Những vần thơ sống mãi trong lòng dân

05/10/2023 15:42

Trong cả cuộc đời, Bác Hồ không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà chỉ cho là người bạn của văn nghệ sĩ. Trong Nhật ký trong tù Bác viết “Lão phu nguyên ái bất ngâm thi”, được Nam Trân dịch là: “Ngâm thơ ta vốn không ham”; nhưng không có nghĩa là Người không yêu thích văn học, nghệ thuật.

Trả lời các nhà báo nước ngoài đầu năm 1946 Người nói “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” nên đã dồn tất cả sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân và trở thành nhà chính trị, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc.

Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được trên 250 bài thơ Bác viết; trong đó có hơn 100 bài thơ chữ Hán, mang tính Đường Thi, một con số có ý nghĩa, đủ để khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà thơ chân thực. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969) không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất trong nền văn học nước nhà. Bài viết tổng hợp những nét nổi bật trong văn thơ của Người.

Đến với văn chương trên đường cách mạng

anh-chup-man-hinh-2023-10-05-luc-153737-1696495263.png

Trong cuộc đời hoạt động, Bác nhận thấy, văn chương là một vũ khí lợi hại, sắc bén phục vụ đấu tranh hiệu quả nên đã nắm lấy, mài sắc bằng trí tuệ mẫn tiệp, nhiệt tình cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài dự định.

Sinh thời, Bác rất quan tâm đến cách viết; Bác luôn nhắc nhở cán bộ tuyên truyền “Trước khi viết cần trả lời cho được những câu hỏi đặt ra là: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Sau đó mới xem xét viết như thế nào?

Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật, văn xuôi của Người chiếm phần lớn với những tác phẩm chính luận. Văn chính luận của Bác ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp; bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức, gắn lý luận với thực tiễn;thấu tình, đạt lý, nhưng không kém phần đanh thép, mạnh mẽ và hùng hồn. Người sáng tác để tấn công trực diện kẻ thù, Những tác phẩm Bác để lại không chỉ quý giá về lịch sử mà còn có giá trị văn học nghệ thuật, mang tính thời sự sâu sắc nên dễ đi vào lòng người.

Cách nay 1 thế kỷ, khi lần đầu tiên được gặp Bác, ngày 23 tháng 12 năm 1923 trên tạp chí Ngọn lửa nhỏ, nhà thơ người Nga Ôxíp Manđenxtam ghi lại“Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai. Người An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp, qua phong thái thanh cao, giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”.

Trong lời phát biểu Hồ Chi Minh là nhân cách thời đại, nhà sử học nổi tiếng Hoa Kỳ Jhosephine Stenson tại Đại hội đồng UNESSCO năm 2010, đã nhấn mạnh “Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời nghiên cứu để hiểu cho được đích thực tính cách của Người, Tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người. Sau khi đã đi đến hết những nơi có dấu chân và gặp lại những người đã biết về Người, bà cho biết, Bác Hồ quả là con người nói đi đôi với làm. Trước tượng Thần tự do nước Mỹ, duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân tượng và ghi lại “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần thì người da đen và số phận của người phụ nữ đang bị chà đạp và đặt ra câu hỏi Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Khi nào người phụ nữ được bình đẳng cùng nam giới?.

Không có gì quý hơn độc lập tự do là sự thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam Đó cũng là chân lý bất hủ, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc; là nguồn sức mạnh tạo nên chiến thắng của nhân dân trong các cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc đã được Bác luôn nhấn mạnh trong các bài viết.

anh-chup-man-hinh-2023-10-05-luc-153744-1696495263.png
Chủ tịch Hồ Chí Minh                                Ảnh tư liệu.

Di chúc năm1969 của Người là một văn kiện lịch sử vô giá, đó là kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Đây là lời căn dặn và cũng là tình cảm thiết tha, niềm tin sâu sắc của Người gửi lại toàn Đảng, toàn dân và các thế hệ mai sau trước lúc đi xa. Di chúc của Bác đã trở thành cương lĩnh hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Thơ ca, nét nổi bật trong di sản văn học của Người

Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ,Bác là một lãnh tụ cách mạng.nhưng không bao giờ mang khẩu khí to tát. Người thường nói những điều nhỏ bé nhưng lại mang hàm ý lớn lao. Cũng như mọi người, Bác luôn nói đến mọi chuyện bình thường, không xa lạ như thơ từng viết việc quân, việc nước đã bàn; xách bương dắt trẻ ra vườn hái rau nhấn mạnh” Thơ Bác là sự kết hợp văn hóa dân tộc với thế giới một cách nhuần nhuyễn, kết hợp hài hòa chất dân gian và bác học, chịu ảnh hưởng của Đường thi. Thơ Đường là đỉnh cao thơ nhân loại. Thơ Bác mang phong vị dân ca và Đường thi; còn thơ chữ Hán của Người lại rất hàm súc, ít lời nhưng đa nghĩa.

Với câu thơ chim rừng vào cửa đậu! Hoa núi ghé gương soi Thơ Bác rất gần với thực, một sự thực lịch sử sinh động với ý thức làm sống dậy không khí đương thời của phong trào cách mạng. Nhà thơ lớn người Pháp Argon từng chia sẻ “mọi vật qua đi, chỉ còn lại khách qua đường”. Ở đây, khách qua đường chính là những tác phẩm có giá trị. Thơ Bác về chiến khu cách mạng sẽ còn giữ lại giá trị lâu dài mãi mãi.

Thơ ca được Bác sáng tác chủ yếu từ khi về nước (năm 1941) cho đến cuối đời (1969). Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được trên 250 bài thơ Bác viết; trong đó có hơn 100 bài thơ chữ Hán, một con số có ý nghĩa, đủ để khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà thơ chân thực. Tiêu biểu cho sáng tác trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Bác là tập  thơ Nhật kí trong tù ,

Nhật kí trong tù - Bác sáng tác từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, khi Người bị bắt giam trong nhiều nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc). Dù bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện mà không hề được xét xử; trải qua biết bao gian khổ của cuộc sống tù nhân, Bác vẫn làm thơ và sáng tác được hơn 130 bài thơ chữ Hán đậm nét Đường thi.

Nhật kí trong tù là cuốn nhật ký bằng thơ được viết theo nhiều bút pháp: khi tả thực, khi trữ tình, khi hướng ngoại khi hướng nội, lúc hiện thực, lúc lãng mạn, hài hước, lúc mỉa mai châm biếm; nhưng đã ghi lại tâm tư tình cảm của Người trong suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”. Ngoài thể hiện bức tranh về chế độ nhà tù bất công tàn ác, vô nhân đạo thời Tưởng Giới Thạch, tập thơ đã chân thực ghi lại bộ mặt thật của các nhà tù Quốc dân đảng và sức hấp dẫn kỳ diệu của tập thơ là ở vẻ đẹp tâm hồn của những tù vĩ nhân đại. Đây chính là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Bác, một chiến sĩ cộng sản kiên cường. Đó cũng là vẻ đẹp của tâm hồn lớn với lòng yêu nước thiết tha, khao khát tự do và tình yêu thương nhân loại; bộc lộ tâm hồn của một nghệ sỹ tài hoa mang cốt cách cổ điển phương Đông.

Nhật kí trong tù đã tỏa sáng của một trí tuệ, một tầm tư tưởng lớn của nhân sinh quan trong nhìn nhận về hiện thực cuộc đời và con người. Đó là tầm nhìn rộng mở cả về chiều hướng vận động của cuộc sống, bởi vậy lúc nào Bác cũng lạc quan, tin tưởng vào tương lai như “Sự vật vần xoay đà định sẵn/ Hết mưa là nắng hẩng lên thôi… Hết khổ là vui vốn lẽ đời”.

Từ cảnh ngộ bản thân, Bác đã chiêm nghiệm, đúc kết và rút ra được những bài học đạo đức, rèn luyện phẩm chất ý chí, nghị lực để vươn lên đạt mục đích cuộc đời: như “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Trí tuệ Hồ Chí Minh còn biểu hiên ở chỗ, Người đề ra tuyên ngôn cho thơ ca và văn học cách mạng theo triết lý: “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết/ Thi gia dã yếu hội xung phong” được dịch là: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.

anh-chup-man-hinh-2023-10-05-luc-153751-1696495263.png
Nhật ký trong tù

Nhật ký trong tù tỏa sáng một dũng khí lớn, đó là chất thép ngời sáng, là ý chí kiên định, nghị lực lớn lao, bền bỉ, phi thường; một bản lĩnh và khí phách hiên ngang của tinh thần bất khuất như“Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao”.

 Bác quan niệm con người phải luôn vững vàng trước mọi hoàn cảnh, vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh. Nghị lực không phải phẩm chất có sẵn, mà là rèn luyện, kiên trì, nhẫn nại mới có.

Con người luôn tự do về tinh thần và có chất thép trong tâm thức. Bác không mấy khi lên giọng thép, mà toát ra rất tự nhiên, bình dị trong tư thế ung dung, tự chủ. Trong hơn 2000 chữ thơ Bác viết, chỉ có một chữ thép. Nhưng đọc kỹ lại thấy bài nào cũng có chất thép, câu nào cũng có thép, vì người làm thơ có một tinh thần thép rất vững chắc.Nhật ký trong tù là bức chân dung con người tinh thần của Bác,một bậc đại Nhân, đại Trí, đại Dũng .Tất cả đều bắt nguồn từ một tâm hồn yêu nước, một cốt cách nghệ sỹ và là một tư thế văn hoá lớn.

Ngoài Nhật ký trong tù, khi nghiên cứu thơ Bác, các nhà phân tích đều phải kể đến chùm tác phẩm bao gồm những bài ca tuyên truyền vận động cách mạng của những năm 40 và cả thời kì hoạt động bí mật như  du kích CaCa sợi chỉCa dân cày, Ca binh línhCa công nhânCa thiếu nhi,...với đặc điểm chung là giản dị, mộc mạc; dễ hiểu; mang phong vị thơ ca dân gian, nhưng lại có tác dụng tuyên truyền, cổ vũ nhân dân rất hiệu quả và thiết thực.

Để kêu gọi binh lính, Bác viết: “Hai tay cầm khẩu súng dài/ Ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này? Bắn vào quân Nhật, quân Tây/ Lũ cướp nước, lũ đọa đầy dân ta/ Lũ không yêu trẻ kính già / Lũ cướp đất, lũ đốt nhà xôn xao… và kêu gọi Anh em binh lính ta ơi/ Chúng ta cùng giống, cùng nòi Việt Nam/ Việc chi lợi nước thì làm/ Cứu dân, cứu nước há cam kém người/ Trong tay đã sẵn súng rồi/ Quyết quay đánh Nhật, đánh Tây mới đành/

Ngoài văn thơ đã nêu, cần phải kể đến thơ chữ Hán và Tiếng Việt mang tính tức cảnh, thể hiện tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, đất nước như Thượng sơnĐăng SơnNguyên tiêuBáo tiệpTặng Bùi CôngTức cảnh Pắc BóCảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy,..và những.chùmi thơ tặng đồng bào thi đua sản xuất và chiến đấu; chùm bài thơ chúc tết đồng chí đồng bào, thơ thù tiếp và những bài ứng khẩu trong các bài nói chuyện với đồng bào và chiến sĩ..

Giá trị nhất là những vần thơ Bác viết về cảnh thiên nhiên; đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nỗi lo cho dân cho nước. Tình yêu thiên nhiên, yêu con người và,tinh thần lạc quan cách mạng.luôn được thể hiện trong nhứng bài thơ Bác viết về thiên nhiên, Những bài thơ tiếng Việt dung dị,mộc mạc, dễ hiểu, đậm phong vị  dân gian, nhưng cũng rất sâu sắc, có giá trị tuyên truyền rất hiệu quả. Đặc biệt những bài thơ tứ tuyệt chữ Hán theo thể ngũ ngôn, thất ngôn lại mang màu sắc cổ thi, uyên thâm, man mác hơi thơ Đường, thơ Tống.nhưng rất hàm súc 

Trong bài Nguyên tiêu bằng chữ Hán, Bác viết “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên; Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên;Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.” Được Nhà thơ Xuân Thủy dịch là:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi; Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Thực sự là những bài thơ Bác viết đã đi vào lòng người rất khó phai mờ./.

Bạn đang đọc bài viết "Những vần thơ sống mãi trong lòng dân" tại chuyên mục Diễn đàn. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309