Kibbutz và Moshav: Những mô hình làm nên kỳ tích nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Israel

13/10/2021 18:08

Mặc dù điều kiện địa lý không thích hợp, nhưng Israel lại là nước xuất khẩu nông sản và đứng hàng đầu thế giới về công nghệ trong nông nghiệp.

Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt , thiếu nước hoàn toàn; đất nông nghiệp chỉ chiếm 24,2% trong tổng diện tích 21.639 km2 đất đai tự nhiên và lực lượng lao động nông nghiệp chỉ có 1% tổng số lao động; song ngành nông nghiệp Israel đã tạo ra 2,32 % GDP, tự sản xuất 95% nhu cầu thực phẩm tiêu dùng cả nước; chỉ phải bổ sung phần thiếu hut bằng nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao và đường.

unnamed-1629103804.jpg Một người mẹ cùng hai con dạo chơi trên cánh đồng hoa tại kibbutz Nir Yitzhak, miền nam Israel.

Cột mốc quan trọng giúp chuyển đổi kinh tế diễn ra khi làn sóng người Do Thái hồi hương, chủ yếu trở về  từ Liên Bang Sô-viết cũ, với hơn 1 triệu công dân; nhiều người có học thức cao, ngày nay họ chiếm  tới 16% dân số của Israel. Thứ hai là tiến trình hòa bình được bắt đầu ở hội nghị Madrid tháng 10 năm 1991dẫn đến ký kết hiệp ước hòa bình giữa Israel và Jordan vào năm 1994.

Chính quyền Israel ngay khi thành lập, đã xác định nông nghiệp là nơi khởi đầu để người dân có thực phẩm sinh sống. Nhiều biện pháp công nghệ cao đã được thực hiện nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phát triển  và mở mang nhanh sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Người dân làm nông nghiệp bằng tiên bộ kỹ thuât,  như  Nguyên Tổng thống Shimon Peres từng chia sẻ, 95% bí mật làm nên năng suất nông nghiệp phi thường của Israel không gì ngoài công nghệ và chỉ 5% là lao động.

Cộng đồng nông nghiệp độc đáo  của Israel là  Kibbutz và Moshav; những cộng đồng này được hình thành nhiều khi những người Do Thái hồi hương trở về từ khắp nơi trên thế giới, Trên 60 năm hoạt động, những tổ chức này rất phổ biến trong xã hội nông thôn và góp phần làm nên kỳ tích nông nghiệp Israel. Bài viết đề cập đến một số đặc điểm nổi bật của những mô hình này để cùng trao đổi,

Sơ lược về các kibbutz ở Israel

Kibbuttz theo ngôn ngữ phổ thông (tiếng Hebrew) là vùng định cư để giúp cho những người Do thái trên thế giới trở về sống ở đất nước Israel. Ngày nay, Kibbutz là những cộng đồng kinh tế-xã hội nông thôn được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tự quản. Đây là cộng đồng sở hữu chung về tư liệu sản xuất và tài sản, bình đẳng trong lao động, phân phối công bằng và “hưởng theo nhu cầu”. Thành công của mô hình Kibbutz mang lại cho từ này hàm nghĩa mới của một tổ chức công xã.

Một kibbutz hay công xã kiểu Israel bao hàm các nội dung cộng đồng có tài sản chung, không tài sản riêng, làm việc chung. Nó khác với Hợp tác xã khi gia đình nông dân vẫn còn là đơn vị cốt lõi của xã hội, họ hợp tác với nhau trong sinh hoạt và sản xuất (Wikipedia 2021).

Theo các nhà nghiên cứu, người Do thái rất tôn trọng giá trị cộng đồng, công bằng, bình đẳng và dân chủ. Những giá trị này làm tăng thêm sức mạnh  của quá trình tồn tại và phát triển của một dân tộc đã bị bài xích và kỳ thị trong nhiều thế kỷ. Kibbutz đóng vai trò quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Israel.

Là quốc gia của người Do thái được thành lập từ ngày 14 tháng 5năm1948,quá  trình lập quốc của người Israel đã diễn ra trong bối cảnh không có hòa bình. Họ đã phải trải qua 3 cuộc chiến với các nước Arập láng giềng vào những năm 1948, 1967 và 1973 và đến nay vẫn còn trong tình  trạng xung đột. Những thập niên năm 1950, 1960, nhiều kibbutz được thành lập ở vùng biên giới chưa ổn định, đã trở thành những đồn biên phòng bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, đến nay kibbutz vẫn được hưởng đặc quyền, tuy chỉ chiếm gần 4% dân số nhưng luôn có 15% ghế trong Quốc hội.

Một kibbutz mang nghĩa vùng đất định cư, là một cộng đồng tập thể theo truyền thống dựa vào nông nghiệp. Khu đất định cư đầu tiên, được thành lập vào năm 1909, là Degania. Ngày nay, kibbutz nông nghiệp đã bị thay thế một phần bởi các ngành kinh tế khác, bao gồm cả những nhà máy công nghiệp và các doanh nghiệp công nghệ cao. Kibbutzim được bắt đầu như các cộng đồng utopia (sự kết hợp của chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa phục quốc) và thành viên của Kibbutzim gọi là kibbutznik.

Vào năm 2010, cả đất nước Israel có 270 kibbutzim. trung bình mỗi Kibbutz có khoảng 300 xã viên, hoạt động tương tự như nhau, sở hữu những cánh đồng trồng cây nông nghiệp, trại chăn nuôi gia súc, các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như sản xuất bột giặt, đồng hồ đo nước xuất khẩu, van và khớp nối ống nước,..(Nguyễn Mạnh Dũng 2017). Nhà máy và nông trại của các Kibbutz chiếm khoảng 9% sản lượng công nghiệp và 40% sản lượng nông nghiệp cả nước. Một số Kibbutz cũng đã phát triển đáng kể công nghệ cao và các ngành công nghiệp quân sự.  

Kiến trúc của một Kibbutz thường theo hình tròn, tâm điểm là những công trình công cộng,. tỏa rộng ra là các hộ dân, mỗi hộ đượcsử dụng 4,5 ha đất. Phần giáp trung tâm là nhà ở,  phía  sau  là  đất canh  tác  hay để  chăn  nuôi.  Lãnh  đạo  Kibbutz  gồm  một  hội  đồng  21 người do tất cả xã viên trên 18 tuổi bầu ra, Hội đồng bầu chọn chủ nhiệm. Chủ nhiệm là người duy nhất có lương, chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động của Kibbutz trong nhiệm kỳ 4 năm. Kibbutz là mô hình kinh tế đặc biệt với đặc trưng theo nguyên nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, trong đó tài sản và các phương tiện sản xuất được sở hữu chung và mọi quyết định phải được hội đồng các thành viên bỏ phiếu tán thành.

Trong Kibbutz, các thành viên có trách nhiệm và tận tụy với cộng đồng, mặt khác họ được đáp ứng mọi nhu cầu từ lúc sơ sinh đến khi về già. Thành viên thuộc gia đình xã viên Kibbutz đều được ăn miễn phí hai bữa mỗi ngày tại một bếp ăn tập thể theo hình thức phục vụ món ăn tự chọn, Riêng bữa tối, họ ăn tại nhà nhằm gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Mỗi Kibbutz mua khoảng 60 ôtô nhiều loại để tại một bãi có người trông coi; xã viên nào cần xe, chỉ việc vào website của Kibbutz rồi tìm chọn những xe rỗi, tới bãi xe lấy chìa khoá ôtô mình cần. Xăng, sửa chữa và các chi phí khác cho xe  do Kibbutz chịu trách nhiệm. Trường hợp cần xe ngoài những xe kibbutz có, xã viên có thể đề nghị ban quản lý thuê theo yêu cầu, Kibbutz sẽ thanh toán tiền thuê.

images1383534-k-t-ch-kibbutz-3-a-1629103896.png Thu hoạch táo về kho tại một kibbutz.

Kibbutz xây dựng và cấp miễn phí nhà ở cho các gia đình xã viên. Khi  cần xây dựng mở rộng và cải tạo theo ý mình, chủ nhà trao đổi với ban quản trị để đội xây dựng đến thực hiện theo yêu cầu. Kibbutz cấp miễn phí hoặc trả toàn bộ tiền điện, nước, gas cho các gia đình xã viên. Con em xã viên được Kibbutz cấp học bổng cho thời gian học 12 năm phổ thông và bậc đại học ở trong nước. Khi xã viên hoặc con cái bị ốm đau phải, chữa bệnh, Kibbutz chịu trách nhiệm thanh toán hoàn toàn mọi chi phí về y tế theo thực tế chữa bệnh.Xã viên Kibbutz được nghỉ hưu theo qui định chung của nhà nước. Khi tuổi già, sức yếu xã viên được đến trại dưỡng lão miễn phí. Ngoài những khoản được hưởng do Kibbutz trả,  mỗi xã viên còn được nhận phụ cấp 1.300 shekol/tháng(khoảng350 USD) để chi phí cá nhân. Mức phụ cấp như nhau đối với tất cả mọi người, không phân biệt vị trí công tác của xã viên. Xã viên gia nhập Kibbutz có thể làm những công việc không thuộc địa bàn Kibbutz  như giáo sư đại học, bộ  trưởng, chuyên gia,… nhưng toàn bộ tiền lương nhận được, đều phải nộp về cho ngân quĩ của Kibbutz để phân phối chung.

Trong các Kibbutz, động cơ để người lao động cống hiến hết mình là danh dự, sự tuyên dương, động viên kịp thời của ban lãnh đạo Kibbutz và sự tôn vinh của cả cộng đồng. Để tránh tham nhũng, mọi khoản thu nhập và chi phí của Kibbutz đều được công khai trên bảng thông tin của cộng đồng. Ban lãnh đạo được đại hội  xã viên bầu ra, chịu trách nhiệm giám sát theo cơ chế công khai toàn bộ mọi quyết định và chính sách của Kibbutz.(Nguyễn Mạnh Dũng 2017).

Về cơ chế và tổ chức hoạt động của các Moshav

Moshav cũng là loại hình hợp tác xã nông nghiệp độc đáo. Đây là những làng nông nghiệp, trong đó mỗi một gia đình đều duy trì trang trại riêng của mình. Việc  hợp tác giữa các thành viên trong Moshav được áp dụng trong mua bán, tiếp thị và cung cấp các dịch vụ cộng đồng và chính họ sẽ cung cấp phần lớn nông sản cho đất nước.

Trong một Moshav, việc mua, bán và hầu hết hoạt động sản xuất đều được thực hiện trên cơ chế hợp tác. Mỗi hộ gia đình đều có sở hữu riêng và có quyền sở hữu với nhà ở của mình. Moshav đầu tiên là Nahalal, được thành lập ở khu vực Bắc Israel vào năm 1921 do kiến trúc sư Richard Kauffmann làm cố vấn, đã trở thành hình mẫu cho rất nhiều Moshav hình thành trước năm 1948.

Moshav được xây dựng dựa trên các vòng tròn đồng tâm, với những tòa nhà công cộng như trường học, cơ quan hành chính và văn hóa, cửa hàng hợp tác xã cùng nhà kho nằm ở vị trí trung tâm. Các ấp trại nằm ở vòng tròn trong cùng, tiếp đến là những công trình phục vụ canh tác, nông nghiệp và ở xa hơn là những vòng tròn lớn, gồm vườn tược và  những cánh đồng. Vào  năm 1986, có khoảng 156.700 người Israel sống trong 448 moshav. Hơn 30.000 hộ gia đình tại các trang trại moshav làm ra khoảng 1/2 sản lượng nông nghiệp hàng năm.

Các gia đình trong  Moshav, cùng nhận tín dụng ngân hàng, mua vật tư, tiếp thị sản phẩm và tự cung cấp những dịch vụ cộng đồng. Theo hệ thống này, mỗi gia đình đềuchịu trách nhiệm về khoản nợ của gia đình khác trong moshav và mỗi moshav lại chịu trách nhiệm cho khoản nợ của các moshav khác trong nhóm khu vực (Hoàng Phi 2021)

11-1629103702.jpg Mô hình cụm nông nghiệp Moshow của Israel

Moshav thực chất  là tổ chức hợp tác xã phức hợp, bao gồm các thành tố:

(i) Đây là một tập thể hợp tác toàn diện trên các phương diện: tín dụng và tiết kiệm, kế toán, hưu trí, bảo hiểm, cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, tưới tiêu, tích trữ hàng, xử lý sản phẩm, tiếp thị,  tiêu thụ, xây dựng, nhà ở, vận tải, và các dịch vụ kỹ thuật;

(ii) Mỗi Moshav gắn liền với một làng mạc nào đó và mọi người dân của làng đều là thành viên. Do vậy, danh tính của Moshav cũng chính là tên làng cùng toàn thể cộng đồng cư dân;

(iii) Moshav cung cấp toàn diện những dịch vụ cần thiết cho cộng đồng, gồm giáo dục, tôn giáo, văn hóa, hoạt động xã hội, phong trào thanh thiếu niên, thể thao, y tế, công viên, xử lý rác thải, ánh sáng công cộng, đường sá, và các tiện ích cho người cao tuổi. Trưởng làng là người chịu trách nhiệm về các dịch vụ cộng đồng, đồng thời cũng là chủ nhiệm hợp tác xã;

(iv) Các thành viên trong cộng đồng tự nguyện sống trong Moshav và tham gia các hoạt động của nó.Mỗi cá nhân thành viên  đều được lựa chọn cách thức làm việc, làm những gì họ thấy hợp lý và phù hợp nhất theo khả năng của mình;

và (v) Các thành viên trong Moshav chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là khi có khó khăn. Chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên cho phép vận hành một cơ chế tín dụng hợp tác. Thao đó, các thành viên cùng tham gia vay các khoản tín dụng và cùng chia sẻ rủi ro, cùng có nghĩa vụ thanh toán.

Moshav giống Kibbutz ở khía cạnh lao động theo hình thức cộng đồng. Nhưng khác với Kibbutz là các thửa ruộng trong Moshav thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân với diện tích cố định và bằng nhau. Nông dân sản xuất lương thực và thực phẩm trên ruộng của mình theo hình thức lao động cá nhân hoặc tập thể, họ sử dụng lợi nhuận cùng nông sản thu hoạch được để tự cung cấp cho mình và cho xã hội.  Moshav được điều hành bởi những người do cư dân bầu lên.  Các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng thông qua một khoản thuế đặc biệt; thuế này thu bình đẳng trên mỗi hộ gia đình nhằm tạo ra một hệ thống sản xuất mà người làm tốt sẽ được lợi hơn người làm kém. Đây là điểm khác biệt giữa mô hình Mochav với mô hình Kibbutz, nơi mà mọi thành viên được hưởng chất lượng đời sống như nhau.

Kinh nghiệm từ việc tổ chức các Moshav ở Israel  có thể là những bài học hữu ích cho việc tổ chức các làng truyền thống ở nước ta. Tuy nhiên, Moshav lại là một loại hình tổ chức khá phức tạp, nó chỉ phù hợp với những cộng đồng cư có sự đồng thuận cao, sẵn sàng chung sống theo một hình thức đặc biệt và chấp nhận những nguyên  tắc  mà  sự  chung  sống  ấy  đặt ra.

Vào  thập  kỷ 1950,  hàng  trăm  Moshav  cho người nhập cư  đã  được thành lập ở Israel. Các mô hình nàyđã trải qua nhiều thăng trầm và mất nhiều thời gian mới có thể phát triển ổn định.  Vào thập niên 1960, với sự hỗ trợ từ các dự án quốc tế, Israel  đã xây dựng nhiều hợp tác xã theo  mô  hình Moshav ở những nước vốn có truyền thống làm  nông nghiệp nhưng không mấy  thành  công.  Theo các nhà phân tích, nguyên  nhân  chủ  yếu  là  do  quy trình  và các  bước triển khai thực hiện  không được tuân thủ một cách chặt chẽ./.