi rùa do hình dạng độc đáo như rùa bạch tạng, rùa lai. Sự đa dạng về hình dáng, màu sắc và giá cả khiến rùa trở thành vật nuôi được nhiều người thuộc mọi lứa tuổi, đối tượng khác nhau lựa chọn. Giới trẻ thường lựa chọn những loài giá rẻ, dễ nuôi và hình dáng bắt mắt;còn người chơi lâu năm hoặc cao tuổi chọn những loại giá cao, độc lạ hơn.

Để dảm bảo an toàn, người nuôi, thường chú ý tính pháp lý, không tuỳ ý tái thả, đảm bảo vệ sinh khi nuôi nhốt. Với các cơ quan quản lý, họ coi buôn bán rùa trực tuyến là một phần của buôn lậu đơn vị vận chuyển cần có phương thức kiểm soát hàng hoá buôn bán và các nền tảng xã hội cần có cơ chế giám sát để tránh tiếp tay buôn bán lậu, đồng thời nâng cao nhận thức bảo tồn động vật hoang dã.

Phong trào facebooker, youtuber tạo nhiều trang, nhóm buôn bán  cổ suý nhu cầu nuôi ĐVHD đặc biệt là rùa. Khảo sát trên nền tảng Facebook và Youtube năm 2021 cho thấy,thị trường rùa trên mạng xã hội Việt Nam diễn ra rất sôi động, là năm tăng trưởng nhanh nhất. Sự gia tăng này đã đi cùng trào lưu nuôi rùa làm thú cưng, thú cảnh,

Ngoài nền tảng Facebook và Youtube, các chủ cửa hàng còn xây dựng nhiều kênh mạng xã hội khác nhằm tương tác và dễ tiếp cận với nhiều người tiêu dùng. Quản trị viên của các trang mạng đồng thời cũng là quản trị viên của các nhóm, kênh truyền thông nhằm gia tăng quan hệ tương tác,củng cố cộng đồng nuôi và tổ chức diễn đàn chia sẻ và phát triển cộng tác viên buôn bán . Phần lớn rùa rao bán là những cá thể rùa nước ngọt, da dạng về chủng loại. Theo quan sát của giới nghiên cứu, nội dung các bài viết hoặc vidio đều không đề cập đến giấy tờ về nguồn gốc hoặc giấy phép của các cá thể rùa đang nuôi hoặc rao bán.

Do người bán không dùng danh tính thật, có thể dùng nhiều tài khoản và thông tin cá nhân khác nhau nên rất khó để giám sát, phát hiện và xử lý đối tượng mua bán bất hợp pháp. Thị trường trực tuyến với quy mô rộng lớn, có thể khu trú được đối tượng tiếp cận bằng các trang mạng, hội nhóm và cộng đồng có mối quan tâm thu hút người mua. Với tính chất thúc đẩy liên kết, các trang mạng xã hội góp phần mở rộng nhanh thị trường trực tuýên

Tại diễn đàn trao đổi, thay mặt Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) Bà Bùi Thị Hà cho biét, từ năm 2015 đến nay, ENV đã duy trì cơ sở dữ liệu vi phạm về động ĐVHD để thông báo tới cơ quan quản lý và cập nhật cho người dân. Trước đây, những vi phạm thường diễn ra ở các cơ sở với những địa điểm cụ thể, nhưng ngày nay mạng internet gia tăng nhanh do việc sử dụng công cụ này được ưa chuộng  Đối với các vụ vi phạm trên mạng, ENV có những cách xử lý riêng: Với loài không quý hiếm, ENV tuyên truyền xoá bỏ bài đăng, nhưng với loài quý hiếm thì ENV kiểm tra kỹ lưỡng và chuyển đến cơ quan chức năng. ENV ghi nhận những nỗ lực của cơ quan chức năng v luật pháp đã khá chặt chẽ, với quảng cáo về các loài ĐVHD bị cấm có thể phạt lên tới 100 triệu đồng.

Đại diện cho Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR), TS. Phạm Thế Cường cho rằng, Hợp pháp hoá nuôi rùa đang là mối lo ngại hiện nay, một số trang trại chỉ nuôi vài trăm con nhưng đăng ký số lượng rất lớn. Nghị định 84/2021 chỉ đặt ra vấn đề việc nuôi nhốt các loài bản địa có ảnh hưởng đến hệ sinh thái; hai là vấn đề lai tạp trong các trại nuôi dễ làm mất đi các loài bản địa. Những năm 1990, loài ba ba trơn được nuôi phổ biến, nhưng sau khi phát hiện là loài mới trong khoa học, đến nay gần như không còn ba ba đốm lớn thuần chủng trong tự nhiên nhưng chưa nhóm nào được đưa vào Sách đỏ của IUCN

Về rào cản trong xử lý vi phạm

Đại diện ENV cho rằng, khó nhất là xác minh đối tượng vi phạm, nhất là buôn bán ĐVHD trên mạng xã hội. Mặc dù vậy, tổ chức này cho rằng, vẫn có cách phù hợp để xử lý. Vi phạm thường gặp là ngà voi, sừng tê giác, tê tê, gấu và hổ. Đối với rùa, nếu tính riêng từng loài vi phạm không nhiều nhưng về tổng thể con số lại khá lớn. ENVđâ thống kê được hơn 2.000 vi phạm cả về loài rùa cạn, nước ngọt và rùa biển, tất cả các loài đều vi phạm, Riêng rùa Hoàn Kiếm. núi Vàng, sa nhân và núi Viền bị buôn bán nhiều nhất. Rùa ngoại lai có hơn 200 vụ vi phạm, nếu nuôi nhốt loài này có nguy cơ rất lớn đối với đa dạng sinh học Việt Nam. Vấn đề dặt ra là các tổ chức bảo tồn có hành động thế nào để thúc đẩy các trang mạng xử lý vi phạm?

Theo dại diện  ATP, hiện tổ chức này đang tập trung nghiên cứu và bảo tồn ngoài thực địa, còn buôn bán rùa trên mạng là chủ đề mới nên cần kêu gọi cộng đồng báo cáo vi phạm để các trang, nhóm xã hội này tự khoá hoặc chỉ chia sẻ thông tin với ENV.

Tổ chức ENV cho rằng, các tổ chức bảo tồn cần phối hợp chặt chẽ để xử lý vi phạm dựa trên nền tảng sử dụng quy định pháp luật quốc tế mà CITES đã áp dụng trên toàn cầu. Theo đó, các cơ sở kinh doanh có giấy phép không bị cấm, ngoại trừ đối tượng rất tinh vi và áp dụng mức xử phạt nghiêm khắc nhất với đối tượng vi phạm từng được ghi nhận trên internet.

Trao đổi về những cá thể rùa sau khi tịch thu được chăm sóc, tại các trung tâm cứu hộ Chuyên gia cứu hộ ĐVHD nhấn mạnh, cần kiểm tra sức khoẻ, cách ly và chăm sóc rồi mới tái thả. Việc tái thả rùa tại các trung tâm cứu hộ cần phối hợp với ATP để làm theo đúng quy chuẩn của IUCN. Trước đây, công tác cứu hộ có nhiều khó khăn nhưng gần đây, tỉ lệ cứu hộ thành công cao, đã đạt trên 90%. Riêng loài ngoại lai không thể tái thả mà chủ yếu nhằm vào phục vụ mục đích trưng bày và nghiên cứu khoa học.

Bình luận về tình trạng nuôi và thả rùa tai đỏ ra môi trường thời gian qua, đại diện của Viện Sinh thái và Tài Nguyên Môi trường(IEBR) cho rằng, Rùa tai đỏ là một trong những loài xâm hại nguy hiểm nhất vì nó ăn tạp, ảnh hưởng đến các loài bản địa, môi trường sống của các loài. Loài này rất dễ sống nên cạnh tranh trực tiếp với các loài rùa khác, lượng nhập vào Việt Nam vô cùng lớn, hàng vạn con/năm. Theo đại diện của ATP, chưa có dự án nghiên cứu cụn thể về rùa tai đỏ.  chưa ghi nhận về loài rùa này trong tự nhiên do chúng thường được thả trong ao, hồ nên khó tiếp cận môi trường sinh sản trên cạn. Còn theo ENV, Rùa tai đỏ là loài xâm hại theo Thông tư 35 của Bộ TN&MT cần tiêu huỷ. Thậm chí, phát tán loài này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu số lượng nhiều có thể bị xử phạt hình sự.

Về nuôi nhốt các loài rùa ngoại lai, đại diện của IEBR nêu rõ, không thể đánh đồng người được phép nuôi và những người nuôi bất hợp pháp. Giải pháp tốt nhất là sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan địa phương về giám sát trại nuôi, lượng động vật hàng năm.Tuy nhiên, thực tế việc kiểm soát, quản lý vẫn còn nhiều lỗ hổng. Các loài ngoại lai hầu hết đều nhập bất hợp pháp, nếu phát hiện sẽ bị tịch thu.

Nhìn chung, theo dại diện của tổ chứcWild Act, nền tảng xã hội đang kiếm tiền trên thông tin người dùng nên cần phải nâng cao khả năng kiểm soát vi phạm. Dù các bên đã có nỗ lực nhưng cần hợp tác chặt hơn với những đơn vị bảo tồn để xử lý một cách hiệu quả. Mặt khác, cần nâng cao trách  nhiệm thanh lọc thông tin vi phạm với sự hỗ trợ tích cực t phía người dùng, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật,

Thay cho lời kết

Nuôi rùa có những đóng góp về kinh tế; nhưng việc thực hiện ở Việt Nam chưa tốt, chưa kể đến còn thiếu quy chuẩn về kỹ thuật nuôi, việc kiểm tra, giám sát phụ thuộc rất nhiều vào địa phương. Việc giám định hầu hết những vụ vi phạm về ĐVHD, bao gồm cả các loài rùa bị cấm cho thấy, rất nhiều người không biết rằng mình vi phạm, chứng tỏ truyền thông chưa tới người dân, cần đẩy mạnh hoạt dộng này để tránh tình trạng vô tình vi phạm pháp luật.

Săn bắt, tiêu dùng và nuôi nhốt rùa hoang dã khiến nhiều loài trở nên nguy cấp khi môi trường sống bị thu hẹp và suy thoái. Nhu cầu rùa cảnh và hoạt động thương mại rùa không chỉ ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của quốc gia mà còn vượt ra ngoài biên giới đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về mối nguy hại của buôn bán trái phép trên mạng xã hội đối với quần thể hoang dã của các loài nguy cấp.

Việt Nam đã có những quy định pháp luật về xử lý hành vi buôn bán ĐVHD không có giấy phép và nguồn gốc xuất sứ, nhưng việc thi hành còn nhiều hạn chế. Thực tế này đòi hỏi cơ quan thực thi pháp luật cần coi giao dịch tực tuyến ĐVHD trong dó có rùa là một phần quan trọng, phải theo rõi giám sát nghiêm ngặt và điều tra chặt chẽ. Nền tảng mạng xã hội đã có chính sách kiểm soát quảng cáo và giao dịch ĐVHD nhưng người dùng vẫn có muôn vàn cách thức để lách luật, do đó cần có cơ chế cập nhật thường xuyên đối với các trang mạng xã hội về các nội dung vi phạm, nâng cao hiệu quả báo cáo vi phạm của người dùng và cấm vĩnh viễn tài khoản có hành vi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng trong kinh doanh ĐVHD.

Các mạng xã hội có thể nâng cao nhận thức cho người sử dụng bằng cách phản hồi những bài viết vi phạm do không hiểu rõ quy định pháp luật và không cố ý vi phạm . Mạng xã hội có thể góp sức vào nâng cao nhận thức công chúng thông qua việc tiếp sức cho những chiến dịch giảm cầu tiêu thụ ĐVHD để chuyển thông điệp đến đông đảo công chúng và người tiêu dùng. Hy vọng hoạt động truyền thông sẽ mang lại kết quả tốt đẹp trong nâng cao nhận thức cộng đồng. 

Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "Chợ rùa trên mạng xã hội và thực trạng rùa ở Việt Nam" tại chuyên mục Góc nhìn chuyên gia. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309