Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và định hướng phát triển của Việt Nam

12/10/2022 12:22

Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ( NNUDCNC) là một xu hướng tất yếu và là nội dung quan trọng của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp của đất nước. Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 và Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng NNUDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

1.Sự cần thiết phát triển NNUDCNC

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều ưu tiên cho khu vực “Tam nông”, đồng thời kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia vào khu vực này. Nghị quyết số 26/NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của BCHTW Đảng lần thứ 7, khóa X, ban hành ngày 05/08/2008 đã xác định “Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn”.

Khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Nhờ thành tựu của KHCN mà năng suất, chất lượng sản phẩm tăng đáng kể, tạo ra sức mạnh cạnh tranh ngày càng to lớn trên thị trường. Thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ trước đã bắt đầu phát triển NNUDCNC. Hoạt động của các khu, vùng và doanh nghiệp NNUDCNC mặc dù còn bất cập về tổ chức cũng như hiệu quả, nhưng khẳng định rằng đó là xu thế đúng, đã và đang thay đổi về nhận thức của một nền sản xuất mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới.

a11-1665551963.png

Mô hình trồng thanh long xuất khẩu

Phát triển sản xuất NNUDCNC là một xu hướng tất yếu và là nội dung quan trọng của quá trình CNH  HĐH nông nghiệp của đất nước. Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 và Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng NNUDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Thực tế hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp của nước ta còn nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có nhận thức, trình độ hiểu biết về công nghệ nuôi trồng để đảm bảo có một nền nông nghiệp bền vững. Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội.

Đặc biệt phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái là xu thế phát triển nhằm tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành du lịch tạo cơ sở cho sự liên kết của các ngành khác nhau nói chung, ngành nông nghiệp và du lịch nói riêng cùng tiến bước phát triển.

 Mô hình du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang mang lại hiệu quả cho cả du lịch lẫn nông nghiệp nhưng khái niệm về du lịch nông nghiệp còn khá mới mẻ và chưa phổ biến nên chính sách hỗ trợ và việc thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch này vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Việc xây dựng dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái trên địa bàn các tỉnh và thành phố trên cả nước sẽ là hạt nhân thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam nói riêng, cho cả các vùng miền nói chung.

 Xây dựng Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là cụ thể hóa chủ trương lớn của các tỉnh. Đây sẽ là nơi nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, lai tạo ra giống các loại cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, là nơi trình diễn, đào tạo lao động kỹ thuật nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Thành công trong xây dựng Vùng nông nghiệp ứng dụng CNC không chỉ làm cơ sở, tiền đề để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC cho vùng Kinh tế trọng điểm đồng bằng và trung du trên cả nước.

Từ những nội dung trên, việc xây dựng Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” là hết sức cần thiết, nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng kêu gọi đầu tư và quản lý theo quy hoạch.

2. Mục tiêu

Góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012.

Làm cơ sở để đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình cho một dự án Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái.

Xây dựng một dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái ở thành phố Móng Cái với hệ thống quản lý hiện đại, quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh và đạt các tiêu chuẩn đăng ký chất lượng trong nước và quốc tế.

Sản xuất, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm cây trồng có chất lượng, giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa ở các đô thị lớn theo các nhóm sản phẩm tươi, chế biến đóng hộp.

Xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho người dân. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường để giúp người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.

Xây dựng mô hình liên kết với người dân quanh vùng dự án: Trong thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giá thành cạnh tranh. Nhằm khắc phục những điểm yếu của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ và thiếu gắn kết trong chuỗi sản xuất hướng tới một nền nông nghiệp có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập chúng tôi xây dựng các mô hình liên kết giữa người dân quanh vùng dự án để cung cấp các sản phẩm nông sản cả về số lượng và chất lượng lâu dài và có khả năng xây dựng được thương hiệu với mặt hàng nông sản đó.

Cung cấp những dịch vụ vui chơi gắn liền với thiên nhiên, văn hóa bản địa tốt nhất cho du khách.

Kết hợp du lịch, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Để đưa ngành du lịch và ngành nông nghiệp cùng tiến bước phát triển.

Đóng góp các giá trị về kinh tế, phúc lợi xã hội, hiệu quả về khai thác tài nguyên môi trường bền vững cho cộng đồng, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia.

Khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật với các khu vực quy hoạch đã được phê duyệt.

Đảm bảo tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

a2-1665551985.png

Khu quản lý điều hành sản xuất – trung tâm hành chính- dự án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 vùng nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sịnh thái FAM – Quảng Ninh

3. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với hiệu quả và phát triển bền vững

Hiệu quả về kinh tế

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái  là định hướng phát triển nông nghiệp đến nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao cho người tiêu dùng và xuất khẩu, kết hợp với mô hình du lịch sinh thái gắn liền với thiên nhiên. Việc hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái là hạt nhân về công nghệ, tổ chức sản xuất và mô hình du lịch có sức lan tỏa ra khắp các địa phương trong cả nước từ đó làm thay đổi nhận thức và hành động để chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống đơn độc sang nền sản xuất hiện đại kết hợp với các ngành khác đạt hiệu quả và chất lượng cao, tăng nguồn lợi nhuận cho mô hình.

- Lợi ích kinh tế còn tăng thêm qua chế biến xuất khẩu và thu ngoại tệ.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chủng loại, chất lượng nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nông dân.

- Xã hội hóa trong sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu nhằm góp phần cải thiện đời sống, sức khỏe cộng đồng tiến tới thực hiện một nền nông nghiệp sạch.

- Phát huy lợi thế, tiềm năng vùng, miền đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Hiệu quả về mặt xã hội

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho người nông dân ở các vùng miền.

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến cho các hộ nông dân.

- Thông qua đề án góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, mang lại giá trị tăng cao.

- Tạo nên bộ mặt nông thôn mới với cơ sở hạ tầng hiện đại, dân trí được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm ngành nghề mới, năng suất lao động tăng, tăng thu nhập cho người dân.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp và ngành du lịch.

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung, của khu vực nói riêng mà dự án còn giúp Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách, bên cạnh đó dự án còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.

- Đánh giá tác động môi trường: Thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ cho học tập trải nghiệm và tham quan du lịch, có các tác dụng giáo dục ý thức cho người dân nhất là học sinh, sinh viên, nông dân, ... về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị kinh tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Nâng cao thương hiệu nhà đầu tư, vị thế của tỉnh và cả nước.

Hiệu quả về mặt môi trường

- Sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, đầu tư cải tạo chất lượng đất đai, phòng chống xói mòn, phèn hóa. Cải tạo vùng đất nông nghiệp giá trị kinh tế thấp thành vùng sản xuất công nghệ cao kết hợp với nghiên cứu và sản xuất tập trung, nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích đất đai.

- Trồng trọt áp dụng quy trình kỹ thuật để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn Quốc tế sẽ góp phần gìn giữ tốt môi trường, mức độ tác động rất ít đến môi trường xung quanh. Nguyên vật liệu đầu vào là phân hữu cơ, phân vi sinh, phân vô cơ hàm lượng không đáng kể có kiểm soát. Đầu ra là sản phẩm rau quả sạch, còn thân cây và phụ phẩm nông nghiệp được ủ làm phân bón hữu cơ quay lại sản xuất.

- Đồng thời, dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải cùng với công nghệ tái chế, tái sử dụng, biogas, sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh góp phần bảo vệ môi trường.

4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và định hướng phát triển của Việt Nam ( nguồn tham khảo internet)

Kinh nghiệm nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong các nước ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới được đánh giá cao nhất hiện nay. Họ đã đưa những thành tựu khoa học hiện đại vào thực hiện cải cách nông nghiệp trên khắp cả nước. Và cho đến hiện tại các hình thức này vẫn đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ.

Người Nhật rất thông minh và sáng tạo, mọi ứng dụng trong nông nghiệp của họ đều nhằm mục đích khắc phục những hạn chế của diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản.

Từ rất nhiều năm về trước, Nhật Bản đã đưa những thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại vào cải cách nông nghiệp trên khắp cả nước. Mục đích chủ yếu của họ là khắc phục nhược điểm diện tích đất nông nghiệp ít mà vẫn đảm bảo được năng suất, sản lượng nông sản hàng năm.

 

a3-1665551978.png

Nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản - Ảnh nguồn internet

Theo thống kê chỉ có 2% dân số Nhật làm nông nghiệp hoặc có liên quan đến nông nghiệp. Nhưng lại có thể cung cấp nông sản đủ cho 98% dân số còn lại và chưa tính việc xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới. Đó chính là nhờ vào việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản giúp cho lượng nông sản có thể thu hoạch quanh năm.

Nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản chủ yếu là:

  • Trồng rau củ quả, trồng cây nông nghiệp trong nhà kính, trồng theo tầng chứ không chỉ trồng trên mặt đất. Điều này khắc phục được hạn chế về diện tích đất trồng.
  • Sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong việc chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh.
  •  Áp dụng các phương pháp bảo quản chất lượng tốt trong thời gian dài, vẫn tươi mới, đủ dinh dưỡng như mới thu hoạch
  •  Trong chăn nuôi cũng sử dụng các thiết bị hiện đại từ khâu ăn uống đến theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phối giống, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
  •  Phát triển sản xuất có chọn lọc.

Thành tựu nông nghiệp công nghệ cao của Israel

Israel cũng nằm trong top những quốc gia ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới. Với hệ thống 70% diện tích là sa mạc, Israel đã thực sự thành công khi trở thành đất nước có nền nông nghiệp phát triển nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu những thành tựu tuyệt vời của đất nước này ngay sau đây:

Hệ thống tưới nhỏ giọt

Israel là cái nôi phát minh ra hệ thống tưới nhỏ giọt giúp khả năng tăng trưởng ở thực vật được kích thích đáng kể. Từ đó đến nay, hệ thống này đã mang lại cho ngành nông nghiệp công nghệ cao của Israel hiệu quả phát triển vượt bậc, đồng thời cũng nhanh chóng được ứng dụng trên toàn thế giới.

Nông nghiệp trực tuyến

Hệ thống Kiến Thức Nông Nghiệp Trực Tuyến là hệ thống tương tác trực tuyến trên toàn cầu, liên kết kho dữ liệu kiến thức nông nghiệp, các chuyên gia và nông dân để giải quyết bất cứ một vấn đề gì trong nông nghiệp.

Bất kì ai, bất kỳ nông dân nào cũng có thể truy cập vào hệ thống này để cùng học tập và trao đổi kinh nghiệm, nhờ tư vấn hoặc sự giúp đỡ của ác chuyên gia nông nghiệp trên toàn thế giới.

a4-1665552100.png

Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Của Israel- nguổn internet

Sản xuất thực phẩm từ khí nhà kính

Khí nhà kính chính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu hiện nay nhưng Israel đã nghiên cứu và sử dụng nó để nuôi trồng nông nghiệp. Người Israel nuôi trồng tảo – là nhân tố chủ chốt trong việc tạo ra phần lớn lượng oxy cho chúng ta hít thở hàng ngày. Thức ăn tảo chính là CO2 và ánh sáng.

Hệ thống Seambiotic mà Israel phát minh ra sẽ đem CO2 được phát thải từ các nhà máy biến thành nguồn cung cấp thức ăn cho tảo. Một trong những thành tựu đáng nể trong việc vừa sản xuất nông nghiệp vừa bảo vệ môi trường khỏi hiệu ứng nhà kính.

Kén tồn trữ lương thực

Đây là một phát minh của Giáo sư công nghệ thực phẩm quốc tế Shlomo Navarro. Một chiếc túi giúp lương thực tránh được việc tiếp xúc với không khí và độ ẩm. Phát minh này giúp giải quyết các vấn đề về sức nóng và độ ẩm cao, từ đó giúp người nông dân tồn trữ lương thực an toàn, hiệu quả mà không bị tổn thất.

Hạt giống chất lượng cao cho mùa vụ bội thu

Công nghệ TraitUP được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong việc cấy ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc. Điều này giúp đảm bảo nâng cao chất lượng của hạt giống, nâng cao khả năng thích nghi của giống với thổ nhưỡng và khí hậu mang lại năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực và sức cạnh tranh công bằng.

Th.S  Nguyễn Văn Giới