Xin hỏi nông dân

07/11/2022 12:18

Bây giờ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ và tư khi chủ trương đó được thực hiện thì rõ rang là sản lượng nhận khoán cũng tăng và kinh tế vườn, đồi phát triển khá phong phú. Nhưng từ đó, lại có một số người đi quá xa, cho rằng không cần kinh tế hợp tác

Bàn luận thì khá nhiều, nhưng cũng chỉ trên phần lý thuyết. Còn thực tế tâm tư, nguyện vọng của người nông dân ra sao?

Vừa rồi, có một điều tra về xã hội trong số 2284 hộ nông dân ở 10 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Hải Hưng. Những câu trả lời, có nhiều mặt, chỉ nêu một số tâm tư có liên quan đến vấn đề trên.

90% nông dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới, 75,7 số hộ có đời sống khá lên cho rằng nguyên nhân chính là do có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.

80,87% gia đình muốn thâm canh, tăng sản lượn sau khi nhận đất khoán dài hạn, 38% gia đình muốn mở rộng thêm nghề thủ công.

46,94% gia đình muốn trả bớt ruộng do thiếu vốn sản xuất.

51,9% gia đình còn gặp khó khăn về thủy lợi.

74,43% gia đình gặp khó khăn khi mua phân bón.

73,52% gia đình gặp khó khăn về thuốc trừ sâu.

31,6% gia đình muốn có giống tốt.

27,83% gia đình khó khăn về làm đất v.v…

nha-bao-huu-tho-1932-2015-tri-thuc-khong-vo-can-90-113945-1667798513.jpg
Nhà báo Hữu Thọ
Nghĩa là, tuyệt đại bộ phận nông dân hoan nghênh sự nghiệp đổi mới, nhiều gia đình có đời sống khá lên chủ yếu nhờ sự đổi mới chính sách. Sau khi nhận khoán, nông dân gắn bó với ruộng đất, nhiều gia đình muốn đi vào hướng thâm canh. Nhưng thiếu vốn và thiếu vật tư, kỹ thuật đang là vấn đề lo lắng của nhiều nông dân để có thế tiếp tục mở rộng sản xuất. Sự giúp đỡ, hướng dẫn của Nhà nước, và các hình thức hợp tác giữa các gia đình là đòi hỏi của nông dân. Ai nói là không cần sự giúp đỡ của Nhà nước, không cần phát triển các hình thức kinh tế hợp tác với những hình thức phù hợp thì xin cứ hỏi nông dân!

Nhà báo Hữu Thọ - tắc phẩm chọn lọc
Bạn đang đọc bài viết "Xin hỏi nông dân" tại chuyên mục Kinh tế Nông nghiệp. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309