• 0912563309
  • vnhuongsac@gmail.com
  • RSS
BB
  • Khai thác tiềm năng dịch vụ để tăng trưởng
  • Những khái niệm cơ bản về thức ăn có nguồn gốc thực vật
  • Cây xạ đen - những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người
  • Phát triển cây dược liệu: Bảo tồn nguồn gen thuốc Nam quý hiếm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
  • Phát huy tinh thần "Nam dược trị Nam nhân" của đại danh y Tuệ Tĩnh trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
  • Hỏi - Đáp thường thức?
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Chính sách – Sự kiện
  • Góc nhìn chuyên gia
    • GS.TS.VS Đào Thế Tuấn
    • GS.TSKH Trần Duy Quý
    • PGS.TS.VS Đào Thế Anh
    • TS. Lê Thành Ý
    • PGS.TS Vũ Trọng Khải
    • PGS.TS Nguyễn Văn Bộ
    • TS. Hoàng Xuân Trường
    • ThS. Lê Đức Thịnh
    • Nhà báo Lê Minh Hoan
    • Nhà báo Vương Xuân Nguyên
    • PGS.TS Đặng Trọng Lương
    • PGS.TS Lê Quốc Doanh
    • Nhà báo Hoàng Trọng Thuỷ
    • TS. Ngô Kiều Oanh
    • TS. Ngọ Văn Ngôn
    • ThS. Nguyễn Văn Chí
    • TS. Tạ Văn Tường
    • GS.TS Nguyễn Tử Siêm
    • TS. Trịnh Văn Tuấn
    • TS. Trần Duy Dương
    • TS. Nguyễn Xuân Cường
    • Ông Cao Đức Phát
    • Ông Lê Huy Ngọ
    • GS.TS Nguyễn Văn Tuất
    • GS.TS Nguyễn Quang Thạch
    • TS. Tạ Quang Ngọc
    • PGS.TS Đặng Văn Đông
    • PGS.TS Trịnh Khắc Quang
    • PGS.TS Khuất Hữu Trung
    • PGS.TS Trần Tiến Quang
    • GS.TS Nguyễn Văn Song
    • GS.TS Đỗ Khắc Chung
    • GS.TS Trần Khắc Thi
    • TS. Estelle Bienabe
    • CEO Trang Viên
    • Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiện
    • Nghệ nhân Nguyễn Huy Tấn
    • Nhà báo Vân Đình
    • CEO Quốc Quốc
  • Khoa học - Kỹ thuật
  • Kinh tế Nông nghiệp
  • Nông thôn mới
  • Diễn đàn
  • Làng nghề
  • Doanh nghiệp
    • Thương hiệu - Sản phẩm
    • Văn hóa - Môi trường
    • Phát triển bền vững
    Video ẢNh Infographic eMagazine
GIÁ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VẪN TIỀM ẨN NHIỀU YẾU TỔ BẤT ỔN!

Chỉ số giá lương thực thế giới đã giảm đáng kể trong tháng 7, nhưng theo chuyên gia Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.
Theo đó,chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 140,9 điểm trong tháng 7, giảm 8,6% so với tháng 6, đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ tư liên tiếp kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, chỉ số theo dõi những thay đổi hàng tháng giá cả thế giới của các loại hàng hóa thực phẩm thiết yếu thường xuyên được giao dịch, vẫn cao hơn tới 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Việc giá lương thực, hàng hóa giảm từ mức rất cao là điều đáng mừng, đặc biệt là khi nhìn từ quan điểm tiếp cận lương thực. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, bao gồm giá phân bón vẫn neo cao có thể ảnh hưởng đến triển vọng sản xuất nông nghiệp trong tương lai, cũng như sinh kế của nông dân. Tiếp đến, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và biến động tiền tệ phức tạp, tất cả đều gây ra những căng thẳng nghiêm trọng cho an ninh lương thực toàn cầu”, chuyên gia kinh tế trưởng FAO Maximo Torero cho biết.

thiep-chuc-mung-sinh-nhat-1-1659859365.jpg
 

Theo ghi nhận của FAO, chỉ số giá dầu thực vật đã giảm 19,2% trong tháng 7 so với tháng 6, đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 10 tháng. Báo cáo giá quốc tế đối với tất cả các loại dầu đều giảm, trong đó giá dầu cọ giảm do triển vọng xuất khẩu dồi dào ở Indonesia. Giá dầu hạt cải cũng đáp ứng với kỳ vọng về nguồn cung mùa vụ mới dồi dào và giá dầu đậu nành cũng xuống thấp do nhu cầu sụt giảm. Giá dầu hướng dương cũng giảm rõ rệt trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu thế giới giảm, bất chấp những bất ổn hậu cần tiếp tục ở khu vực Biển Đen. Ngoài ra giá dầu thô giảm cũng gây áp lực giảm giá đối với nhóm dầu thực vật.

Chỉ số giá ngũ cốc của FAO trong tháng 7 đã giảm 11,5%, tuy nhiên vẫn cao hơn 16,6% so với hồi tháng 7 năm 2021. Theo đó, giá của tất cả các loại ngũ cốc chủ lực đều giảm, dẫn đầu là lúa mì, trong đó giá thế giới giảm tới 14,5%, một phần do thỏa thuận đạt được giữa Ukraine và Nga về việc hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu từ các cảng quan trọng ở Biển Đen và một phần đến từ các vụ thu hoạch đang diễn ra ở Bắc bán cầu. Giá ngô cũng giảm 10,7%, một phần cũng nhờ thỏa thuận trên cũng như khả năng cung ứng theo mùa tăng ở Argentina và Brazil. Giá gạo thế giới cũng lần đầu tiên giảm trong năm nay.

s4-1659859449.jpg
 

Chỉ số giá đường cũng giảm 3,8% so với tháng trước, trong bối cảnh lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, đồng real Brazil suy yếu và giá ethanol giảm dẫn đến sản lượng đường ở Brazil trong tháng lớn hơn dự kiến. Ngoài ra, các tín hiệu tăng cường xuất khẩu cũng như triển vọng sản xuất thuận lợi ở Ấn Độ cũng góp phần làm giảm giá đường thế giới. Trong khi đó, thời tiết khô hạn và nắng nóng ở Liên minh châu Âu đã làm dấy lên những lo ngại mới về sản lượng củ cải đường và là yếu tố ngăn chặn đà giảm giá mạnh hơn.

Về chỉ số giá sữa của FAO cũng ghi nhận giảm 2,5% so với hồi tháng 6, trong bối cảnh hoạt động giao dịch mờ nhạt, nhưng giá sữa vẫn cao hơn trung bình 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá bột sữa và bơ cũng giảm, trong khi giá pho mát vẫn ổn định, do nhu cầu cao điểm mùa du lịch ở châu Âu.

Giá lương thực giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn

 

Văn Mạnh

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Giấy phép hoạt động số 74/GP-BTTTT ngày 26/01/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ tịch HĐBT: PGS. TS. VS Đào Thế Anh

Tổng Biên tập: GS.TSKH Trần Duy Quý

Tổng Thư ký: Nhà báo Quyết Tuấn

Trụ sở: Nhà số 01 Ngõ 186, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD: JA08 KBT Thiên đường Bảo Sơn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Điện thoại: 0912563309/0846460404

Email: vnhuongsac@gmail.com

Website: https://nongthonvaphattrien.vn/

  • Chính sách – Sự kiện
  • Khoa học - Kỹ thuật
  • Kinh tế Nông nghiệp
  • Nông thôn mới
  • Diễn đàn
Bản quyền thuộc về Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam
Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký