Định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long

07/04/2023 19:46

Ngày 7/4 tại Tp Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị Định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao kinh tế tập thể giai đoạn mới.

z4244877461316-5046a92d5432e676f492058d3b457e92-1680871343.jpg

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh và Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT Lê Đức Thịnh đã chủ trì hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cùng các Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn vùng ĐBSCL, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; các đại biểu Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các doanh nghiệp, tập đoàn có thực hiện liên kết, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; các tổ chức/ dự án quốc tế; các chuyên gia, các nhà khoa học.... với tổng số gần 300 đại biểu đến dự trực tiếp tại Hội trường Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang...

Hội nghị đã giành thời gian đánh giá thực trạng năng lực, hiệu quả hoạt động và vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL và những rào cản trong phát triển HTX nông nghiệp của vùng trong định hướng xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm thuỷ sản và thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương vùng ĐBSCL trong việc hỗ trợ phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; đề xuất chương trình các nhiệm vụ cụ thể, thống nhất chỉ đạo của Bộ và các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển bền vững HTX nông nghiệp gắn với thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị, xây dựng vùng nguyên liệu nông sản hàng hoá vùng ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu.

z4244877492593-726a075f14ee6eb42d12deba93065bad-1680871343.jpg

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan

Tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã chỉ đạo: Cần tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong quá trình tài cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy liên kết sản xuất chuỗi giá trị; cần nâng cao vai trò chủ động của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo và hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với chiến lược ngành để nâng cao vị thế của HTX NN; triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách của Trung ương trên địa bàn về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025; chú ý xây dựng nhiều mô hình HTX NN quy mô lớn, đông thành viên để HTX NN thực hiện nhiều dịch vụ cung cấp cho thành viên, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp; thúc đẩy chính sách tín dụng, cho vay theo chuỗi giá trị, gắn với các vùng nguyên liệu quy mô lớn.

Ông Lê Đức Thịnh Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng, đến nay, hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa hợp tác xã với doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trở lên khá phổ biến. 
Trong chuỗi liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã đã phát huy vai trò tổ chức kinh tế tập thể để tổ chức các hành động tập thể giữa các hộ nông dân thành viên cùng nhau áp dụng chung quy trình kỹ thuật trong sản xuất nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều về chất lượng. Hợp tác xã còn là tác nhân trung gian chủ đạo, đóng vai trò khâu nối và thúc đẩy liên kết dọc với doanh nghiệp là tác nhân điều phối, giám sát thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp trong vùng nhìn chung còn hạn chế về vốn, tài sản, trình độ cán bộ hợp tác xã, thiếu cán bộ kỹ thuật. Hoạt động của hợp tác xã chưa đáp ứng tốt nhu cầu thành viên. 

Các hợp tác xã khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp như: tín dụng, khoa học công nghệ, hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ rủi ro thiên tai dịch bệnh, trong khi nguồn lực của nhà nước để hỗ trợ hợp tác xã còn hạn chế, nhất là hỗ trợ để đầu tư máy móc, cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao. 
Sự hỗ trợ của nhà nước cho hợp tác xã trong quản trị, xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã từ tỉnh đến cơ sở thiếu và yếu. Thiếu đội ngũ chuyên gia có năng lực để tư vấn cho các hợp tác xã. 

Hết năm 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 2.615 hợp tác xã nông nghiệp và 20 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, chiếm 13,4% tổng số hợp tác xã nông nghiệp toàn quốc. Đây là vùng có tỷ lệ hợp tác xã tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên lớn nhất cả nước./. 

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

z4244877448592-e154ff5d0958970fcade1afd185adc3e-1680871344.jpg
z4244877485259-b29ad9b0aada3f929cd3e6419bfa8824-1680871344.jpg
z4244877434780-54b1883125435571bc1cad2c40b811da-1680871344.jpg
z4244877485398-d3a786087a7bdc78f04778abacb74849-1680871344.jpg
z4244877455550-b78e33a5848fca541f7dd0c1d21762e5-1680871344.jpg
z4244877470692-994d1ea0aace2cf571eb94b03343d594-1680871343.jpg

 

Hằng Nga