TS. Lê Thành Ý: Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long từ tầm nhìn Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

30/06/2022 08:09

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045; ngày 18/6/2022 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số này với mục tiêu và nhiều nhiệm vụ cụ thể .

Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch Ngày 21tháng 6, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL, Nội dung Quy hoạch nổi lên nhiều điểm sáng:, Đây là bản quy hoạch tích hợp cấp vùng đầu tiên của cả nước, được tổ chức công bố dưới sự chủ trì của Thủ tướng.với 3 trụ cột phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường được xây dựng trên nền tảng văn hóa bản địa, lấy con người làm trung tâm, coi tài nguyên nước là cốt lõi, chuyển đổi mô hình sinh kế theo hướng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Những điểm mới trong quy hoạch được tích hợp từ "Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới".

rr2jpg-1656551255.crdownload

Cùng với công bố Quy hoạch, Chương trình hành động của Chính phủ đã tập trung vào triển khai đồng bộ việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư; quảng bá hình ảnh, vùng đất, văn hóa, con người ĐBSCL qua triển lãm ảnh nghệ thuật "Khát vọng phát triển" và cam kết tài trợ của nhóm 6 ngân hàng. Đây được xem là "hội nghị hành động" để tạo ra nguồn lực mới hiện thực hóa Quy hoạch vùng.

Tham gia Hội nghị, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Carolyn Turk, đã có bài phát biểu từ nhìn nhận khách quan của một định chế tài chính toàn cầu, Diễn đàn trích đăng một số nội dung cơ bản để thông tin cùng bạn đọc.

Sau lời chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã đạt được cột mốc quan trọng công bố bản Quy hoạch rất được mong đợi cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bà Carolyn Turk đã chân thành cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng các Bộ chủ chốt của Trung ương và các tỉnh, thành đã lãnh đạo trong quá trìnhlập Quy hoạch vùng đầu tiên này. Bà cho rằng đây là thành quả của cách tiếp cận mới mang tính toàn diện và chiến lược đối với sự phát triển vùng. Quy hoạch thể hiện cách tiếp cận toàn diện của Chính phủ và cam kết mạnh mẽ thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao khả năng thích ứng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo bà, vùng này là điểm nóng toàn cầu về biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng và các tác động phát triển sắp tới, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện tư duy và tầm nhìn mới cho khu vực. Quy hoạch đưa ra những cơ hội to lớn để tạo ra các giá trị mới và mang lại sự chuyển đổi, cũng như tiềm năng tăng trưởng xanh bền vững, đồng đều và thịnh vượng lâu dài. Bà thống nhất với những lĩnh vực ưu tiên và hành động dự kiến mà đại diện lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu cụ thể trong các bài phát biểu.

rr1-1656551250.jpeg

Chuyển từ tầm nhìn và quy hoạch sang thực hiện là một thách thức. Đã có một số xu hướng  cần được giải quyết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế của vùng.Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế , nhưng đây lại là vùng các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên mức trung bình cả nước gia tăng trong giai đoạn 2015-2019. Điều này càng thêm phức tạp bởi cuộc khủng hoảng kép do hạn hán vào năm 2020 và đại dịch COVID-19. Đồng bằng sông Cửu Long đã chứng kiến tình trạng di cư do biến đổi khí hậu.Trong năm 2020 số người di cư của vùng chiếm tới 37% lương người di cư trong cả nước . Nhiều ước tính cho thấy tác động gia tăng hàng năm của BĐKH gây thiệt hại cho toàn vùng lên tới 70 triệu USD trong mùa mưa do ngập lụt và chừng 1,7 tỷ USD vào mùa khô do hạn, mặn. Ngoài ra, tác động dài hạn của đại dịch Covid-19, bất ổn kinh tế toàn cầu và của thị trường khiến khu vực phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong thực hiện những mục tiêu tham vọng  để đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Từ thực tiễn của vùng, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới Việt Nam đã nêu ra một số điểm quan trọng lưu ý các hoạch định chính sách của Việt nam cần cân nhắc khi chuyển từ quy hoạch sang hành động: đó là đảm bảo tập trung cao độ vào hiệu quả , hiệu lực và đảm bảo sự phối hợp theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.

 Phân tích các khía cạnh này, Carolyn Turk nhấn mạnh, Quy hoạch vùng cần đi cùng một  Chương trình hành động chiến lược và khả thi, trong đó xác định rõ các ưu tiên đầu tư trong khung thời gian và vớinguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhất định.

Với nhu cầu vốn tối thiểu từ nay đến năm 2030 lên tới 57 tỷ USD để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; điều quan trọng là phải có tầm nhìn khu vực để tập trung thực hiện những hành cấp bách và mang lại những tác động to lớn. Điều này đồng nghĩa với đảm bảo các nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả hơn nhằm tối đa hóa lợi ích về xã hội và môi trường. Trên cơ sở Quy hoạch vùng, Carolyn Turk mong muốn các nhà hoạch định chính sách tiếp tục sắp xếp thứ tự ưu  tiên các dự án đầu tư cấp vùng và phân bổ ngân sách để chuẩn bị những dự án đã lên kế hoạch và đặc biệt là, đơn giản hóa các quy trình phê duyệt để nâng cao tính sẵn sàng và đảm bảo quyền làm chủ cũng như trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện dự án ưu tiên.

Trong bài phát biểu, bà vui mừng nhận thấy Chính phủ việt Nam đã chú trọng huy động sự tham gia của khu vực tư nhân và nhấn mạnh việc sớm ban hành các quy định pháp lý và cơ chế, cũng như thể chế cần thiết để tăng cường nguồn vốn tư nhân.

Về đảm bảo sự phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang; Giám đốc Ngân hàng thế giới Việt Nam cho rằng,việc thực hiện quy hoạch đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới của toàn bộ Chính phủ. Theo đó, cần có cách chỉ đạo rõ ràng và thống nhất về vai trò và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, đồng thời với đảm bảo sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan và giữa các cấp quản lý. Ở cấp trung ương, địa phương và ngành, những cải cách thể chế và chính sách cần tiếp tục tăng cường để điều phối. Theo đó, bà đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Hội đồng Điều phối vùng trong sắp xếp thứ tự ưu tiên và thực hiện các dự án vùng, xây dựng nền tảng hiệu quả để ra cácquyết định thực chứng và thúc đẩy các giải pháp tích hợp liên ngành.Các quy hoạch ngành và ở cấp tỉnh được lập phải đảm bảo tính kế thừa và nhất quán với quy hoạch vùng, đồng thời có cơ chế và biện pháp khắc phục rõ ràng những mâu thuẫn, trùng lặp hoặc hạn chế.

Để đảm bảo quy hoạch vùng luôn cập nhật, việc quy hoạch cần đáp ứng khả năng thích ứng, linh hoạt trong thực hiện và điều quan trọng là có cơ chế phản hồi hiệu quả. cho phép phản ánh, đánh giá, cập nhật và điều chỉnh liên tục. Đồng thời, cần có khung giám sát đánh giá để ghi nhận, đánh giá tiến độ và chất lượng thực hiện.

Là một đối tác tin cậy lâu năm, Ngân hàng Thế giới thể hiện vinh dự được hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lập Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long để cung cấp các phân tích nền tảngphục vụ công tác lập Quy hoạch và xây dựng chính sách tăng cường điều phối vùng. Ngân hàng Thế giới t sẽ tiếp tục hỗ trợ khi Quy hoạch được triển khai và cam kết mang tri thức toàn cầu, khả năng tập hợp

và nguồn lực tài chính của mình để hợp tác với Chính phủ, các đối tác phát triển, khu vực tư nhân và các bên liên quan nhằm đạt được tăng trưởng bền vững, thích ứng với khí hậu và bao trùm  Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết thúc bài phát biểu Carolyn Turk đã vui mừng thông báo, theo yêu cầu của Việt Nam, các cán bộ của Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu chuẩn bị một chương trình tổng hợp để thực hiện Quy hoạch vùng, tăng cường khả năng thích ứng, sinh kế và tài sản của người dântại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm tăng năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh của vùng khi phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn về khí hậu và phát triển cùng với nhữngtác động do đại dịch COVID-19 gây ra.

Trong tầm nhìn dài hạn, ĐBSCL sẽ phát triển trở thành vùng đất an toàn, trù phú, thịnh vượng. Tương lai này đến nhanh hay chậm đang đòi hỏi những nỗ lực để vượt qua thách thức,và tận dụng thời cơ,. Diện mạo tương lai đồng bằng đã được định hình rõ, cần có tư  duy, cách tiếp cận và hành động quyết liệt  hơn.

TS. Lê Thành Ý: