TS. Lê Thành Ý: Giáo dục đào tạo, động lực phát triển của Hàn Quốc

22/08/2022 11:04

Là một đất nước với 5000 năm tuổi, thái độ của những học giả cổ điển và chủ nghĩa nhân đạo Hàn Quốc đã được đánh giá cao, ăn sâu vào lịch sử xã hội, dẫn đến sự ra đời của chữ cái và phát minh ra công nghệ in ấn đầu tiên trên thế giới. Người Hàn Quốc rất coi trọng việc học tập và trau dồi tâm trí người dân để phát triển khả năng và làm rạng danh gia đình.

Họ coi việc đóng góp vào sự phát triển quốc gia là mục tiêu cuối cùng của việc học tập và trau dồi trí tuệ. Năm 1866, một sĩ quan hải quân Pháp, đã miêu tả cơn sốt giáo dục trong xã hội Hàn Quốc như sau. “Chúng tôi không thể không ngưỡng mộ nơi này và tìm thấy thứ gì đó thực sự nghiền nát bản ngã của chúng tôi. Ở đây, ngay cả những người nghèo nhất cũng có sách trong nhà , hầu như không còn ai mù chữ và người thất học bị coi thường ”.

Chuyển từ nền kinh tế dựa vào kỹ năng thấp và việc làm trong các lĩnh vực chế tạo, chế biến và dịch vụ sang mô hình tăng trưởngdựa trên động lực đổi mới sáng tạo nhiều hơn; Chiến lược phát triển KTXH Quốc gia 2021-2030 của Viêt Nam đã coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực nâng cao năng suất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này cải cách hệ thống giáo dục đào tạo là việc làm cần thiết để cung cấp các kỹ năng cho người dân.

Việt Nam đã đạt được kết quả tốt trong cung cấp giáo dục phổ thông có chất lượng cho người dân, nhưng chưa thành công trong giáo dục sau phổ thông. Để chuyển đổi mô hình kinh tế, cần nâng cao năng suất và củng cố nguồn nhân lực, phải có số lượng đông đảo lao động có kỹ năng và trình độ cao.Bài học rút ra trong quá trình chuyển đổi từ quá trình phát triển của Hàn Quốc là một điển hình về cách thức tạo dựng vốn nhân lực nhằm đạt được những thành tựu nền tảng đổi mới sáng tạo, và cải thiện năng suất cần có để trở thành quốc gia thu nhập cao

Ngày nay ở Hàn Quốc, 70% người dân trong độ tuổi  24-35 đều đã hoàn thành chương trình giáo dục bậc cao , được cấp bằng đại học hoặc cao hơn, đã hoàn thành chương trình bách khoa ngắn hạn, hoặc tương đương, Cách tiếp cận 4 giai đoạn trong giáo dục đào tạo và phát triển của Hàn Quốc là điều có thể học hỏi, đặc biệt khi Việt Nam đang sẵn sàng bước sang giai đoạn phát triển mới dựa vào tri thức, tạo đột phá và nâng cấp về công nghệ

hq1-1661140960.png
Một lớp học cấp 3 tại Hàn Quốc

Phân tích nội dung giáo dục đào tạo tại Hàn Quốc trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy đã nổi 4 giai đoạn chủ yếu; đó là:

Giai đoạn 1 (từ 1948 đến1960), Đây là thời kỳ mở rộng giáo dục tiểu học và xóa nạn mù chữ để tạo nền tảng phát triển kinh tế.

Giai đoạn 2 ( từ 1961đến 1980) là giai đoạn tái định hướng đầu tư cho phổ cập giáo dục trung học song hành cùng giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, Hàn Quốc đã có bước nhảy vọt qua đầu tư vào nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ cơ cấu kinh tế định hướng xuất khẩu trong giai đoạn 1967-1971

Giai đoạn 3 (từ năm1981 đến1997) là thời kỳ củng cố giáo dục nghề nghiệp và mở rộng cơ hội tham gia giáo dục bậc cao. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ cần có cho các ngành công nghiệp có ưu thế vượt trội, đồng thời tái định hướng nguồn nhân lực để tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ bằng cách phát triển các trường cao đẳng chuyên ngành đào tạo 2 năm và mở rộng các khoa  thuộc chuyên ngành khoa học và kỹ thuật tại các trường đại học. Sau cùng, đất nước này đã mở ra những cơ hội tham gia giáo dục bậc cao. Bằng cách ban hành hệ thống chỉ tiêu tốt nghiệp của các trường đại học nhằm tiếp nhận thêm sinh viên và chỉ cho phép những người đủ điều kiện mới được tốt nghiệp, Chính phủ đã mở rộng cơ hội nhập học tại các trường đại học, đồng thời hỗ trợ cho các trường đại học về cơ sở vật chất để tiếp nhận thêm sinh viên. Trong thập niên1990 , nhờ dịch vụ phát triển và xã hội Hàn Quốc đã trở thành xã hội thông tin dựa trên tri thức, nhu cầu giáo dục bậc cao và giáo dục trọn đời  ngay càng phát triển mạnh mẽ.

hq2-1661140982.png
Hàn quốc nền giáo dục thứ 2 thế giới

Giai đoạn 4 ( từ năm 1997 đến nay) là quá trình phát triển năng lực giáo dục bậc cao để hình thành kiến thức cần thiết trong xã hội dựa trên tri thức; Hàn quốc đã tập trung vào phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục công nghiệp chuyên sâu và chuyên nghiệp; hòa nhập xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của các đại học; đặc biệt là tập trung cải thiện chất lượng và phạm vi nghiên cứu của các trường đại học và theo đuổi các chính sách giáo dục bậc cao nhằm hỗ trợ cho các trường ngoài Seoul thông qua các dự án đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp.

Donh nghiệp trong các ngành công nghiệp đã đóng góp và tiếp sức cho nhiều chương trình nghiên cứu phát triển ở cấp quốc gia, còn Chính phủ đã xây dựng những hệ thống nhằm phát triển liên tục năng lực của người dân thông qua phát triển một hệ thống học trọn đời. Chính phủ hiện đang tiếp tục hỗ trợ các trường đại học ngoài Seoul theo đuổi các dự án chiến lược nhằm tăng cường hợp tác với các ngành công nghiệp.

Việt Nam đã nhận thức giáo dục đại học là chìa khóa để hoàn thành mục tiêu phát triển quốc gia. Để đổi mới mô hình tăng trưởng, Việt Nam cần nâng cao năng suất và củng cố nguồn nhân lực, qua đó đặt ra yêu cầu phải có số lượng đông đảo lao động có kỹ năng và trình độ cao.

 Cải thiện khả năng tiếp cận và kết quả đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển bao trùm. Quá trình phát triển của Hàn Quốc là điển hình về cách thức tạo dựng vốn nhân lực nhằm đạt được những thành tựu về tri thức, nền tảng đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất cần có để trở thành quốc gia có thu nhập cao

Trong lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, mới có 11% có bằng cấp sau phổ thông. Theo Ngân hàng Thế giới,lực lượng lao động ở độ tuổi 15 trở lên có bằng cấp sau phổ thông tăng không đáng kể những năm sau này, Để trở thành nền kinh tế tri thức, Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo sau bậc học phổ thông.

Vận dụng những kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong giáo dục đào tao có thể thấy,Việt Nam đang sẵn sàng bước sang giai đoạn phát triển thứ 03, nghĩa là dựa vào tri thức để tạo đột phá và nâng cấp công nghệ. Tuy đã chậm sau 30 năm so với Hàn Quốc trên chặng đường phát triển, song là quốc gia đi sau chưa muộn; từ những kinh nghiệm rút ra, chúng ta có niềm tin và hy vọng, hoạt động giáo dục đào tạo sẽ chuyển mình để tạo động lực thúc đẩy kinh tế đi lên./.

Lê Thành

File Giao dục Đào tạo HQ (NT&PT) 8.2022

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "TS. Lê Thành Ý: Giáo dục đào tạo, động lực phát triển của Hàn Quốc" tại chuyên mục Góc nhìn chuyên gia. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309