Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2022: Góc nhìn của Ngân hàng Thế giới

13/03/2022 17:34

Nongthonvaphattrien - Là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho chính phủ các nước có thu nhập thấp và trung bình nhằm theo đuổi các dự án vốn; Ngân hàng Thế giới bao gồm cả tổ chức Ngân hàng Tái thiết & Phát triển Quốc tế (IBRD), và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA).

Mới đây Ngân hàng này đã công bố bản tin Cập nhật về Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam. Theo đó, sau Tết Nguyên đán 2022, phần đông lao động đi làm trở lại, số ca lây nhiễm Coronavirus mới tăng vọt sau ảnh hưởng bởi sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng vào nửa cuối tháng Hai. Bản tin đã tập trung vào phân tích tình hình phát triển kinh tế trong thời gian qua.Dưới góc nhìn của một định chế tài chính toàn cầu, bài viết tổng hợp một số vấn đề nổi bật về kinh tế vĩ mô Việt Nam thời gian gần đây.

kte1-1647167593.jpg
Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2022: Góc nhìn của Ngân hàng Thế giới

Nét nổi bật của nền kinh tế

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán 2022, số ca mắc dịch COVID-19 gia tăng đột biến, lên trên 10 vạn ca mỗi ngày từ nửa cuối tháng 2, khiến các chỉ số di chuyển chính giảm sụt mạnh. Dữ liệu thống kê cho thấy, hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục hồi phục với giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,5%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù xu hướng lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh ảnh hưởng đến nguồn cung lao động, sản xuất và tiêu dùng;cán cân thương mại hàng hóa chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2,0 tỷ USD trong tháng 2 . Mặt khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký giảm so với năm trước,giá năng lượng tăng nhưng lạm phát tiếp tục được kiềm chế, lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng vẫn giữ ở mức 2,56% ;cân đối ngân sách có thặng dư 1,1 tỷ USD trong tháng 2 do kết quả thu tốt và nhờ cải thiện giải ngân vốn đầu tư công, chi ngân sách đã có xu hướng gia tăng. Thực tế diễn ra cho thấy, khả năng chống chịu của nền kinh tế đang tiếp tục hồi phục, tuy nhiên, rủi ro tiêu cực có xu hướng tăng cao do lây nhiễm covid-19 đang lan rộng trong cả nước và xung đột Nga-Ukraine làm tăng tính bất định về phục hồi kinh tế, tạo căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng cường áp lực lạm phát. Theo đó, giá hàng hóa thế giới tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng gia trong ngắn hạn.

Do tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Các nhà phân tích cho rằng, các cơ quan chức năng cần khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường, đổi mới sáng tạo thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tăng cường khả năng chống chịu của các mặt hàng xuất khẩu. Mặt khác, cũng cần tiếp tục triển khai mạnh tiêm chủng vắc-xin tăng cường và ban hành những hướng dẫn y tế cần thiết trong kiểm soát làn sóng Covid lây lan.

Góc nhìn của đinh chế tài chính toàn cầu W.B

Theo W.B, số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt khi người dân đi làm trở lại sau Tết Nguyên Đán Số ca mắc mới tăng mạnh cùng với tỷ lệ tử vong gia tăng đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào những khó khăn. Tính đến ngày 7 tháng 3, tổng số ca lây nhiễm kể từ đầu đại dịch lên 4,6 triệu và số tử vong đã lên 40.900 người. Gần 79% dân số đã được tiêm vắc-xin đầy đủ với 41,2% được tiêm liều tăng cường. Các chỉ số di chuyển giảm mạnh do số ca mắc COVID-19 tăng cao, song đã dần trở lại sau Tết Nguyên Đán do người dân trở lại làm việc bình thường. Tuy nhiên, chỉ số này đã bị ảnh hưởng bởi số ca lây nhiễm tăng nhanh từ nửa cuối tháng 2. Nhiều người đã phải tự cách ly ở nhà trong khi những người khác trở nên dè dặt hơn trong việc giao tiếp xã hội và đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tuy tăng tốc, nhưng chưa phản ánh hết ảnh hưởng của làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới. Chỉ số này tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự cải thiện trong hoạt động của công nghiệp chế biến, chế tạo .Đặc biệt là, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học tăng 9,1%; sản xuất trang phục với mức tăng trưởng 24,7% . Chỉ số PMI của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng từ 53,7 trong tháng 1tăng lên 54,3 vào tháng 2,là mức tăng cao nhất trong 10 tháng gần đây,

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi với tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 2 ước tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước..Nhờ dịch vụ lưu trú và ăn uống phát triển mạnh, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi, tăng 5,9% và doah thu bán lẻ hàng hóa tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa bị xấu đi do nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Xuất và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần lượt 15,5% và 22,3% so với cùng kỳ năm trước. Do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại đã chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2,0 tỷ USD trong tháng 2.

Theo giới phân tích, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhờ xuất khẩu điện thoại, máy tính và điện tử, và máy móc trong tháng 2 tăng 6,2%; xuất khẩu dệt may cũng được duy trì với mức, tăng trưởng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Tăng nhập khẩu phản ánh qua tăng trưởng nhanh của nhập khẩu linh kiện điện thoại, máy tính và mặt hàng điện tử, với tốc độ tăng từ 14,9% trong tháng 1 lên 32,3% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 2.

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng 146,8% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh rõ xu hướng tăng nhanh của giá dầu. Theo các đối tác thương mại, xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ 14,6% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đang phục hồi, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. sau khi giảm 15,2% trong tháng 1.

Vốn FDI đăng ký giảm trong khi vốn FDI thực hiện tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, Việt Nam đã thu hút 2,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 2, Hầu hết vốn đăng ký đến từ các doanh nghiệp đang hoạt động có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất. Trong tháng 2, vốn giải ngân của các dự án FDI đã được phê duyệt tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, là tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Mặc dù giá nhiên liệu gia tăng, song lạm phát vẫn được kiềm chế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2021 Giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng trước và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục góp phần làm tăng chi phí giao thông, và do đó, làm tăng giá tiêu dùng. Nhờ chuỗi cung ứng trong nước được duy trì tốt, giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định…

 Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tỷ lệ ghi nhận trong 2 tháng trước đó, điều này cũng phản ánh nhu cầu trong nước phục hồi yếu. Nhu cầu tín dụng vẫn cao sau Tết,dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 2. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với năm 2021 cho thấy, nhu cầu tín dụng vẫn ở mức cao. lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cuối tháng 2 duy trì ở mức 2,56%, cao hơn so với mức cuối tháng 12 năm2021là 1,8%,

 Ngân sách nhà nước tiếp tục có thặng dư trong khi tiến độ thực hiện dự án đầu tư công đã được cải thiện. Cân đối ngân sách nhà nước ghi nhận thặng dư 1,1 tỷ USD trong tháng 2 và 4,2 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2022. Nhờ cải thiện thực hiện chương trình đầu tư công, thu ngân sách tháng 2 tăng 5,3% trong khi chi ngân sách cũng tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước...Tổng thu ngân sách của Chính phủ trong hai tháng đầu năm đã đạt 22,9% dự toán, cho thấy tác động của các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Chính phủ cũng đã chi 12,8% kế hoạch được giao. Giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện đáng kể, đạt 8,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5,1% cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 2/2022, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 412 triệu USD trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ, nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành lên 1,4 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm, tương đương 8,1% kế hoạch. Tất cả trái phiếu đã phát hành đều có kỳ hạn ít nhất 10 năm. Thanh khoản dồi dào tiếp tục giữ chi phí huy động vốn ở mức thấp, với lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp ổn định ở mức 2,12%

Khi số ca nhiễm COVID-19 mới gia tăng, tiếp tục tiêm vắc-xin tăng cường và ban hành hướng dẫn y tế đóng vai trò rất quan trọng. Xung đột Nga-Ukraine làm gia tăng tính bất định về sự phục hồi kinh tế, gây căng thẳng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng áp lực lạm phát.

Giới phân tích ch rằng, các cơ quan chức năng cần khuyến khích nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường và đổi mới sáng tạo sản phẩm mới thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và hiệp định thương mại tự do (FTA) để nâng cao khả năng chống chịu của mặt hàng xuất khẩu tong bối cảnh giá hàng hóa thế giới tăng mạnh và còn có thể tiếp tục gia tăng trong ngắn hạn. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước. Tuy nhiên, giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu.

Từ những phân tích của Ngân hàng thế giới, hy vọng những nội dung ttổng hợp gợi ra thể là những tư liệu tham khảo có ích đối với các nhà hoạch định chiến lược quốc gia./.

Trung Đức (Tổng hợp)
Bạn đang đọc bài viết "Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2022: Góc nhìn của Ngân hàng Thế giới" tại chuyên mục Kinh tế Nông nghiệp. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309