Thao túng tâm lý: Những điều cần cảnh báo!?

10/03/2023 11:10

Vừa qua, Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội thông tin về vụ việc nữ giảng viên của một trường đại học tại Hà Nội bị đối tượng mạo danh là cán bộ Công an lừa đảo, “thao túng tâm lý” suốt nhiều giờ đồng hồ. Ngay cả khi được lực lượng chức năng giải cứu, người phụ nữ này vẫn bị "hoang mang" suốt nhiều giờ sau đó. Từ vụ việc trên, cảnh báo về những chiêu trò “thao túng tâm lý” vào mục đích xấu.

Theo đó, chị L.T.T (SN 1981), là giảng viên tại một trường đại học tại Hà Nội, đi ra khỏi nhà lúc 7h cùng ngày, sau đó nhắn tin về báo với người nhà chuyển gấp vào tài khoản của chị T. số tiền 200 triệu đồng để giải quyết công việc.

Thao túng tâm lý để lừa đảo

Sau nhiều lần gia đình gặng hỏi, chị T. mới tiết lộ với người nhà nếu không chuyển tiền thì chị sẽ bị dính líu đến cơ quan pháp luật, bị bắt tạm giam. Gia đình tiếp tục truy hỏi có việc gì dính líu đến cơ quan pháp luật mà cần tiền, thì chị T. không nói. Sau đó, nữ giảng viên gọi điện thoại video về nhà để mọi người thấy có dấu hiệu bất thường, kiểu như chị T. đang bị khống chế tại căn phòng vắng vẻ nào đó. Nữ giảng viên cũng cương quyết không nói mình đang ở đâu. Trước tính chất bất thường của sự việc, gia đình chị T. đã đến cơ quan Công an trình báo.

dc9df859-716e-4636-85f7-cf8ed65490be-1678420122.png
Thao túng tâm lý: Những điều cần cảnh báo!?

Xác định vụ việc có dấu hiệu, tính chất của việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn công nghệ cao, Công an phường Định Công đã báo cáo Công an quận Hoàng Mai. Lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai đã yêu cầu đội Cảnh sát hình sự quận nhanh chóng phối hợp cùng Phòng Cảnh sát hình sự và Phòng An ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội vào cuộc để làm rõ sự việc.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến 17h30 cùng ngày (4/3), lực lượng Công an đã xác định được nơi chị T. đang ở là một nhà nghỉ trong ngõ 18 phố Định Công và nhanh chóng triển khai lực lượng đến đây. Sau khi tiếp cận địa điểm trên, lực lượng chức năng ghi nhận chị T. đang ở một mình, với trạng thái tâm lý hoảng loạn. Trên tay người phụ nữ đang ngồi phệt dưới sàn, là 2 chiếc điện thoại di động, 1 chiếc để liên lạc với người nhà giục chuyển tiền, chiếc còn lại để liên lạc với kẻ lạ mặt.

Lực lượng Công an cho biết, suốt quá trình bị "thao túng tâm lý", chị T. răm rắp làm theo yêu cầu của kẻ lạ mặt. Kẻ này cũng "doạ" chị T. tuyệt đối không cắt đứt liên lạc, nếu không sẽ bị bắt. Tuy nhiên, ngay khi vừa nghe tiếng của lực lượng Công an, kẻ lạ mặt ở đầu máy bên kia đã lập tức tắt máy.

Những dấu hiệu cần cảnh báo

Các chuyên gia cho rằng, thao túng tâm lý là một loại ảnh hưởng xã hội nhằm mục đích thay đổi hành vi hoặc nhận thức của người khác thông qua các chiến thuật gián tiếp, lừa đảo hoặc âm thầm. Bằng cách thúc đẩy lợi ích của người thao túng, thường bằng chi phí của người khác, các phương pháp như vậy có thể bị coi là bóc lột và sai lệch. Thao túng tâm lý làm ảnh hưởng đến người khác, làm cho họ bị ám ảnh, luôn cảm thấy có lỗi cho việc họ chưa từng làm. Người thao túng thường không cảm thấy có lỗi, họ rất bình thản trước mọi vấn đề, họ sẽ đổ lỗi cho những người thân thiết như: bạn bè, hoặc vợ chồng. Họ giả vờ làm nạn nhân. Hãy tránh xa nếu gặp những người như họ, việc tiếp xúc với họ sẽ làm cho bạn bị lợi dụng như một con cờ.

Theo nhà báo Vương Xuân Nguyên, thông thường có một số hành vi thao túng tâm lý phổ biến như: Hành vi gây hấn thụ động (passive-aggressive); Bạo hành tâm lý (bắt nạt trên mạng xã hội và ngoài đời thực); Bóp méo sự thật (distortion-gaslight); Sự tội lỗi và sự cảm thông; Rút lui (phớt lờ); So sánh với người khác...

Theo đó, khi có hành vi gây hấn thụ động, kẻ thao túng không thể hiện cảm xúc tiêu cực trực tiếp các vấn đề với người đó. Thay vào đó, họ tìm những cách gián tiếp để thể hiện sự tức giận của mình và làm suy yếu đối phương. Ban đầu người thao túng tâm lý thường sẽ đồng ý với một dự án hoặc kế hoạch nào đó, sau đó họ bắt đầu tìm kiếm cách thể hiện bày tỏ gián tiếp để cho người kia biết rằng họ không thực sự muốn làm điều đó như: Sử dụng sự hài hước, châm biếm, im lặng để đối xử với bạn; Từ chối những cuộc trò chuyện mang tính xây dựng; Cố ý tạo sai lầm, trì hoãn trong việc thực hiện các hành động; Thể hiện sự thất vọng hoặc không hài lòng, tuy nhiên họ không trực tiếp nói rõ bất kỳ vấn đề nào mà chỉ dùng thái độ để thể hiện, điều đó có thể khiến người đối diện cảm thấy không tự tin, lo lắng và căng thẳng; Thể hiện sự phẫn nộ và thể hiện chống đối ngầm. Đó là những biểu hiện của hành vi gây hấn thụ động.

Cách bạo hành tâm lý qua những lời chỉ trích liên tục, đe dọa là những hình thức bắt nạt bullying. Trên mạng xã hội: Thể hiện dưới hình thức lan truyền tin đồn xấu hoặc cố ý bôi nhọ đối phương. Hiện nay, tình trạng này đang rất phổ biến trong thời đại các công cụ truyền thông, mạng xã hội phát triển, do đó nếu không kiểm soát tốt các vấn đề bạo hành tâm lý qua mạng, nhiều hậu quả đau lòng sẽ xảy ra đối với nạn nhân như trầm cảm dẫn tới các suy nghĩ hoặc hành vi tự sát. Hình thức bắt nạt trí tuệ: Một số người thao túng tự cho mình là chuyên gia và áp đặt kiến thức của họ lên nạn nhân. Điều này khiến người khác cảm thấy không đủ thông tin và phải phụ thuộc vào họ. Các tình huống này thường xảy ra trong lĩnh vực tài chính hoặc bán hàng. Hình thức bắt nạt quan liêu: Sử dụng luật, thủ tục giấy tờ để áp đảo ai đó hoặc phá hoại mục tiêu của họ.

Trong một số trường hợp, người thao túng sẽ chỉ đơn giản nói dối hoặc giả vờ không biết về một vấn đề nào đó. Một hình thức bóp méo khá tinh vi hơn là châm ngòi, gây sự nghi ngờ chính bản thân nạn nhân. Từ đó khiến họ nghi ngờ, đặt câu hỏi về động cơ, khả năng, năng lực của bản thân chính mình, dẫn đến biểu hiện thiếu do dự và quyết đoán trong các quyết định của mình. Hành vi gaslight thường xảy ra ở văn phòng nơi làm việc.

Những người dễ bị lôi kéo về mặt cảm xúc thường bị thao túng tâm lý từ lúc nào không hay. Người thao túng có xu hướng đóng vai nạn nhân hoặc nhắc lại về những ân huệ trong quá khứ, khơi dậy cảm giác đáp trả hoặc sự đồng cảm, cảm thông. Cuối cùng, họ có nhiều khả năng đạt được những gì họ muốn.

Biểu hiện đơn giản nhất của kiểu thao túng tâm lý rút lui là sự im lặng. Sự phớt lờ và im lặng chính là cách họ đang trừng phạt bạn.Đối phương đang mong đợi lời khẳng định hay sự thân thiết trong khi họ lại cố tình phớt lờ từ chối điều đó. Điều này tạo ra sự mất cân bằng quyền lực khiến nạn nhân khao khát được quay lại sự gần gũi hay sự tán thành như trước.

Người thao túng có xu hướng đi so sánh bạn với người khác. Đây là hình thức khiến nạn nhân cảm thấy không an toàn và tự ti khi bị so sánh. Họ thậm chí có thể tuyển dụng/ thay thế người khác để gây áp lực cho bạn về mặt cảm xúc hay khía cạnh nào khác.

Cũng theo nhà báo Vương Xuân Nguyên, việc nhân diện rõ những dấu hiệu của hành vi thao túng tâm lý nên trên giúp cho chúng ta đối phó bảo vệ mình tránh lâm vào những phức tạp không mong muốn. Thao túng tâm lý có thể xảy ra từ những người thân trong gia đình, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Hành vi trên có ảnh hưởng rất tiêu cực tới chất lượng cuộc sống. Nếu thường xuyên bị người khác thao túng tâm lý khiến bạn đau khổ, thì đây là mối quan hệ độc hại mà bạn cần tỉnh táo nhận ra, tìm cách giải quyết và bước ra khỏi mối quan hệ này. Rất khó có thể thay đổi hay ngăn cản người thao túng tâm lý dừng những hành vi trên. Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với hành vi thao túng tâm lý tại nơi làm việc hoặc ở nhà, khó tránh khỏi các tình huống trên thì bạn có thể chủ động đối phó qua một số cách như: Tránh tiếp xúc với những người có xu hướng thể hiện tình cảm thái quá, giả tạo love-bombing; Khẳng định bản thân và ranh giới của bạn bằng lời nói; Trao đổi, thảo luận với những người khác về thao túng tâm lý và nhận được sự xác nhận của họ...Không đưa ra quyết định vội vàng mà cần thời gian suy nghĩ tỉnh táo và lý trí để tránh những điều hối tiếc sau này. Có thể nhận ra rằng bạn đang bị châm chích là rất quan trọng vì nó cho phép bạn xác định mình là nạn nhân và thực hiện hành động cần thiết để bảo vệ ý thức về bản thân. Nó cũng cho phép bạn loại bỏ bản thân khỏi những mối quan hệ không tốt cho bạn.

Tóm lại, không nên thao túng tâm lý có thể bao gồm sử dụng các chiêu trò để thay đổi suy nghĩ, hành vi hoặc cảm xúc của người khác mà không được phép hay thông qua sự đồng ý của họ. Điều này có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác thông qua sự trung thực và tôn trọng. Việc này sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với người khác.Thao túng tâm lý có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu khiến bạn áp lực, tự ti và ảnh hưởng sức khỏe nói chung. Cần tỉnh táo nhận biết các dấu hiệu của các hành vi thao túng tâm lý để cân bằng và đảm bảo sức khỏe tinh thần của chính mình!

QT
Bạn đang đọc bài viết "Thao túng tâm lý: Những điều cần cảnh báo!?" tại chuyên mục Diễn đàn. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309