Trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, Đông Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

17/04/2024 11:21

Nền kinh tế quốc dân (KTQD) là tất cả những gì diễn ra trong kinh tế của một đất nước, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động khác nhau được kết nối bằng thương mại, giao dịch kinh doanh và phân công lao động. Nền kinh tế ĐA-TBD bao gồm KTQD của tất cả những nước phát triển và đang phát triển trong khu vực.

Trong cập nhật kinh tế khu vực công bố vào tháng tư năm 2024 Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nền kinh tế ĐA-TBD có khả năng phục hồi tốt hơn nhiều khu vực khác với đà tăng trưởng cao hơn năm 2023.

Thông cáo báo chí số 2024 ngày 31 tháng 3 năm 2024 của W.B đã chỉ ra những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với phần còn lại của thế giới nhưng vẫn thấp hơn so với mức đạt được trước đại dịch Covid 19. Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực bán thường niên của tổ chứ cnày đã làm rõ hơn khả năng tăng trưởng khi thương mại toàn cầu phục hồi và điều kiện tài chính nới lỏng hỗ trợ những nền kinh tế khu vực phát triển nhưng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách không chắc chắn lại đang kìm hãm đà tăng trưởng.

nen-kinh-te-1713327635.png

 Về khả năng tăng trưởng của các nước trong khu vực dưới góc nhìn nghiêm cứu

Tháng 12/2023, khi cầu nội địa gia tăng mạnh đã thúc đẩy tăng trưởng cao hơn tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng đối với những  nền kinh tế đang phát triển ở Trung Quốc, Ấn Độ và toàn khu vực.

Kinh tế toàn khu vực được dự báo tăng 4,9% trong năm 2024, cao hơn mức dự báo này vào tháng 9.202 là 4,7% và theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 12 năm 2023, mức lạm phát của khu vực trong năm 2024 sẽ giảm từ 3,6% trước đó xuống còn 3,5.%

Báo cáo cập nhật Kinh tế Đông Á -Thái Bình Dương Tháng 4 năm 2024 của W.B cho biết, do nợ công cao, bất động sản yếu và căng thẳng thương mại ảnh hưởng nên tăng trưởng khu vực dự báo sẽ giảm từ mức 5,1% của năm 2023 xuống còn 4,5% trong năm 2024. Theo đó, tăng trưởng của các nước đang phát triển trong khu vực (trừ Trung Quốc) sẽ tăng lên 4,6% so với mức tăng 4,4% của năm 2023, riêng CHND Trng Hoa (Trung Quốc) giảm xuống còn 4,5%. Đối với các quốc đảo Thái Bình Dương, tăng trưởng được dự báo sẽ giảm từ mức 5,6% của năm 2023 xuống 3,6% trong năm 2024. Do sự phục hồi sau đại dịch giảm dần và sự chậm lại phản ánh việc bình thường hóa tăng trưởng ở  một số quốc gia như Fiji giảm xuống còn 3,5% trong năm 2024 so với mức tăng trưởng đặc biệt mạnh 8% của năm 2023.

Trong bối cảnh nhu cầu sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng ở Đông Nam Á được dự báo giảm từ 4,6% xuống còn 4,3% . Triển vọng của các nền kinh tế thuộc khu vực Cáp -ca-dơ và Trung Á tăng nhẹ, trong khi dự báo đối với các nền kinh tế Thái Bình Dương không thay đổi với mức dự báo của Việt Nam giảm xuống còn 5,2% so với mức đạt được của năm 2023 trên 6%.

Theo các chuyên gia kinh tế, khi nhu cầu hàng hóa toàn cầu gia tăng vào nửa cuối năm 2024, đầu tư sản xuất sẽ hỗ trợ tăng trưởng. Từ kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách, Trung Quốc sẽ có thêm nhiều chương trình kích thích phát triển những ngành sản xuất ô tô, thiết bị điện và điện tử công nghệ cao. Nhờ những biện pháp kích thích kinh tế, Trung Quốc nền kinh tế lớn thứ hai Thế giới, có thể đạt mức tăng trưởng 5% GDP trong năm 2024. Hỗ trợ chính sách tài khóa là giải pháp quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc. Sự phục hồi của quốc gia này được thúc đẩy bởi các khoản trợ cấp hoặc ưu đãi thuế toàn cầu..

Triển vọng của kinh tế Nhật Bản trong năm 2024 khá khiêm tốn, khó gia tăng nhịp độ tăng tăng trưởng sản lượng trong nửa đầu năm. Mặc dù chính sách tài khóa giữ cho nền kinh tế không xấu đi, nhưng cũng khó tạo ra tăng trưởng mạnh cho đến giữa năm 2024. Lạm phát Nhật Bản được dự báo giảm dần và kết quả đàm phán quốc tế sẽ giúp cải thiện mức tăng lương thực tế với dự báo đạt mức tăng trưởng dương vào khoảng giữa năm 2024. Điều này giúp thúc đẩy tiêu dùng, đồng thời với tăng chi tiêu đầu tư. Nửa sau của năm 2024 được kỳ vọng thị trường Mỹ và châu Âu dần khởi sắc, xuất khẩu tăng trưởng sẽ tạo thêm sức sống cho nền kinh tế. Khi ngân hàng trung ương Nhật Bản và các nước cắt giảm lãi suất từ giữa năm 2024, nhu cầu của thị trường quốc tế đối với hàng hóa Nhật Bản sẽ gia tăng.

Không giống Trung Quốc và Nhật Bản, nhu cầu trong nước của khu vực Dông Nam Á đóng vai trò mạnh mẽ trong việc ổn định tăng trưởng trong năm 2023. Trong năm 2024, điều này tiếp tục được kỳ vọng khi các nhà xuất khẩu chờ đợi chi tiêu thương mại và đầu tư toàn cầu tăng lên cùng với sự trở lại của khách du lịch được hỗ trợ bởi công suất các chuyến bay mở rộng và nới lỏng các yêu cầu thị thực trong toàn khu vực, Một động lực khác để các nước Đông Nam Á tăng trưởng là chính sách tài khóa dự kiến tiếp tục tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện hiệu quả và giảm chi phí. Indonesia, Philippines, Việt Nam đã tập trung vào các dự án như cơ sở hạ tầng đường bộ, cầu đường sắt và nâng cao năng lực điện tử.

Tại Đông Nam Á, vấn đề lạm phát đã được cải thiện trong năm 2023. Mặc dù vậy, rủi ro lạm phát vẫn chưa hoàn toàn mất đi. Một trong các nguyên nhân chính là cuộc khủng hoảng trong khu vực và nhiều nơi khác làm gián đoạn thương mại giữa châu Âu và châu Á , thời gian vận chuyển kéo dài và giá dầu có thể tăng cao..

Báo cáo nhật Kinh tế Đông Á -Thái Bình Dương Tháng 4 năm 2024 của W.B đã chỉ ra ra những rủi ro tiềm ẩn, bao gồm cả sự suy thoái lớn hơn dự kiến của kinh tế toàn cầu, lãi suất cao và kéo dài hơn ở các nền kinh tế lớn, sự không chắc chắn về các chính sách kinh tế gia tăng trên toàn thế giới hoặc leo thang căng thẳng địa chính trị.

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo đưa ra bằng chứng cho thấy, tăng năng suất của các công ty hàng đầu trong khu vực đã chậm lại so với các công ty hàng đầu toàn cầu. Khoảng cách này đặc biệt lớn trong các ngành thâm dụng kỹ thuật số. Do các công nghệ mới thường được các công ty hàng đầu áp dụng trước và sau đó mới lan sang các doanh nghiệp khác, xu hướng này gây lo ngại cho nhiều doanh nghiệp trong khu vực.

Theo thông cáo báo chí số 2024 ngày 31 tháng 3 năm 2024 phát đi từ Thủ đô Washinton(Hoa Kỳ) của  Ngân hàng Thế giới(W.B) thì, những nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng mạnh  hơn so với phần còn lại của thế giới nhưng vẫn thấp hơn so với mức đạt được trước đại dịch, Covid 19. Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực bán thường niên của (W.B) đã làm rõ hơn, trong khi thương mại toàn cầu phục hồi và điều kiện tài chính nới lỏng sẽ hỗ trợ những nền kinh tế khu vực, nhưng  chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách không chắc chắn lại đang kìm hãm đà tăng trưởng

Thay lời kết luận

Phát biểu tại lễ công bố sự kiện, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của W.B,Manuela V. Ferro cho rằng “Ngay cả khi đang phải đối mặt với môi trường toàn cầu đầy thách thức và không chắc chắn, dân số già hóa và những tác động của biến đổi khí hậu mạnh hơn; khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế thế giới” Bà cho biết: “Các quốc gia trong khu vực có thể duy trì đà tăng trưởng bằng cách đẩy nhanh việc mở cửa nhiều hoạt động hơn cho đầu tư tư nhân, giải quyết các thách thức của lĩnh vực tài chính và thúc đẩy năng suất.”

Báo cáo ADO 2024 đã gợi ra những rủi ro tiềm ẩn, bao gồm cả sự suy thoái lớn hơn dự kiến của kinh tế toàn cầu, lãi suất cao và kéo dài hơn ở các nền kinh tế lớn, sự không chắc chắn về các chính sách kinh tế gia tăng trên toàn thế giới và leo thang căng thẳng địa chính trị.

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo đưa ra bằng chứng cho thấy tăng năng suất của các công ty hàng đầu trong khu vực đã chậm lại so với các công ty hàng đầu toàn cầu. Do các công nghệ mới thường được các công ty hàng đầu áp dụng trước và sau đó mới lan sang các doanh nghiệp khác, xu hướng này gây lo ngại cho nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Nâng cao năng suất doanh nghiệp là yếu tố then chốt cho tăng trưởng bề vữngvà dài hạn của khu vực.

Những trở ngại lên cạnh tranh, kỹ năng lao động không đồng đều và quản lý yếu kém làm cho tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp chậm lại. Mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho cạnh tranh gay gắt hơn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đầu tư cho giáo viên và giáo dục đại học có thể giúp tăng năng suất.

Chuyên gia Kinh tế Trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, Aaditya Mattoo cho biết: “Trong khi tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực đã vượt qua hầu hết các nền kinh tế đang phát triển khác trong những thập kỷ gần đây, điều này được thúc đẩy bởi đầu tư hơn là tăng năng suất. Ông nhấn mạnh:“Các hành động chính sách táo bạo nhằm thúc đẩy cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục có thể hồi sinh nền kinh tế của khu vực.

Trung Đức