“Con đường Phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại” (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm)
“Chỉ có khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới” (Tổng Bí thư Tô Lâm)
“Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia” (Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị)
1. Mở đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) vừa là động lực vừa là nguồn lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, làm thay đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Minh chứng rõ nhất là sự phát triển của khoa học hiện đại từ thời Khai Sáng đến nay; chính các công cụ lao động, các phát minh, sáng chế và công nghệ mới đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra các biến cố về chính trị và xã hội, làm thay đổi diện mạo cuộc sống, tạo ra các thang bậc giá trị mới của xã hội loài người. Trong thời đại ngày nay, đối với VN, đẩy mạnh, tạo đột phá và nâng tầm KH&CN, ĐMST và CĐS là con đường chúng ta đi để phát triển đất nước, kiến tạo tương lai của dân tộc và vinh quang cho giống nòi, không thể khác.
Nghiên cứu khoa học (NCKH), phát triển công nghệ (PTCN) và ĐMST luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm; thể hiện gần đây nhất là Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 đã xác định KH&CN “là quốc sách hàng đầu”; Luật KH&CN năm 2013 tạo hành lang pháp lý cho KH&CN phát triển; Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức; đặc biệt là Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 mới đây của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" đã tạo ra một động năng mới, một nguồn cảm hứng gần như bất tận cho lao động sáng tạo. Nghị quyết khẳng định khoa học, công nghệ cùng với ĐMST, chuyển đổi số (CĐS) phải được đặt lên ở vị trí “là đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu phải đạt được rất cao.
Vậy chúng ta đang ở đâu? Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta phải thừa nhận là, chúng ta đã có nhiều Nghị quyết về KH&CN, về ĐMST, nhưng phần nhiều vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, vẫn chủ yếu còn nằm trong các báo cáo tổng kết hay trên các bài diễn thuyết hùng hồn và cháy bỏng nào đó; mà theo đó, thì chúng ta đã vượt, đuổi kịp hay ít ra là tiệm cận với Ireland, Nhật bản, Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan từ lâu rồi!
Về kinh tế, Việt Nam được ghi nhận là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh liên tục trong nhiều thập niên qua và đã đạt được những bước tiến rất đáng tự hào; nhưng, khi đặt trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực và toàn cầu, bức tranh lại hiện lên với nhiều gam màu khiến chúng ta phải trăn trở. Những con số về dân số, diện tích, tổng sản phẩm quốc nội, GDP theo đầu người tính theo PPP... cho thấy Việt Nam là một nước lớn về dân số, trung bình về diện tích, và còn nghèo; chủ yếu vẫn còn là nền kinh tế gia công, lắp ráp, ở phân khúc rất thấp của chuỗi cung ứng toàn cầu, vẫn còn là thân phận ‘khô áo ráo tiền’.
Về KH&CN, dù đã có rất nhiều thành tựu khá ấn tượng, nhưng khi so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, so với nhu cầu và yêu cầu phát triển của đất nước, số lượng bằng sáng chế và công trình nghiên cứu khoa học trên đầu người của chúng ta đang rất thấp, chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học và bằng sáng chế tại Việt Nam thường bị đánh giá là chưa đáp ứng được kỳ vọng trong việc tạo ra giá trị thực tiễn và tác động đến sản xuất, kinh doanh[1]. Những ồn ào về sửa chữa mặt cầu Thăng Long, sửa chữa Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn; rồi nữa, mỗi khi một mặt hàng nông sản nào đó của chúng ta bị nước nhập khẩu “tuýt còi”, nhất là khi chúng ta đang bị mắc kẹt giữa hàng rào thuế quan “thế hệ mới” và hàng giá rẻ từ Trung Quốc, thì các nhà khoa học mới lại loay hoay tìm cách tháo gỡ, khiến nhiều người băn khoăn về tiềm lực KH&CN thực sự của nước nhà, dù chúng ta có hàng “sư đoàn” các TS, GS, PGS, của hầu hết các lĩnh vực KH&CN.
Không có con đường rải thảm đỏ nào dẫn một quốc gia tới hùng cường và thịnh vượng. Làm thế nào để đưa đấtt nước ta, dân tộc ta ra “mặt tiền” của sự phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu từ một “mặt bằng” như thế? Đây là câu hỏi không dễ, nhưng không thể né tránh. Để thực hiện mục tiêu đó, chỉ có một lối thoát mà các quốc gia như Ireland, Singapore và nhiều nước “đi sau” khác đã đi và thành công, đó là lấy KH&CN, ĐMST là trung tâm. Chỉ có KH&CN và ĐMST mới biến cái không thể thành có thể, mới có thể đưa chúng ta vượt qua được những thách thức và khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được.
Vậy nên, Việt nam cần và phải có một “Nghị quyết 10” cho KH&CN và ĐMST. Nghị quyết 57 đã lấy cảm hứng từ NQ10 trong nông nghiệp, với các mục tiêu đầy thách thức về phát triển KH&CN, tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người; điều đó cho thấy tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị rất cao của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị.
Để hiện thực hóa NQ57 trong thực tiễn, có rất nhiều việc cần làm và phải làm. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến hai vấn đề là (i) chấn hưng giáo dục đại học (GDĐH) và (ii) đổi mới công tác quản lý khoa học và tổ chức nghiên cứu.
2. Chấn hưng “cái nôi” của các phát minh, sáng chế và ĐMST
2.1. Đặt vấn đề
Câu hỏi đặt ra là, tại sao một trong “những việc cần làm ngay” của việc hiện thực hóa NQ57 về KH&CN, ĐMST và CĐS trước hết lại là chấn hưng hệ thống GDĐH? Vì sao các trường đại học phải là trung tâm của hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp quốc gia? Có lẽ là vì:
(1) Trong lịch sử phát triển của nhân loại, giáo dục luôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của mỗi quốc gia, giáo dục có thể làm thay đổi tầm vóc, vị thế và ‘số phận’ của một dân tộc, một cộng đồng. Hình như Nguyễn Trực[2] hay một bậc tiền nhân nào đó của chúng ta cũng đã dạy, đại ý: Khi có được hiền tài, thế nước sẽ mạnh; khi kẻ tiểu nhân và sự dốt nát lộng hành thì thế nước sẽ suy,và ngoại bang sẽ nhòm ngó. Để có được “hiền tài” cần có một nền giáo dục tử tế, thiện lương và tiến bộ. Nếu như giáo dục phổ thông là nhằm ‘cung cấp’ cho xã hội những công dân tốt cho tương lai, tạo đầu vào ‘xứng đáng’ và phù hợp cho GDĐH và giáo dục nghề nghiệp; làm cho con người cao quí hơn lên, không bị tầm thường đi; thì GDĐH nhằm cung cấp các chuyên gia, các nhà khoa học, các trí thức hàng đầu, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, mang dấu ấn thời đại.
(2) Trường đại học là nơi làm việc của đa số các TS, GS, PGS – lực lượng rường cột của nền KH&CN quốc gia, đây là nơi đào tạo và tôi luyện ra các nhà khoa học của hiện tại và cho tương lai, nơi tạo nguồn và bệ phóng cho các tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng của những dự án phát triển, những công trình KH&CN mang tầm quốc gia và thời đại trong tương lai.
(3) Nhìn ra thế giới, ai cũng thấy, “cái nôi” của các phát minh, sáng chế và ĐMST chính là các trường đại học[3]; trường đại học là trung tâm của hệ sinh thái NCKH, phát triển công nghệ, ĐMST và khởi nghiệp quốc gia. Cho nên, hệ thống GDĐH thường là biểu tượng cho sức mạnh vật chất và tinh thần của một quốc gia, là biểu tượng cho tri thức và độ dày mỏng văn hóa của một dân tộc; trường đại học thường là niềm tự hào của một thành phố, một xứ sở, một vùng đất.
(4) Chức năng quan trọng, thậm chí cũng có thể gọi là thiêng liêng, cao quý nhất của GDĐH, cái làm cho nó được gọi là “đại học”, đó là việc đào tạo ra những con người có khí chất, có tư duy phản biện, biết suy nghĩ độc lập, có khả năng sáng tạo, nghĩa là dám vượt ra khỏi vùng an toàn, không chịu bị cầm tù trong những chân lý có sẵn. Về đại thể, con người mà nền giáo dục đào tạo ra phải là những con người: (i) Có những hiểu biết và cảm thụ sâu sắc với truyền thống quê hương, với tinh hoa văn hóa của dân tộc; (ii) Có kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại; (iii) Có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, để họ có khả năng sống và làm việc linh hoạt, hiệu quả trong một thế giới phức tạp, đầy những bất định và rủi ro. Chưa bao giờ các đức tính đó lại thiết yếu như bây giờ trong xu hướng toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đang định hình lại giá trị của mỗi quốc gia.
(5) Lịch sử là dòng chảy của những tháng ngày không ngừng nghỉ. Thời đại mới đòi hỏi con người phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của thời đại mình; nên đổi mới hay cải cách giáo dục là việc làm tất yếu ở mọi nơi, mọi lúc, chứ không phải chỉ riêng có ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay; chỉ có điều khác là, người ta lặng lẽ đổi mới một cách hiệu quả, còn chúng ta thì đầu năm chí giữa, giữa năm chí cuối rầm rĩ với những ngôn từ về đổi mới GDĐH, nhưng dường như loay hoay mãi mà chưa có được đột phá thực sự nào về chất lượng GDĐH; đành rằng điều đó không phải chỉ phụ thuộc vào ngành giáo dục, vì xã hội thế nào thì giáo dụcthế ấy.
(6) Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 là chuyển hệ thống giáo dục&đào tạo cũ được xây dựng để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của kỷ nguyên công nghiệp theo quan điểm cổ điển sang hệ thống giáo dục & đào tạo mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ nguyen thông tin, AI và kinh tế tri thức.
(7) Khoảng cách về trình độ kinh tế, KH&CN giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày càng doãng ra, ta tiến được một bước thì thiên hạ đã tiến vài ba bước; một nguyên nhân quan trọng của thực trạng đó là do chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm của nền giáo dục kiểu cũ, chưa cho ra lò được những con người có đủ phẩm chất và năng lực để tiếp nhận và chủ động sáng tạo ra các “giá trị mới” của thời đại 4.0. Trong khi Việt Nam mới bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cách nhìn cũ thì nhiều nước đã vượt qua hoặc bỏ qua thời đại cách mạng công nghiệp cổ điển để đi thẳng vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức; Ireland, Phần Lan là các ví dụ.
(8) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế giới đang chuyển động như vũ bão, nhìn thực trạng nền giáo dục và đào tạo nước ta một cách khách quan và trách nhiệm, chúng ta thấy dường như giáo dục & đào tạo của Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước phát triển, so với một số nước xung quanh, và so với yêu cầu phát triển của đất nước. Dường như, nền giáo dục nước ta về đại thể vẫn dựa trên mô hình quản trị cũ; người ta quên mất rằng, giáo dục không chỉ là học công thức hay ghi nhớ ngày tháng lịch sử, mà giáo dục đích thực là hành trình khám phá, khám phá thế giới khách quan, khám phá chính mình, khám phá mối liên hệ của mình với người khác và với thiên nhiên; nên ở đâu đó, dù vô tình hay hữu ý, dù mô hình STEM đang được khuyến khích phát triển, người ta vẫn dạy nhồi nhét để mong cho mỗi người học đều có thể trở nên thần đồng toán, thần đồng lý, thần đồng hóa, văn sĩ tài cao với các bài văn mẫu, các bài toán mẫu, đã có sẵn lời giải một cách thụ động. Nội dung và phương pháp giáo dục vẫn còn đâu đó xu hướng hư học cổ lỗ, dành nhiều thời gian học những kiến thức hoặc đã lạc hậu, vô bổ, hoặc lại quá thực dụng, thiển cận, chăm chăm nhắm đến lợi ích kinh tế trước mắt, thiếu hoài bão và ước mơ cống hiến, chưa coi trọng đúng mức những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời cho mỗi con người như hình thành nhân cách, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ và phản biện, … Dù PISA đánh giá khả quan thế nào, dù các bảng xếp hạng cho thấy đã những khởi sắc ban đầu về trường này lọt top 100, trường kia lọt top 1000 ra sao[4], thì nền GDĐH nước nhà vẫn đang phải đối mặt với một thực tế là hầu hết các học sinh ưu tú nhất, những người được giải cao trong các game show trí tuệ như Đường lên đỉnh Olimpia, các học sinh giành giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế đều tìm đường ra nước ngoài tu nghiệp và làm việc; và, hàng năm vẫn có hàng trăm ngàn du học sinh cùng hảng tỷ USD tiếp tục tìm đến các chân trời xa lạ để học tập và tu nghiệp, tạo nên làm sóng tỵ nạn giáo dục, rất nhiều người ưu tú trong số đó đã ở lại định cư và cống hiến cho xứ người. Dường như những giấc mơ về một miền đất mới, nơi có nền giáo dục hướng đến con người, nơi con người có thể sống với đúng giá trị của mình, vẫn là nỗi khắc khoải của không ít người Việt nam. Người giỏi, người tài cứ rủ nhau đi mãi như thế, chúng ta ở lại với ai? Thực trạng này đối lập hoàn toàn với ‘bức tranh’ mà chúng ta thấy ở đất nước Israel: Hàng triệu người Do Thái tài giỏi từ khắp nơi trên thế giới tìm về mảnh đất sa mạc khô cằn và khắc nghiệt ấy để được cống hiến cho cho quê cha đất tổ của họ!
(9) Một khía cạnh cũng nên được nhìn nhận lại một cách khách quan và dân chủ là, hãy nhìn vào danh sách các nhà khoa học được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhất là các nhà khoa học được trao giải thưởng cao quý này vào đợt I và đợt II, đại đa số họ đều là các nhà khoa học tài ba, uyên bác “một cách sang trọng” và lừng lững nhân cách. Có nên đặt ra câu hỏi, nền giáo dục nào đã đào luyện ra những con người có trí tuệ và nhân cách đến như vậy? Bây giờ người “Tây học” thì nhiều, danh xưng học thuật cao quí cũng lắm, nhưng “người sang” trong giới “có học” thử hỏi được bao người; chúng ta kế thừa, học hỏi được những gì từ nền giáo dục đã từng hiện hữu ấy trên đất nước chúng ta?
(10) Từ ngày Đổi mới, GDĐH đạt được những bước tiến rất đáng trân trọng. Những thành tựu ấy có một phần đóng góp không nhỏ từ sức dân, hay còn được gọi bằng mỹ từ là xã hội hóa. Là một dân tộc hiếu học và trọng kẻ sỹ, các bậc phụ huynh không tiếc tiền của và công sức đầu tư cho sự học của con cháu. Hiện nay, tỷ lệ đóng góp giữa nhân dân và nhà nước, theo nhiều chuyên gia, là 50/50, trong khi tỷ lệ đóng góp cao nhất của người dân trên thế giới khoảng 20% (Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%)[5]. “Sức dân” to lớn này cộng với GDĐH được đổi mới đúng hướng, chắc chắn là GDĐH của Việt nam sẽ có những đóng góp xứng đáng vào kỷ nguyên thịnh vượng và hùng cường của đất nước.
Chúng ta cần bình tĩnh đối diện với các yếu kém và khiếm khuyết một cách chân thành, thay vì che đậy, né tránh, bao biện hoặc lấp liếm, không chạy theo đuổi bắt hay thả mồi bắt bóng mà hãy trở lại với những vấn đề cơ bản nhất của con người với một tầm mức sâu và cao hơn, để cho con người làm chủ được hiện thực, trọng thực chất, bỏ qua những cái danh “hão”, lấy thị trường làm thước đo khả năng trong học tập và thước đo đãi ngộ.
2.2. Đổi mới thực chất GDĐH
GDĐH là một hệ thống phức tạp được đặc trưng bởi mục tiêu, cấu trúc, phương thức vận hành và hiệu quả hoạt động. Xét về bản chất và mục tiêu, các hệ thống GDĐH trên thế giới không khác nhau nhiều, vì mỗi đại học khi ra đời đều xác định nhiệm vụ hàng đầu là cung cấp chất lượng giáo dục tốt nhất và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội ở mức cao nhất. Một trong những điểm dẫn đến sự khác biệt trong phát triển đại học của các nước, ngoại trừ yếu tố về lịch sử, kinh tế và đặc thù đại học, không phải là sự giầu hay nghèo, mà chính là ở cung cách quản trị hệ thống GDĐH.
Trong thời đại ngày nay, GDĐH vừa là một ngành kinh tế vừa là một ngành có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nhân lực trình độ cao cho các ngành kinh tế khác; đồng thời, các trường đại học còn là trung tâm của NCKH và ĐMST.
Chỉ có một lối ra tiết kiệm, nhanh chóng và hiệu quả, đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, là đổi mới căn bản, toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo nước nhà theo tinh thần của NQ29 ngày 04/11/2013 của Hội nghị TW 8 Khóa XI, trong đó có tư tưởng thực học[6], thực nghiệp mà chí sỹ Phan Châu Trinh đã vạch ra cách đây vừa tròn một thế kỷ, để có được những con người có đủ phẩm chất và năng lực hiện thực hóa NQ57 trong thực tiễn; để NQ57 trở thành sức mạnh vật chất trong cuộc sống. Không thể có chuyện đi dép lốp mà bay vào vũ trụ! Chúng ta không thể chỉ biết đuổi theo kiến thức, chỉ biết có học kiến thức, sao chép kiến thức và kĩ năng của người khác, mà rất cần phải sáng tạo ra các sản phẩm KH&CN mới, các công nghệ nguồn, các bài toán lõi make in Vietnam, made by Vietnamese, mang “bản sắc” Việt nam, đồng thời góp phần xây dựng và định hình nên các thang bậc giá trị mới của con người trong thời đại mới, ở đó không chỉ có việc thăng quan tiến chức trên quan trường hay sự giầu có về tiền bạc, của cải trong xã hội mới là thước đo cho sự thành công của một con người, mới là cái đích phấn đầu của toàn xã hội. Một nền văn hóa thần tượng sự giầu có và thăng tiến không cần biết đến nguồn cội thường dễ làm hư hỏng con người, băng hoại đạo đức, để lại những vết thương, di chứng không mong muốn và sự đổ vỡ niềm tin trong xã hội.
Ở Trung Quốc, ngay từ những năm đầu của thập niên 2000’s, hệ thống GDĐH đã được cải cách mạnh mẽ theo hướng 3D (Decentralization - phân quyền, giao quyền hay Tự chủ hóa; Depoliticization - Phi Chính trị hóa; Diversity - Đa dạng hóa), và 3C (Commercialization - Thương mại hóa; Competition - Cạnh tranh; Cooperation - Hợp tác)[7]. Kết quả là các trường đại học phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Chính hệ thống giáo dục được cải cách mạnh mẽ và quyết liệt ấy đã ươm mầm nhân tài và ý chí khởi nghiệp ở mọi tầng lớp nhân dân, tạo ra những nhà lãnh đạo tài giỏi, những nhà khoa học lừng danh, có những đóng góp xứng đáng cho đất nước họ.
Từ 20 năm trước, Đảng ta đã có chủ trương về việc phải đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT; tư tưởng ấy được thể hiện qua Luật Giáo dục 2005, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP và sau này là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị TW 8 Khóa XI. Tiếc là, việc hiện thực hóa tư tưởng lớn này trên thực tế, cho đến nay, không được như mong đợi và kỳ vọng của Đảng, của Dân.
Vì vậy, rất cần nghiên cứu để đưa ra chính sách tập trung phát triển các trường đại học trở thành hạt nhân thúc đẩy ĐMST và khởi nghiệp, đào tạo ra lớp trí thức mới, các nhà khoa học mới, họ là sản phẩm của nền giáo dục dân tộc, nhân bản, khai phóng và nghiêm cẩn. Việt nam sẽ là đất nước xuất khẩu giáo dục, xuất khẩu chuyên gia, xuất khẩu công nghệ, như ngày nay chúng ta đang xuất khẩu người làm thuê, lao động chân tay giản đơn đi các nước phát triển để được “bóc lột” vậy!
Thế nên, muốn tạo ra các bước tiến mang tính đột phá về KH&CN, ĐMST và CĐS, việc đầu tiên là phải tạo lập lên một hệ sinh thái GDĐH hướng tới các tiêu chí của các trường đại học nghiên cứu danh giá trên thế giới. Mẫu số chung của các trường đại học danh tiếng trên thế giới là (i) tự do học thuật, lấy chuyên môn là mục đích chứ ko phải chính trị, quyền lực hay tiền bạc; những thứ giáo điều máy móc, hành chính hóa công tác NCKH bị loại bỏ, vì nó chứa chấp sự giả tạo và dung nạp những con người không thực tài; và (ii) đầu tư những khoản tiền không nhỏ cho các nghiên cứu cơ bản (basic and fundamental R) và nghiên cứu ứng dụng (applied R), tạo ra các công nghệ nguồn, các kĩ thuật then chốt, tạo lập nên nền tảng vững chắc về KH&CN của đất nước, đó là chỗ dựa tin cậy cho sự phát triển của các doanh nghiệp, nơi nghiên cứu phát triển sản phẩm (Development R), nơi tạo ra các thương hiệu quốc gia; và người Việt nam, nhờ thế, có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng tri thức của nhân loại, vào tiến bộ xã hội, vì “con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại”[8].
2.3. Những việc cần làm ngay
Đổi mới căn bản và toàn diện có nghĩa là đổi mới từ gốc đến ngọn; muốn vậy, phải làm rất nhiều việc. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến mấy vấn đề sau trong GDĐH:
a) Tự chủ đại học
Những cải cách và đổi mới GDĐH trong những thập niên qua đều hướng tới việc từng bước nâng cao chất lượng GDĐH theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với văn hóa, điều kiện kinh tế của nước ta. Trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển hướng theo kinh tế thị trường được gần 40 năm, nhìn lại thì thấy dường như quản trị đại học “dịch chuyển” không nhiều, về cơ bản vẫn như những gì chúng ta đã thấy ở miền Bắc từ những năm cuối của thế kỷ trước, dù đã có không ít các cố gắng cải cách, và Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết về vấn đề này. Điều đó đã để lại những hệ lụy không mong muốn.
Tự chủ đại học (TCĐH) được khẳng định là chìa khóa thành công của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, nên người ta tin là đổi mới quản trị đại học trước hết là trao quyền tự chủ cho đại học, thể hiện qua việc xây dựng và hình thành thiết chế Hội đồng trường (HĐT), một thiết chế được nhà nước và xã hội ủy quyền, giao quyền quản trị trực tiếp trường đạn học; người ta tin là, điều đó sẽ tạo ra đột phá, tạo ra xung lực mới để GDĐH có thể đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29.
Về bản chất, TCĐH xa lạ và đối lập với quản lý hành chính kiểu xin-cho, trường đại học được tự khẳng định vị thế và tầm vóc, thích ứng với cơ chế thị trường, với vai trò quản trị thuộc về HĐT, tổ chức có quyền lực cao nhất trong nhà trường, còn điều hành hoạt động của nhà trường là chức năng của bộ máy quản lý do Hiệu trưởng đứng đầu. Mõi trường đại học là một pháp nhân độc lập trước pháp luật và trước nhà nước; nghĩa là về mặt quản trị quốc gia, họ có quyền làm việc ngang bằng, bình đẳng với các cơ quan quản lý nhà nước, kể cả cơ quan chủ quản (CQCQ), nếu có. Nên về nguyên tắc, TCĐH đồng nghĩa với việc ko còn CQCQ; nếu vì lý do nào đó, CQCQ vẫn tồn tại, thì trường đại học chỉ báo cáo (thực tế là thông báo) cho CQCQ biết những việc họ đang làm và sẽ làm, để nhận được sự hỗ trợ của CQCQ khi cần; CQCQ không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động chuyên môn, tổ chức-nhân sự, tài chính-đầu tư của nhà trường, chỉ giám sát và hỗ trợ cơ sở GDĐH thông qua các mục tiêu và kết quả đầu ra mà cơ sở GDĐH đã cam kết với nhà nước, với xã hội, hoặc các mục tiêu và kết quả đầu ra do nhà nước và xã hội giao cho nhà trường.
Trên thực tế, “tự chủ đại học” khi du nhập vào Việt nam đã bị làm cho méo mó, biến dạng, không giống với bất kỳ mô hình TCĐH nào trên thế giới.
Cái gọi là “tự chủ” của chúng ta trên thực tế là tự túc, tự bơi, tự lo về kinh phí; Ngày ký quyết định giao quyền tự chủ cũng là ngày nhà trường bị cắt chi thường xuyên; tự túc càng nhiều, được nhà nước giao quyền tự chủ càng cao; nghĩa là các trường đại học buộc phải đánh đổi giữa việc được nhà nước cấp phát kinh phí chi thường xuyên để có được quyền tự quyết về một số lĩnh vực nào đó do nhà nước qui định. Tiếc là, ngay cả khi đã đánh đổi (hoặc buộc phải đánh đổi), nhà trường cũng không được tự chủ theo như yêu cầu và nhu cầu phát triển đại học đặt ra. Các trường đại học ở Việt nam về cơ bản mới có tự chủ trên giấy, ngoài tự chủ chi thường xuyên 100%, còn mấy thứ được tự chủ thật hoặc thật một phần như tự chủ trong việc mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, liên kết đào tạo với các đối tác bên ngoài, đảm bảo chất lượng đào tạo và kiểm định, một số dịch vụ xã hội… nhưng tất cả đều phải “theo qui định” (mà đã theo qui định thì có nghĩa là quyền tự chủ rất hạn chế); ngoài ra, làm gì cũng phải báo cáo, phải xin phép, vẫn buộc phải “thực hành” cơ chế xin-cho.
Vì vậy, để hiện thực hóa NQ57 trên thực tế, một trong những việc đầu tiên cần làm ngay là trao quyền tự chủ thực chất cho các trường đại học, để các trường đại học có khoảng trời tự do đủ rộng cho các hoạt động chuyên môn. Ở đó, không có chỗ cho sự bày vẽ, phô trương, trục lợi và gian dối; ở đó tồn tại một hệ thống quản trị minh bạch, nơi hiệu quả là trên hết, không phải quyền lực, tiền bạc hay hư danh. Chỉ có tự chủ thực chất, nhất là tự chủ học thuật, mới có thể giúp cho các trường đại học trở thành trung tâm của các phát minh, sáng chế, và ĐMST.
Một trong những việc cần được xem xét lại một cách nghiêm cẩn để TCĐH trở nên thực chất có thể là:
(1) Hệ thống luật pháp hiện hành còn chưa đồng bộ đã ‘trói chân trói tay’ quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH). Vậy nên, cần rà soát, loại bỏ sự chống chéo và cản trở lẫn nhau giữa các luật theo hướng ủng hộ tự chủ đại học.
Tự chủ không có nghĩa là tự do, muốn làm gì thì làm, cùng với qui chế giải trình, nhà nước cần ban hành các qui tắc và nguyên tắc cho TCĐH, tạo hành lang pháp lý đủ rộng cho TCĐH, trong đó có nguyên tắc “tuân thủ hoặc giải trình” khi thục hiện quyền tự chủ của nhà trường.
(2) Tự chủ cũng không có nghĩa là tự lo. Việc đầu tiên cần làm ngay là nhà nước trả lại kinh phí chi thường xuyên, giảm gánh nặng lo tuyển sinh theo chỉ tiêu[9], buộc các trường phải đua nhau ‘đa dạng hóa chương trình đào tạo’ bằng việc mở ra các ngành thời thượng mới, có khả năng thu hút người học, nhưng lại xa rời sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và các giá trị cốt lõi mà họ (trường đại học) đã xác định vả tuyên thệ với xã hội.
Về học phí, nhà nước cần xác định chi phí đào tạo theo các chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động; trên cơ sở đó xây dựng chế độ học phí cho từng loại ngành nghề, từng trình độ đào tạo phù hợp với sức chi trả của người dân, phần chi phí đào tạo còn thiếu, nhà nước có trách nhiệm cấp bù cho CSĐT theo đầu sinh viên. Nhờ thế, học phí ko còn là gánh nặng cho dân nghèo, và tuyển sinh ‘đủ chỉ tiêu’ không còn là nỗi lo ngày đêm về ‘cơm áo gạo tiền’ của các CSGDĐH.
Cùng với chế độ học phí phù hợp, nhà nước cũng rất nên cho hình thành các chương trình học bổng (scholaships) cho sinh viên đại học, học viên cao học, NCS tiến sỹ và sau tiến sỹ (Post Doc), nhất là bậc tiến sĩ, như ở các nước có nền GDĐH tiên tiến; chấm dứt tình trạng học hành hời hợt, nghiên cứu vu vơ kiểu tiến sĩ cầu lông, làm NCS chỉ để có cái danh (hão) và làm sang cho cardvisit!
Về chi đầu tư, Nhà nước đầu tư cho các CSGDĐH thông qua “kết quả đầu ra” hay “chỉ số đo lường hiệu suất” KPIs (Key Performance Indicator), không thông qua sự xếp đặt “chiếu trên chiếu dưới” theo sự ngộ nhận hay sự vang bóng một thời của ai đó. Nhờ thế, Nhà nước mới có thể tạo lập ra một ‘sân chơi’ công bằng, bình đẳng, minh bạch cho các trường đại học để các CSGDĐH tự do cạnh tranh công minh và lành mạnh trên cơ sở các sản phẩm đầu ra (KPIs) mà họ cống hiến cho đất nước, cho tiến bộ xã hội, cho kho tàng trí tuệ của nhân loại; từ bỏ lối đầu tư theo một văn bản hành chính cứng nhắc nào đó đã trở nên lỗi thời trong nền kinh tế thị trường. Hình thành và phát triển hệ thống các trường đại học nghiên cứu, ĐMST thực chất; vị thế, tầm vóc của các CSGDĐH do họ tự xây dựng nên qua các thành quả và cống hiến của họ, không ăn mày dĩ vãng hay nhờ cậy vào ân huệ của một ai đó hoặc một văn bản hành chính lạc điệu trong nền kinh tế thị trường.
(3) Về thiết chế Hội đồng trường, có lẽ ít có thiết chế nào vừa vô duyên vừa vô dụng như thế trong môi trường GDĐH của Việt nam; cần cân nhắc giữa hai phương án:
Một là, nếu vẫn duy trì hình thức “tự chủ” như hiện nay thì tốt nhất là xóa bỏ thiết chế này, vì hầu hết các công việc của HĐT theo luật định trên thực tế đã được đảng ủy cấp cơ sở làm trước hết cả rồi; việc ra thêm nghị quyết của HĐT sau khi Đảng uỷ đã ban hành nghị quyết chỉ là việc vẽ thêm chân cho rắn, không có bất kỳ tác dụng thực tế nào; sự tham gia của các thành viên ngoài trường trong HĐT chỉ mang tính hình thức, hội hè, không thực chất, ai tham gia HĐT đều do một bàn tay của Hiệu trưởng cả; điều này khác hoàn toàn với HĐT ở các nước phát triển, ở đó HĐT là một thiết chế quyền lực, thay mặt nhà nước và xã hội quản trị trực tiếp trường đại học, Hiệu trưởng là CEO, “làm thuê” cho HĐT.
Thêm nữa, CSGDĐH dù đã có HĐT nhưng muốn làm việc gì cũng hầu như đều phải báo cáo và xin phép cơ quan chủ quản và các bộ ngành liên quan, vì các qui định pháp luật hiện hành (như Luật công chức, viên chức, Luật ngân sách, Luật đầu tư công, Luật đất đai, Luật mua bán tài sản công, v.v...) ít nhiều “cản phá” nhau; và hình như các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa muốn ‘buông bỏ’, nên ‘để cho nó lành’, các CSGDĐH, dù muốn dù không, vẫn phải thực hành có chế xin-cho bằng cách này hay cách khác, ở mức độ này hay mức độ khác như khi chưa có HĐT.
Tổ chức Đảng chính là hội đồng quản trị trên thực tế của trường đại học công lập; ở đó bí thư cấp ủy do các đảng viên bầu trong các kỳ đại hội, và là nhân vật có quyền lực cao nhất trong trường đại học, chứ không phải Chủ tịch HĐT, chủ tịch HĐT chỉ là cái bóng mờ của bí thư cấp ủy; có lẽ vì thế Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã qui định Bí thư cấp ủy của trường đại học công lập đồng thời là chủ tịch HĐT. Vậy nên, đảng ủy là tổ chức chịu trách nhiệm cao nhất về trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội về các hoạt động của nhả trường, chứ không phải HĐT hay BGH.
HĐT, vì thế, là một thực thể hữu danh vô thực, ko có chút thực quyền nào, có người gọi vui đó là thiết chế ‘cái vú đàn ông’! Vậy nên, cần xem xét cho giải tán cái thiết chế mang tính biểu tượng ấy, cho đỡ “vuong chân vướng tay” ông bà hiệu trưởng, vừa nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả công tác, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí trong quản lý, điều hành nhà trường.
Hai là, Chính phủ nới lỏng kiểm soát, không trực tiếp kiểm soát hoạt động của nhà trường, thay vào đó, sẽ trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học theo cơ chế “tuân thủ hoặc giải trình”, và khi ấy chính phủ đóng vai trò là người hỗ trợ và tài trợ cho các hoạt động của Nhà trường; nghĩa là chính phủ coi HĐT là một thiết chế thay mặt mình và XH quản trị trực tiếp trường đại học, và giao thực quyền cho HĐT thông qua cơ chế, chính sách; khi ấy Hiệu trưởng được HDT tuyển dụng, hoạt động như CEO, Hiệu trưởng chỉ cần báo cáo và ‘xin ý kiến’ HĐT là đủ khi nhà trường thực hiện các vấn đề về chuyên môn học thuật, tổ chức-nhân sự, tài chính và đầu tư; trừ các vấn đề thuộc về an ninh, quốc phòng và bí mật nhà nước.
Theo cách này, cũng ko nhất thiết phải thành lập HĐT, khi cần lấy ý kiến rộng rãi ngoài xã hội, đảng ủy chỉ việc mời các nhà hoạt động xã hội, các chuyên gia bên ngoài, các doanh nghiệp đóng góp ý kiến là được.
Nếu vậy thì, như một lẽ đương nhiên, đảng ủy tiếp tục lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện các hoạt động của nhà trường, giữ vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo CSGD thực hiện hiệu quả các đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ công tác của HĐT bằng các nghị quyết chung và nghị quyết chuyên đề về các mặt công tác của CSGD mang tính định hướng và chiến lược theo các mục tiêu và kết quả đầu ra; có nhiệm vụ xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Về công tác cán bộ, đảng uỷ tiến hành quy hoạch các chức vụ quản lý theo các nguyên tắc của đảng, làm cơ sở cho công tác lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm viên chức lãnh đạo của HĐT; ví dụ: Đảng ủy đã qui hoạch được 3 nhà giáo có đủ phẩm chất và năng lực làm hiệu trưởng, còn việc lựa chọn ai trong số đó, là việc của HĐT, đảng ủy không can thiệp vào quá trình này.
Nói cách khác, với tư cách là tổ chức chính trị, đảng ủy lãnh đạo, ra nghị quyết về đường lối phát triển, hệ tư tưởng, sứ mệnh của trường đại học, phù hợp với đặc thù của môi trường học thuật và yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nc; trong khi, là một tổ chức cấu thành từ nhiều bên liên quan, HĐT chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn, hiệu quả và hiệu suất hoạt động. Để thực hiện nhiệm vụ, HĐT cần được trao quyền quyết định thật sự về nhân sự, tài chính, chủ trương đầu tư, NCKH, đào tạo, hợp tác quốc tế, qua đó chịu trách nhiệm với nhà nước và với xã hội thông qua cơ chế kiểm định theo các KPIs mà CSGD đã cam kết với nhà nước, với xã hội; đồng thời thay mặt chính phủ và xã hội giám sát BGH về các hoạt động này.
Dù ‘xoay’ cách nào thì các trường đại học công lập vẫn là của đảng, của nước, của dân.
b). Thi tuyển sinh đại học và thi tốt nghiệp phổ thông
Trở thành sinh viên chính qui của các trường đại học là ước nguyện và niềm tự hào của học sinh phổ thông và các bậc phụ huynh của một thời chưa xa. Thời ấy, sinh viên đại học phải là những học sinh phổ thông ưu tú nhất trong các bạn bè cùng trang lứa. Theo nhiều người, đào tạo bậc đại học và sau đại học là đào tạo tinh hoa. Ở châu Á, các nước chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, dù là nước phát triển như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài loan hay Trung Quốc lục địa, vẫn tổ chức thi tuyển sinh đại học hàng năm[10], không nước nào áp dụng tuyển sinh đại học kiểu Mỹ như Việt nam hiện nay, làm giảm giá trị và vị thế người thày trong xã hội, trong con mắt của người học. Do (bị) nhà nước cắt hết chi thường xuyên và một phần hay toàn bộ chi đầu tư sau khi được tự chủ, nên để lo nồi cơm, các CSGDĐH chỉ còn có ba “con đường”, một là tăng qui mô sinh viên, hai là tăng học phí, hoặc cả hai. Vì thế nên hàng năm, ngay sau Tết Nguyên đán, các giảng viên đại học lại tỏa về các trường phổ thông để thực hiện một công việc rất quan trong gọi là “quảng bá tuyển sinh” để săn đón, chào mời từng em học sinh vào học trường mình; thày trường A chưa đi ra thì cô trường B đã tìm đến, mở ra thời đại của “tháo khoán tuyển sinh đại học”, từ khó như thi vào đại học ngày nào nay thành “khó như trượt đại học”! Trượt vào các trường top 1 thì tràn xuống các trường top 2, trượt top 2 thì tràn xuống top 3, top 4, trượt trường công thì vào các trường tư thục, dân lập đang sẵn lòng hoan hỷ chào đón. Vào học đại học quá dễ, nên không ít người học mất đông lực học tập, phấn đấu, học cho xong, học cho qua, học cho có bằng chứ không cần có kiến thức hay kĩ năng để phụng sự đất nước, phụng sự xã hội. Tuyển sinh bậc cao hơn như Thạc sỹ, NCS Tiến sỹ còn dễ hơn nữa; thày vớ được một NCS còn mừng hơn nhặt được của, vì có NCS rồi thì chức danh GS đã ở trong tầm tay. Thật là thảm cảnh! Điều này để lại những di hại lâu dài và khó lường cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
Thế nên, có lẽ việc thi hay xét tốt nghiệp phổ thông cho học sinh nên giao lại các tỉnh, thành; nhà nước (Bộ GD&ĐT) chỉ nên tập trung nguồn lực để ban hành chính sách nhằm tiến tới một nền giáo dục hiện đại và hội nhập của thời 4.0, thích ứng với cơ chế thị trường; trong đó có việc (i) khôi phục lại hình thức thi đại học 3 chung mỗi năm 1 lần, xem xét việc chỉ thi 3 môn Văn, Toán, tiếng Anh; các trường có quyền tổ chức kiểm tra năng lực của thí sinh bằng cách tổ chức các kỳ kiểm tra nhập trường qua các môn học phù hợp với thể tạng của từng trường; hoặc (ii) tổ chức thi nhiều lần/năm theo như cách thi SAT của Mỹ, để chọn lựa được những học sinh khá giỏi vào các trường đại học. Thời buổi của văn hóa số lượng, cá kể đầu rau kể mớ đã qua; bây giờ là kỷ nguyên của văn hóa chất lượng. Đây là cách “phân luồng” người học sau phổ thông khả thi và đỡ tốn kém nhất, mà chúng ta loay hoay mãi vẫn chưa làm được cho ra tấm ra mớ; không coi khoa cử là con đường tiến thân duy nhất.
c). Tiếng Anh phải thực sự trở thành ngôn ngữ thứ hai
Hiện nay, khoảng 90% nguồn thông tin, tri thức khoa học và công nghệ trên internet được viết bằng tiếng Anh. Không ở đâu, tiếng Anh lại cần thiết cho việc hội nhập và khẳng định vị thế bằng NCKH và GDĐH. Hơn ở đâu hết, các CSGDĐH phải là lực lượng đi tiên phong trong việc thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Ban CHTW đảng vv từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Bộ GD&ĐT cần sớm ban hành lộ trình, bộ tiêu chí để đo việc sử dụng tiếng Anh “thành thạo và phổ biến” trong chuyên môn và trong giao tiếp của CBVC và của CSGDĐH.
d). Nâng cao vai trò của Hội đồng khoa học và đào tạo
Ở đa số các trường đại học của các nước phát triển, như ở Mỹ, người ta gọi là Hội đồng Khoa học, có trường gọi là Hội đồng các giáo sư, đó là Hội đồng quyền lực về học thuật theo nhiệm kỳ, chứ ko chỉ là Hội đồng tư vấn như Việt nam.
đ). Liên kết các viện Nghiên cứu thuộc các bộ chuyên ngành với các trường đại học
Để các GDĐH và NCKH cùng mạnh, nên khuyến khích liên kết các viện nghiên cứu chuyên ngành mang tính ứng dụng với các trường đại học thành một hệ sinh thái. Pháp và Trung quốc là những nước có kinh nghiệm trong việc xây dựng các mạng lưới Viện - Trường đại học thông qua cơ chế tài chính của nhà nước để các nghiên cứu có thể ứng dụng sớm nhất có thể, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Cần đoạn tuyệt với thời kỳ NCKH của các viện nghiên cứu tách rời với hoạt động GD&ĐT của nhà trường; chỉ có như thế thì NCKH mới thực sự trở thành sức sống của trường đại học; NCKH mới được tiếp sức và tiếp lửa từ đội ngũ sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh đông đảo của nhà trường; nguồn lực quan trọng này các viện nghiên cứu không thể có.
e). Lựa chọn người đứng đầu CSGDĐH
Với các tổ chức học thuật, tiêu chuẩn hàng đầu để lựa chọn nguoi lãnh đạo là năng lực chuyên môn; họ phải là người được đồng nghiệp và cộng sự kính trọng về phẩm hạnh và nể phục về chuyên môn. Việc qui hoạch lãnh đạo, đào tạo qua các lớp chính trị cao cấp, luân chuyển... có thể đúng với lực lượng vũ trang hay cơ quan quản lý nhà nước ở đâu đó; nhưng với các tổ chức học thuật rất cần được xem xét lại một cách thực chất, hình như những cái đó không phải là phép màu để biến những còn người với đủ các thứ bằng cấp ấy thành lãnh đạo tài giỏi của các cơ quan NCKH và đào tạo đại học. Thường người giỏi chuyên môn thì cũng có khả năng quản lý, điều hành giỏi, vì quản lý hay quản trị suy cho cùng cũng là một khoa học. Nên ‘đo’ cán bộ quản lý bằng KPIs, từ bỏ lối ‘đo’ con người bằng các thước đo không hay ít có liên quan đến chất lượng chuyên môn, đến hiệu quả công tác. Khi cần, các nhà quản lý này sẽ đi học thêm hoặc tự học những kiến thức và kĩ năng cần cho công tác quản lý, điều hành của họ.
Cũng cần chấm dứt việc đề bạt và bổ nhiệm tuần tự từ thấp lên cao, điều đó chưa hẳn đã đúng với các tổ chức học thuật; Tài năng trong KH&CN ko đi theo con đường tuần tự; cái gì cũng tuần tự xếp hàng thì không thể có đột phá.
f). Lưu ý: Chúng ta cũng cần quan tâm đầy đủ hơn đến hai vấn đề sau:
(1) Việt nam đang phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, nhưng không thể coi giáo dục nói chung GDĐH nói riêng, cũng là một loại “thị trường” như mớ rau con cá, mà chỉ có thể là ‘cận thị trường’ (quasi market). Ở các nước phát triển, trường công hoạt động linh hoạt như (chứ không phải ‘là’) một doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư, nên các cơ sở giáo dục mang hương vị ‘cận thị trường’ nhằm thích ứng với kinh tế thị trường nhưng tránh bị thương mại hóa tuyệt đối, với sự hỗ trợ, giám sát và điều tiết của xã hội và của nhà nước; bởi vì, giáo dục là quyền phổ quát, không thể bị biến thành hàng hóa. Khó là cái ‘quasi market’ ấy đuoc thiết kế và vận hành như thế nào trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt nam lại chưa được làm rõ, gây khó khăn cho yêu cầu ‘đáp ứng nhu cầu xã hội’ của các trường đại học.
Nhìn vào các trường đại học trên thế giới, kể cả những trường danh tiếng và giàu có như Harvard, MIT, Oxford sẽ rất khó tìm được trường nào hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận chứ không phải vì mục tiêu xây dựng danh tiếng dựa trên chất lượng đào tạo và NCKH. Việc các trường đại học ăn nên làm ra chỉ là kết quả tất yếu chứ không phải mục đích ban đầu. Cơ cấu tổ chức và hoạt động giáo dục mà mỗi đơn vị tuân theo lợi ích cục bộ, thiển cận, nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích cơ bản và lâu dài của cộng đồng, tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành các loại chợ giáo dục!
(2) Hình như chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 43 về Thời hạn giữ chức vụ của Nghị định 85/2023/NĐ-CP, ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức: “Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.”. Việc bổ nhiệm lại này cần có các tiêu chí cụ thể để “đo” hiệu quả và hiệu năng quản lý và phẩm hạnh của viên chức quản lý của nhiệm kỳ hiện tại và cam kết của họ cho nhiệm kỳ tiếp theo để xem xét, quyết định họ có xứng đáng được bổ nhiệm lại hay không; ví dụ, với các CSGDĐH nên dựa vào 6 tiêu chí chính là i. Số sinh viên có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo sau 12 tháng tốt nghiệp; ii. Số phát minh, sáng chế, số bài báo quốc tế Q1 và Q2; iii. Số các nhà khoa học người nước ngoài và số sinh viên quốc tế đến làm việc và học tập tại đơn vị; iv. Số giảng viên được mời làm nghiên cứu viên cao cấp (senior research fellow) hoặc giáo sư thỉng giảng (visitng professor) tại các trường đại học thuộc top 200 theo bảng xếp hạng của THE hoặc QS; v. Số kinh phí có trong tài khoản ngân hàng và kho bạc; và vi. Thu nhập thực tế tính theo giá tương đương của cán bộ công nhân viên và người lao động.
Nếu không kèm theo các tiêu chí ràng buộc, người đứng đầu cơ cở đào tạo và NCKH rất có thể được bổ nhiệm lại suốt đời, cho đến tuổi nghỉ hưu theo qui định của nhà nước, vì họ đã tập hợp được xung quanh họ đội ngũ các lãnh đạo chủ chốt là những ngườii thân quen, cùng lợi ích, đầu óc chưa biết đến đâu nhưng xu nịnh thì có thừa, và họ nghiễm nhiên trở thành một lãnh đạo lúc nào cũng tài tình sáng suốt đúng đắn! Điều đó để lại những di hại không mong muốn cho CSGDĐH; nhãn tiền là sự trì trệ, bảo thủ và mất dân chủ.
3. Đổi mới công tác Quản lý KH&CN & Tổ chức NC
Đất nước không thể phát triển khi dựa trên một nền KH&CN yếu kém, vì NCKH và phát triển công nghệ tác động đến xã hội qua ba con đường văn hóa- dân trí, công nghệ- sản xuất và quyết định chính sách, ba "kênh" này có tương quan mật thiết với nhau.
Nên, sẽ rất tai hại nếu nói khoa học chỉ cần nghiên cứu những vấn đề thiết thực, trước mắt, mang về tiền tươi thóc thật; nhà trường chỉ dạy những gì thiết thực, sinh viên tốt nghiệp ra đời là có thể kiếm sống được ngay bằng chuyên môn họ đã học được từ nhà trường. Khái niệm "thiết thực" thường được hiểu là đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế đơn thuần và ngắn hạn. Quá nhấn mạnh mục tiêu kinh tế chính là quên đi vai trò động lực kinh tế của NCKH thông qua mặt trận giáo dục và dân trí. Có dân trí cao thì có quan trí tốt, từ đây mới có những quyết sách đúng đắn cho phát triển đất nước, mới sinh ra các bậc anh hùng cái thế, các vua sáng tôi hiền dẫn dắt sự phát triển của đất nước.
Vì thế, QLKH chủ yếu và quan trọng nhất là chăm lo xây dựng đội ngũ, khuyến khích thúc đẩy NCKH chứ kô phải chỉ lo mấy sự vụ hành chính về giao đề tài, về chia tiền, hoàn tất các thủ tục về lập hội đồng, về nghiệm thu, đánh giá đề tài theo những tiêu chí vừa đánh trống vừa thổi còi chẳng giống ai, nghiệm thu xong là xong công việc của công tác QLKH. Giai đoạn hậu kiểm sau nghiệm thu rất quan trọng, nhưng đã bị bỏ qua hoặc coi nhẹ. Nhà nước và xã hội cần biết các đề tài không phải chỉ qua biên bản nghiệm thu của các loại hội đồng, mà quan trọng hơn là cần biết các kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu đã đi đâu về đâu sau 3, 5, 10, 15 năm... Quản lý yếu kém, tiêu cực, tham nhũng đã làm nản lòng các nhà khoa học chân chính.
3.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ
Về nguồn nhân lực, chúng ta phải phát huy và sử dụng tốt nhất các nguồn nội lực đang có, đồng thời chủ động và tích cực tạo ra các nguồn lực mới.
a) Kiểm kê nguồn lực: Đây là công việc rất quan trọng; Không biết chúng ta đang ở đâu, có gì trong tay, thì nói chúng ta muốn đi đến đâu chỉ là nói tầm phào; nói cách khác, không thể có chính sách đúng nếu không hiểu đúng về thực trạng năng lực KH&CN (i. con người với năng lực thực sự của họ, chứ không phải chỉ quan tâm đến bằng cấp và chức danh; và ii. trang thiết bị). Trên cơ sở kết quả kiểm kê nguồn lực, sẽ thấy rõ ta có cái gì, ta thiếu cái gì, ta cần cái gì, ta muốn cái gì cho trước mắt và cho lâu dài, và làm thế nào để đi đến những cái đích đó.
b) Thu phục và trọng dụng người giỏi, người tài: Đồng thời với việc không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước, chúng ta cần hết sức coi trọng nguồn lực ‘ngoại nhập’. Du nhập khoa học từ các nước phát triển là lẽ đương nhiên, cần được đặt ra như một chủ trương lớn của nhà nước.
Gửi người đi đào tạo ở nước ngoài cũng là một cách du nhập khoa học; cái sự học này cần có tính mục tiêu rõ ràng, học cái gì, học ở đâu, học với ai, học cùng ai, học trong bao lâu, sau khi về nước họ làm gì. Đồng thời với việc cấp học bổng cho từng cá nhân đơn lẻ đi đào tạo có bằng cấp về một lĩnh vực khoa học chuyên sâu nào đó, chúng ta cần tính đến việc cử một ekip đi học đến nơi đến chốn một công nghệ hay kĩ thuật cụ thể mà đất nước đang cần để khi về nước, ekip này với các trang thiết bị đủ dùng họ có thể làm đc các sản phẩm tương tự của nước ngoài với chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn. Hình như các chương trình gửi người đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trước đây như các Đề án 322, Đề án 356, Đề án 911… chưa được thiết kế đồng bộ, kể cả việc xây dựng kế hoạch sử dụng đội ngũ hàng ngàn những ông nghè ông cống sau khi họ về nước; nên việc đào tạo chắp vá, thiếu đồng bộ, chỉ cần có mảnh bằng để trình làng, đã không có được tác động như mong muốn trong việc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH với xương sống là NCKH và phát triển công nghệ.
Con đường thứ hai, quan trọng không kém, là mời gọi những chuyên gia có trình độ cao từ ngoài nước. Các nhà khoa học người nước ngoài, nhất là những ngườii tài giỏi, vốn không thực sự gắn bó với đất nước chúng ta; vì vậy chính sách nên tập trung nhiều hơn đến các nhà khoa học Việt kiều đã thành danh. Trung Quốc đã mời gọi rất thành công các nhà khoa học Hoa kiều trở về cố quốc nhờ chính sách khuyến khích, tin dùng và trọng thi của chính phủ; họ có “Kế hoạch một ngàn nhân tài” từ 2008 để thu hút các nhà khoa học Hoa kiều về nước, tạo ra làn sóng ‘chất xám ngược” từ các nước phát triển chảy về Trung Quốc lục địa[11], [12], và họ đã thu phục được một đạo quân khoa học Hoa kiều hàng trăm ngàn người trở về, một con số không làm ai ngạc nhiên với hệ thống các chính sách thu hút người giỏi, người tài như thế, 81% số thành viên của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc là Hoa kiều[13]; Không ít các nhà khoa học Hoa kiều là Viện trưởng, Hiệu trưởng, thậm chí là Bộ trưởng như GS Vận Cương làm bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Những Thần Châu, Liêu Ninh, Trường Chinh đều mang dấu ấn rõ nét của các nhà khoa học Hoa kiều. Tại sao người Trung Quốc làm được như thế, còn Việt nam thì chưa? Thực ra, chúng ta đã có chủ trương thu hút các nhà KH Việt kiều về nước từ lâu rồi, có lẽ còn trước cả Trung Quốc, nhưng không mấy người hưởng ứng; cũng lác đác có người về đấy, nhưng hình như chưa được trọng dụng và tin dùng, có lẽ vì chúng ta có những tiêu chí dùng người đã lỗi thời, không giống ai, đòi hỏi những thứ không liên quan gì đến NCKH, quá khứ quan trọng hơn hiện tại và tương lai, quá khứ quyết định hiện tại và tương lai, không biết còn có những nước nào thực thi “chủ nghĩa lý lịch“ cứng nhắc và giáo điều như chúng ta không? Nên, ngoài miệng thì hoan hỷ, trong bụng vẫn cứ nửa tin nửa ngờ; hay là tại chúng ta mắc bệnh yếu nên sợ gió? Cung cách đối xử của chúng ta với các nhà trí thức yêu nước sau ngày kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi trước đây, câu chuyện về giáo sư quần đùi và tạp chi Acta Mathematica của Viện Toán mãi không bổ nhiệm được Tổng biên tập mới đây, có lẽ đã làm nhụt bước không ít các nhà khoa học Việt kiều có thiện chí.
Thực tế là, chúng ta đã ‘du nhập’ thành công như thế sau khi đất nước giành được độc lập từ thực dân Pháp với hàng loạt các chuyên gia từ các nước XHCN; và trước đó là các nhà Khoa học Việt kiều theo Bác Hồ về nước tham gia công cuộc ‘kháng chiến kiến quốc’. Tại sao các bậc tiền bối làm được mà chúng ta lại chưa?
Muốn mời gọi được các trí thức đích thực, nhất là các nhà khoa học Việt nam ở nước ngoài, chúng ta cần phải thực sự “thật lòng” với họ, cần có thái độ trọng thị và tin cậy ở họ. Thiếu 2 cái này, dù cơ sở vẩ chất có đầy đủ hơn, lương bổng có hậu hĩnh hơn ở nước ngoài, những người tự trọng và có cá tính cũng ngần ngại khi quyết đinh trở về cố hương.
Thiết nghĩ, tình yêu nước là một thôi thúc kỳ diệu, không đơn giản được xác định bằng giấy khai sinh hay quốc tịch, mà bằng dòng máu lưu thông trong huyết quản mỗi con người Việt nam suốt mấy nghìn năm, bằng đời sống và giáo dục gia đình tạo nên nếp nhà, bằng truyền thống và tập tục văn hóa của quê hương xứ sở đã không ngừng được duy trì và phát triển tại hải ngoại. Đặc tính kế thừa và gắn bó với quê cha đất tổ đó rất khó tìm thấy trong cộng đồng của một sắc dân nào khác. Không hiếm các hoạt động và lời nói của các nhà khoa học Việt kiều có thể được coi là biểu tượng của lòng yêu nước, thể hiện khát vọng và tình yêu cao cả của họ với độc lập của đất nước, với tự do và hạnh phúc của đồng bào. Nhiều người trong chúng ta đã may mắn được chứng kiến những điều như thế vào năm 1979, 1988, 2014 và trong nhiều sự kiện khác nữa. Yêu nước không phải là đặc quyền của riêng ai, đã là con Lạc cháu Hồng thì hầu như ai cũng có lòng yêu nước ở các mức độ khác nhau, theo những cách khác nhau. Chúng ta rất cần cái nhìn khoan dung, hòa hiếu, biết chấp nhận những khác biệt để thu hút lực lượng các nhà Khoa học hùng hậu này, để lòng yêu nước của họ có cơ hôi được phát triển lành mạnh, để họ có thể có những đóng góp chính đáng vào sự nghiệp của toàn dân. Đừng coi những ý kiến không thuận tai mình, những đánh giá khác biệt với ý mình là có ác ý, là thế lực thù địch; đừng cho những góp ý phê bình, phản biện chân thành và thẳng thắn là chỉ trích, đừng nghĩ tất cả những ai đu càng và con cháu họ đều là tội phạm tiềm năng!
c) Thu hút các nhà khoa học trẻ tài năng: Việc tuyển dụng nhanh chóng và tài chính hiệu quả (chế độ lương, thưởng hấp dẫn), môi truong nghiên cứu chuyên nghiệp chắc chắn sẽ thu hút được các nhà khoa học trẻ đầy tiềm năng và khát vọng với những ý tưởng nghiên cứu mới. Khi tuyển dụng, không nên quá quan tâm đến việc ứng viên có nhiều bài báo impact-factor cao hay chưa, mà một trong những yếu tố quan trọng là ứng viên có khả năng kiên trì theo đuổi các mục tiêu nghiên cứu dài hạn, dám chấp nhận và vượt qua các thử thách với những ý tưởng khoa học mới, mang tính đột phá hay không. Kinh phí nghiên cứu và lương thưởng trả theo thời hạn “thử việc” ban đầu (tenure-track), thường là 1-3 năm, có thể lâu hơn, và bất kỳ thời điểm nào trong thời gian tenure-track[14] này, nhà nghiên cứu đều có thể được chuyển sang dạng biên chế vĩnh viễn khi được đánh giá là đủ năng lực thực sự.
d) Xây dựng các nhóm nghiên cứu và các Trung tâm xuất sắc (Center of Excellence – CoE): Trong các tổ chức NCKH của chúng ta đã hình thành và phát triển các loại hình nhóm nghiên cứu khác nhau; nhưng chúng ta rất cần cơ chế thông thoáng để hình thành các nhóm nghiên cứu “không biên giới” (ko phục thuộc vào biên giới hành chính của các viện, trường, và giới hạn địa lý quốc gia) trên cơ sở các chương trình NC định hướng mục tiêu của nhà nước và thế mạnh của các nhóm nghiên cứu. Nhóm là tập hợp các nhà khoa học có tính quốc tế hóa cao cùng chí hướng, cùng đam mê nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học nào đó, họ là thành viên của các khoa, trung tâm, trường, viện, quốc gia khác nhau, tự nguyện cùng làm việc dưới sự dẫn dắt của một leader nhiệt huyết, công tâm, tài ba, có khả năng lãnh đạo và biết tập hợp lực lượng. Cùng với việc thành lập các nhóm nghiên cứu sâu theo chuyên ngành, cũng cần thành lập các nhóm nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong mỗi cơ sở nghiên cứu. Trưởng nhóm có quyền quyết định chế độ lương thưởng, tuyển dụng hay thải hồi nhân viên theo chiến lược và dự định phát triển của nhóm. Việc xây dựng được một mạng lưới xuyên suốt giữa các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước và các nhà khoa học nguoi nước ngoài trên toàn cầu là điều rất cần thiết để nhanh chóng nâng cao tiềm lực KH&CN và ĐMST của đất nước.
Từ các nhóm nghiên cứu như vậy sẽ dần hình thành các trường phái KH&CN riêng, thành các ‘Trung tâm xuất sắc – Center of Excellence - CoE’ trong hoạt động KH&CN, ở đó có những con người giác ngộ về NCKH cùng làm việc với nhau, họ được tự do nghiên cứu, được cống hiến cho KH và cho xã hội. Trên thực tế, đại học Harvard của Mỹ, đại học Tokyo của Nhật bản hay đại học Thanh Hoa của Trung Quốc suy cho cùng cũng là tập hợp các series của những nhóm nghiên cứu như thế; Các tên tuổi INSERM (Pháp), KISTEP (Hàn Quốc) cũng là các mô hình như vậy.
Nền khoa học của đất nước sẽ lớn lên theo các CoE này. Sứ mạng của các CoE là phát triển đội ngũ khoa học tinh hoa qua việc tạo dựng một môi trường học thuật tự do sáng tạo theo tinh thần đồng đội. Nội dung nghiên cứu hướng theo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhưng qua đó phải nâng cao được tiềm lực của ngành, bảo đảm tính kế thừa những kết quả đã có từ trước chứ không ‘ăn đong’ theo các đợt đấu thầu.
Tiêu chí đánh giá sự thành công của các CoE trước hết là năng lực NCKH thể hiện qua thành tích hợp tác bình đẳng với các trung tâm khoa học tiên tiến trên thế giới, thực hiện đề tài chung, trao đổi cán bộ tương đương, được các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí, có nhiều phát minh, sáng chế phục vụ quốc kế dân sinh đồng thời có nhiều công bố quốc tế qua con đường hợp tác và bằng nội lực. Thành tích NCKH cũng được đánh giá qua tác động đến hai “mặt trận” giáo dục và kinh tế.
Để bảo đảm tính tích lũy và kế thừa, các CoE cần phải được nhà nước cấp chi thường xuyên và kinh phí nghiên cứu cho mỗi giai đoạn 5 năm một, và có chế độ ưu đãi thích đáng cho các thành viên, thí dụ có chế độ thưởng đặc biệt cho các công trình nghiên cứu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao hay có đóng góp đột phá cho việc nâng cao giá trị gia tăng và năng suất lao động của đất nước.
Mô hình CoE phải chuyển trọng tâm từ các chương trình NC ngắn hạn định hướng theo sản phẩm sang các chương trình dài hạn phát triển ngành, lĩnh vực; coi CoE (chủ yếu nằm ở các trường đại học) như những đơn vị cấu trúc cơ bản của nền khoa học quốc gia, vừa có chỗ đứng trên thế giới vừa có tác động đến nền kinh tế và giáo dục trong nước, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các đầu đàn khoa học; phát triển các đơn vị chuyên ngành hiện có theo hướng cả chuyên sâu lẫn liên ngành, và dứt khoát sử dụng sân chơi quốc tế làm thước đo chất lượng.
Nhà khoa học được khuyến khích theo đuổi các vấn đề nghiên cứu lớn, các ý tưởng hoàn toàn mới, thay vì bó hẹp trong việc tạo ra các bài báo khoa học hay các sản phẩm theo chỉ tiêu năm, tháng, quý; hạn chế việc tạo áp lực công bố khoa học. Việc của Trưởng nhóm và Viện trưởng là tạo lập môi trường NC dân chủ, tự quyết, tuyển dụng được những người tài giỏi và “để mặc” họ tự do làm việc; không cần phát biểu dài dòng, không cần họp báo rầm rĩ; không phải bằng sự ồn ào, mà bằng ý chí kiên cường, bền bỉ của các nhà khoa học để có các sản phẩm KH&CN đỉnh cao, ngang tầm thời đại.
đ) Chấp nhận các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế trong NCKH và phát triển công nghệ: Một vấn đề có ý nghĩa sống còn của việc phát triển KH&CN là chấp nhận các chuẩn mực quốc tế trong công tác quản lý KH&CN. Lảng tránh chuẩn mực quốc tế, khoa học Việt Nam sẽ không thể lớn lên được, không thể làm bệ đỡ cho một nền kinh tế hội nhập có sức cạnh tranh cao trong tương lai; không chấp nhận các chuẩn mực quốc tế là một trong những nguyên nhân làm sa sút GDĐH và làm yếu kém nền KH&CN nước nhà.
Chúng ta phải chấp nhận các sân chơi quốc tế để tiệm cận đến mặt tiền KH&CN thế giới, bắt kịp và thậm chí là đi trước ở một số lĩnh vực chúng ta có lợi thế, chấm dứt tình trạng ở nhà nhất mẹ nhì con, tù mù và lẩn quẩn mãi trong ao làng, rồi tự bốc thơm, tự khen nhau, vừa thể hiện sự thiếu hiểu biết và ngạo mạn, vừa thể hiện sự thiếu khiêm tốn và trung thực.
Dân chủ hình thức trong một môi trường học thuật bị hành chính hóa và hàng rào chuẩn mực nghiêm túc bị gỡ bỏ chẳng những không giúp ta tiến lên mà còn bị lợi dụng làm tấm bình phong dung túng cho tiêu cực, lãng phí và những điều không lương thiện.
3.2. Tạo động lực cho NCKH
Có 3 loại động lực cơ bản là (i) tinh thần, (ii) môi trường làm việc, và (iii) vật chất. Ba loại động lực này hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau.
a) Động lực tinh thần
Trước hết cần tạo ra cho nhà khoa học động lực về tinh thần, vì mục đich tối thượng của đa số các nhà KH trong hoạt động KH&CN kô phải là để kiếm tiền, đành rằng ai cũng cần ăn, ở, mặc trước khi làm KH. Do đặc thù nghề nghiệp, nhà khoa học tìm thấy trong lao động sáng tạo không chỉ nguồn phúc lợi vật chất mà cả sự thoả mãn thẩm mỹ nghề nghiệp, và vế thứ hai đôi khi lại quan trọng hơn. Hiện nay ‘nghề’ làm khoa học còn chưa được xã hội đánh giá đúng, đánh giá cao, chưa thực sự được xã hội trọng thị, ghi nhận và tôn vinh.
Để có động lực tinh thần, nhà khoa học cần được xã hội hiểu đúng, đánh giá đúng những cống hiến của họ cho đất nước, được lãnh đạo tin dùng và trọng thị. Cách đánh giá cán bộ khoa học của ta bây giờ hình như mới chỉ chấp nhận các cán bộ ‘ngoan’, biết vâng lời, biết cách ‘chạy’ đề tài, biết nói năng thuận nhĩ; chưa chấp nhận và tôn vinh các nhà khoa học có cá tính, có chính kiến. Những người có năng lực thường hay có những ý tưởng riêng, phong cách riêng, đây là cơ sở cho sự sáng tạo. Hình như Kapitsa[15], nhà vật lý lỗi lạc người Nga, đã viết trong một bức tâm thư gửi Khrusốp (khi ấy đang là Tổng Bí thư Đảng công sản Liên Xô) vào năm 1961, giải thích lý do vì sao Liên Xô sau này không có được những người ‘khổng lồ’ như Lômônôxốp, Puskin, Liev Tonstoi, Traiacôpxki, Aivadôpxki, Mendeleev, ... mà nước Nga trước đó đã sinh ra: "Nếu chúng ta chỉ cần một xã hội biết vâng lời, chứ không biết chấp nhận những cá nhân có chính kiến thì làm sao có được nhân tài?", vì cái ngu dốt nhất của những người có tài là không biết xu nịnh! họ thường là những con người tiết tháo, chính trực, ngay thẳng, khiêm nhường và tự trọng, với những căn tính gần giống với người quân tử theo quan niệm phương Đông hay giới quí tộc theo truyền thống văn hóa phương Tây. Nhà nước cần đảm bảo với họ rằng họ có thể trở thành những Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Đàm Thanh Sơn, ở ngay trên quê hương họ nếu họ nghiên cứu khoa học đạt tới chuẩn mực quốc tế, họ sẽ được đảm bảo thu nhập đủ để không phải làm gì khác ngoài chuyên môn, điều kiện làm việc tương ứng với tài năng, được xã hội vinh danh và trọng vọng giống như các hiền tài thời xưa được khắc tên vào bảng vàng bia đá, và được thăng tiến trong nghề nghiệp; nhân dân biết ơn họ, lịch sử ghi công họ!
Để có thể “nghe” được những con người tài năng và cá tính này, người lãnh đạo cần biết lắng nghe và thấu hiểu. Nhà báo Hữu Thọ đã viết trong một bài báo, đại ý: "Muốn nghe được lời nói thật là phải công phu lắm, phải thành tâm lắm. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật vì không có lời nói thật nào mà không có vị chua chát. Để bệnh nói dối tràn lan chủ yếu là tại người nghe"[16]. Biết nghe lời nói thật thì mới mong làm nên đại nghiệp, thời nào cũng thế!
b) Môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp
Nhà khoa học là những con nguoi có tư duy độc lập, không tát nước theo mưa. Để thu hút những người tài năng thực sự, cần xây dựng một môi trường cởi mở, thân thiện, thúc đẩy sáng tạo và đón nhận sự độc đáo, cá biệt.
Lao động trí óc để có các sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ cao là một dạng hình lao động đặc thù, cần có khoảng trời tự do đủ rộng cho lao động sáng tạo. Một tổ chức nghiên cứu chỉ thật sự phát triển khi từng nhà khoa học hiểu rằng tự do không phải là đặc ân do ai đó ban tặng mà là quyền bất khả xâm phạm của họ.
Vì vậy, rất cần mở rộng không gian cho tự do, dân chủ, trước hết là trong NCKH. Nhà nước cần ủng hộ việc tạo lập môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp; muốn vậy, bộ máy quản lý NCKH phải tối giản, phi hành chính hóa cao, nếu có thể thì phi chính trị hóa ở một chừng mực nào đó, không quản lý quan liêu theo kiểu quan trường. Thường các tổ chức nghiên cứu này chỉ có Ban giám đốc rồi tới thẳng các trưởng nhóm nghiên cứu; thậm chí không có Ban giám đốc, chỉ có một vài nhân viên hành chính làm các công việc sự vụ, và “người phát ngôn” của tổ chức nghiên cứu. Tài năng và cống hiến của nhà khoa học thể hiện qua công bố khoa học, qua sản phẩm công nghệ. Sự kết nối giữa các thành viên không thông qua các bản kiểm điểm và báo cáo thành tích hay qua các buổi họp ‘phê và tự phê’ lê thê, vô ích, mà qua “những giờ giải lao vui vẻ” (tea-break triumphs). Đây là những khoảng thời gian thư giãn, tạo ra sự kết nối và hòa đồng giữa các thành viên, và đó cũng là thời điểm mà mọi ý tưởng có thể đem ra bàn thảo. Không khí bình đẳng, ngang bằng, không có cấp trên cấp dưới được tạo ra giữa các thành viên, không có sự khác biệt nào giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa sinh viên với giáo viên hướng dẫn trong các cuộc tranh luận. Trưởng nhóm đóng vai trò như facilitator, khuyến khích thảo luận và kết nối giữa các thành viên để cùng tìm lời giải cho một vấn đề nghiên cứu nào đó. Điều đó tạo dựng nên văn hóa nghiên cứu của Nhóm, tạo dựng nên một không gian làm khoa học nghiêm túc, cởi mở, chân thành, trung thực và hiệu quả.
Thiếu môi trường học thuật lành mạnh, hệ thống các cơ sở NCKH sẽ bị xơ cứng bởi cơ chế hành chính hóa, và đó còn là mảnh đất nảy sinh các tiêu cực. Không có môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp thì khó mà có phát minh, sáng chế, khó mà có ĐMST. Theo GS Trương Duy Nghênh (Đại học Bắc Kinh), không có tự do NC thì không có ĐMST[17], quan điểm này được đông đảo giới NCKH thừa nhận. Vì vậy, cần tạo lập môi trường làm việc phi hành chính, tự do nghiên cứu và cởi mở trong các mối quan hệ; bỏ qua các cơ cấu hành chính rườm rà và thủ tục quan liêu để giúp nghiên cứu “cất cánh”; ở đó thước đo quan trọng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, là các sản phảm trình làng của nhà khoa học; ở đó có các nhà khoa học đầu ngành, người đề xuất ý tưởng và tổ chức nghiên cứu cho các nghiên cứu viên (nhiều người trong số họ là các post doc students), các trợ lý nghiên cứu, nhân viên phục vụ và các NCS cùng làm việc; ở đó vừa có tự do sáng tạo, vừa có cạnh tranh lành mạnh, vừa có trách nhiệm công dân. Các nhà khoa học cần kinh phí nghiên cứu, nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính kô phải là cái quyết định nhất, mà môi trường làm việc, phương tiện làm việc còn quan trong hơn. Và khi đã có một tập thể khoa học mạnh với môi trường làm việc chuyên nghiệp thì những khó khăn về tài chính sẽ được giải quyết; họ trở nên thân thiện, hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, các quỹ tài trợ nghiên cứu trong và ngoài nước.
Môi trường học thuật ấy không chấp nhận sự đúc sẵn cho từng thân phận con người, từng con nguoi tự quyết định thân phận của họ trong ‘xã hội’ KH&CN; không chấp nhận một lý thuyết nào được tỏ ra cao siêu hơn thực tế, vì thực tiễn là thước đo của chân lý; nhưng lại sẵn lòng chấp nhận một ngoại lệ, một cá tính, một bản sắc riêng, một xuất chúng về đầu óc, biết ươm mầm một thiên hướng cá nhân, một tài năng ngay từ khi nó còn rất sơ khai.
Như vậy là, môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo ra các nhóm NCKH mạnh và ngược lại: các nhóm nghiên cứu này sẽ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp của chính họ, tạo dựng nên uy tín nghề nghiệp của chính họ, tạo nên „văn hóa“ của riêng họ, từ đó mà hình thành các trường phái KH có tên tuổi. Môi trường tốt sẽ tạo ra tác phong tốt và ý thức tập thể trong nghiên cứu. NCKH thời hiện đại không còn là công việc của một vài cá nhân xuất chúng hoạt động đơn lẻ như thời đại của Newton hay Einstain nữa.
Từ các nhóm nghiên cứu, các CoE với môi trường nghiên cứu như vậy, sẽ hình thành và phát triển tầng lớp trí thức mới của thời đại mới. Có nhiều con đường để canh tân đất nước; nhưng không con đường nào thoát khỏi việc phải tạo ra một tầng lớp trí thức, những con người có trình độ chuyên môn cao, ‘tầm’ văn hóa rộng, kiến thức xã hội uyên thâm; họ là những người có khí tiết, thẳng thắn, cương trực, biết chấp nhận sự thật, dám nói ra những điều nhiều người né tránh, thậm chí là chỉ dám nghĩ thầm, vì họ biết im lặng trước những sai trái và bất công là đồng loã với tội ác; họ cũng là những con người tự trọng và trách nhiệm, biết đau nỗi đau của cộng đồng mình, biết vui với niềm vui của đồng bào mình. Nhưng họ cũng là những con người hết mực tao nhã, khiêm nhường, biết dấn thân vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự cường thịnh của đất nước. Họ không cần được ưu ái, họ chỉ cần một điều rất giản dị, đó là hãy để họ được là chính họ, nghĩa là được NCKH một cách trung thực, được sống đúng vai trò của mình, được tự do trong khuôn khổ lương tri, và được tin tưởng như một lực lượng rường cột trong xây dựng đất nước, trong bảo vệ Tổ Quốc.
c) Đầu tư cho KH&CN
Các bậc trí giả đâu có cần đặc ân, họ cần được tôn trọng, được tin tưởng, được nhìn nhận đúng những giá trị mà họ tạo ra cho xã hội. Vẫn biết là vậy, nhưng nếu thiếu vắng sự đầu tư hợp lý từ nhà nước, từ cộng đồng cho công việc của họ, họ cũng khó mà làm nên công trạng gì cho ra tấm ra món.
Việc quyết tâm duy trì kinh phí NCKH thấp nhất bằng 2% tổng chi ngân sách nhà nước là một quyết định mang tính đột phá của Đảng và nhà nước, tạo động lực quan trọng cho giới học thuật nói riêng, cho xã hội nói chung.
Đầu tư cho NCKH là đầu tư mạo hiểm, là đầu tư có rủi ro cao, là một loại hình đầu tư đặc biệt, vì NCKH là đi tìm cái chưa biết, có thể thành công, có thể không thành công. NCKH là một con đường dài, rất dài, đầy chông gai và trắc trở; đòi hỏi phải kiên trì nghiên cứu liên tục hàng chục năm, thậm chí lâu hơn, kô thể cứ định kỳ 2-3 năm là phải có kết quả cuối cùng, là phải có ‘địa chỉ ứng dụng’, trừ những nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm thương mại hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng các chương trình phát triển dài hạn cho từng chuyên ngành hay nhóm chuyên ngành khoa học thay vì cách làm ăn đong theo các chương trình mục tiêu ngắn hạn, chạy theo các sản phẩm cụ thể. Đành rằng nghiên cứu nào cũng có mục tiêu rõ ràng, đều kỳ vọng có những sản phẩm hữu hình hay vô hình nào đó; nhưng nếu chỉ nhắm tới sản phẩm cụ thể, khó mà có được công nghệ nguồn, công nghệ nền tảng để nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia.
Nói đến đầu tư, có mấy vấn đề sau cần quan tâm:
(i) Đầu tư trực tiếp cho nhà khoa học
Cần thành lập các quỹ nghiên cứu đủ mạnh, nghĩa là đủ lớn về tiền bạc và đủ minh bạch trong quản lý, hoạt động hoàn toàn theo cơ chế quỹ.
Cùng với các quỹ tài trợ trực tiếp cho NCKH và phát triển công nghệ, để nuôi dưỡng, hỗ trợ và khuyến khích NCKH các nước đều có các qũy Fellowship dành cho các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, phần lớn họ đồng thời cũng là giáo sư của trường đại học, mỗi quỹ có mục đích riêng. Có thể kể ra đây rất nhiều quỹ như vậy, ví dụ như NHMRC[18], ARC[19] của Úc, NRF[20] của Mỹ, DFG[21] của Đức, RRF[22] của Thái, MEXT[23] của Nhật, v.v… một số nước còn có quỹ riêng hỗ trợ NCS tiến sỹ làm nghiên cứu, như The National Science Foundation Graduate Research Fellowship Program (NSFGFP) của Mỹ, Royal Golden Jubilee (RGJ), Doctoral Fellowship Program của Bộ Giáo dục Thái lan, v.v… Việc phân phối kinh phí NC dựa vào tiêu chí duy nhất là chất lượng nghiên cứu trước đó của nhà khoa học và các sản phẩm tiềm năng sau nghiên cứu. Thường, các quỹ này do một Hội đồng các nhà khoa học điều hành độc lập, nhà nước không can thiệp vào; cũng có nước, nhà nước quản lý và điều hành một số quỹ KH&CN, tùy theo nội dung và mục đích của quỹ. Ở một số trường đại học của Nhật như Ritsumeikan còn có một thứ quỹ đặc biệt để khuyến khích NCKH gọi là Matching Funds (Kinh phí đối ứng), dành cho những người đã dành được kinh phí nghiên cứu từ một quỹ khác, quỹ này như một sự thưởng thêm kinh phí cho nhà nghiên cứu.
Ở ta cũng đã có Quỹ NCKH quốc gia (như quĩ Nafosted) cũng đã có các chương trình học bổng cho NCS như đề án 322, 911, việc quản lý và vận hành các quỹ này rất cần được bàn thảo kỹ lưỡng để tổ chức và vận hành hoàn toàn theo cơ chế Quỹ, để các quĩ này tồn tại và hoạt động độc lập, xét duyệt khách quan, trung thực, dựa trên các tiêu chí minh bạch và khả tín. Hoạt động của 322, 911, Nafosted, cùng với định hướng chiến lược về KH&CN, cũng cần phải nằm trong định hướng của Nhà nước về đào tạo đại học.
(ii) Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các phòng thí nghiệm
Không vì sự lãng phí về xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm trong thời gian qua mà chúng ta kô tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các phòng thí nghiệm mới ngang tầm nhiệm vụ, đồng thời nâng cấp và hoàn thiện các phòng thí nghiệm đang có, nếu như phòng thí nghiệm ấy có tiềm năng tạo ra sản phẩm ‘trình làng’. Hiện nay, ta đã có một số phòng thí nghiệm được trang bị khá, có khả năng thực hiện một số nghiên cứu đòi hỏi trang thiết bị ngang tầm quốc tế, nhưng hình như do chưa đồng bộ, nên chỉ mới khai thác được một phần công suất, và chưa sản sinh ra được những công trình nghiên cứu đỉnh cao. Cùng với gửi người đi đào tạo, Nhà nước còn rất cần đầu tư có trọng điểm và dứt điểm để xây dựng cơ sở đào tạo - nghiên cứu trong nước và mời chuyên gia nước ngoài, nhất là Việt kiều, đến làm việc ở các phòng thí nghiệm này. Nên nhớ rằng thành tích của chương trình gửi nguoi đi đào tạo ở các nước phát triển (như chương trình 20.000 tiến sỹ, 322, 911, v.v...) không phải là những tấm bằng mà các ‘ông nghè ông cống’ mang về, mà quan trọng hơn là cần tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp với các trang thiết bị nghiên cứu mạnh và đồng bộ trong các cơ sở nghiên cứu, để cho những tiến sỹ này, sau khi về nước, tiến hành các nghiên cứu áp dụng các kiến thức và kĩ năng họ đã học được ở nước ngoài vào thực tiễn Việt nam; nếu không thế, những khoản ngân sách khổng lồ chi cho đào tạo kia cũng cầm bằng lại đổ xuống sông xuống biển. Một chương trình thoạt nghe rất hay cũng có thể bị biến thành một chương trình lãng phí khủng khiếp.
(iii) Quản lý và phân bổ kinh phí KH&CN
Như trên đã trình bày, nhất thiết phải quản lý ngân sách NCKH theo Quỹ. Có thể có 2 loại Quỹ, Quỹ do nhà nước quản lý và Quỹ do cộng đồng các nhà KH tự quản lý. Quỹ do nhà nước quản lý phân bổ kinh phí theo các định hướng mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của các chương trình phát triển KHCN quốc gia và của từng ngành. Quỹ do cộng đồng các nhà khoa học quản lý thiên nhiều hơn vào các vấn đề học thuật và hội nhập. Việc cấp kinh phí của cả hai loại quỹ này hỗ trợ lẫn nhau và chỉ dựa vào hiệu quả, vào KPIs. Việc quản lý và phân bổ kinh phí được tiến hành công khai, công bằng và minh bạch, trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nước.
Ở một số nước, dường như người ta đã hình thành sự ‘phân chia lãnh thổ’ trong NCKH và phát triển công nghệ; ví dụ các trường công lập tập trung nhiều hơn vào các nghiên cứu cơ bản (khoảng 70%), sau đó mới đến các nghiên cứu phát triển công nghệ để có know-how (30%); các trường dân lập tập trung nhiều hơn vào các nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển sản phẩm, các nghiên cứu phát triển để có các sản phẩm có thể thuong mại hóa là việc của các công ty, các doanh nghiệp. Các trường công lập đào tạo và nghiên cứu nhiều hơn về khoa học tự nhiên, công nghệ và kĩ thuật, trong khi các trường dân lập lại tập trung đào tạo nhiều hơn các ngành nghề về kinh tế, tài chính, luật, xã hội - nhân văn…
Cơ cấu phân bổ tài chính này rất khác nhau theo từng quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của họ. Có nước đầu tư cho NCCB 6 - 7%, có nước 13-17% hoặc hơn; có nước dành cho NCUD 23-27%, để đảm bảo chi cho NCCB và NCUD khoảng 40%, còn lại dành cho nghiên cứu phát triển, tạo ra các sản phẩm có thể thương mại hóa; có nước dành tới 80% kinh phí KH&CN cho nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Thực trạng hiện nay là thắng thầu hoặc chạy được đề tài, dự án là có tiền để nghiên cứu, tiêu hết tiền, không thắng thầu, chưa chạy được đè tài, không nghiên cứu nữa, hoặc chuyển sang nghiên cứu cái khác vì cái khác này dễ có cửa xin kinh phí hơn! Bức tranh này hoàn toàn mâu thuẫn với quy luật tích lũy liên tục và kế thừa của NCKH, nhờ đó mà tri thức và năng lực đội ngũ khoa học mới có thể tiến nhanh theo cấp số nhân. Chuyên gia và học giả tầm cao rất khó xuất hiện và phát triển trong môi trường học thuật như thế. Có người cay đắng gọi đó là nền KH&CN ăn đong, nền KH&CN phong bì hay nền KH&CN giải ngân, vì giải ngân xong là coi như công việc NCKH và phát triển công nghệ đã hoàn thành (?). Nếu lề thói quản lý tài chính trong quản lý KH&CN của nước ta vẫn như thế, nền KH&CN nước nhà không thể ‘cất cánh’ được, chỉ có các nghiên cứu làm cho có, để viết báo cáo và diễn văn, để trang trí và khoe mẽ là chính; những ‘nghiên cứu’ như vậy thường hời hợt, vô bổ và dễ làm tha hóa con người; ở đó hầu như chỉ có những phòng thí nghiệm vô hồn với không ít người chỉ lo cho lợi ích cá nhân; ở đó có những tiếng thở dài vọng ra từ chính lòng yêu nghề nhưng bất lực của các nhà khoa học có lương tâm.
Nhà nước dựa vào KPIs của tổ chức nghiên cứu để đặt hàng, giao nhiệm vụ với cam kết họ phải có khám phá mới, phát minh mới, sáng chế mới, sản phẩm mới. Kinh phí cần đủ lớn và giao “một cục” (block grants), không cấp theo cách chi theo hạng mục (line-iterms) như với các đơn vị hành chính-sự nghiệp; cấp theo chu kỳ 5 năm một lần, bên cạnh các đề tài “ngoài nhà nước” mà các nhóm có được. Trưởng nhóm, Hiệu trưởng hay Viện trưởng có toàn quyền sử dụng kinh phí này cho NCKH và phát triển công nghệ. Ở nhiều nước, nhà nước chỉ cấp kinh phí tối thiểu khởi đầu (seed money) khoảng 1/3-2/3, quĩ NCKH của cơ sở nghiên cứu cấp vốn đối ứng (matching funds) khoảng ¼-1/3 tổng kinh phí đề xuất; còn lại, nhóm phải tự tìm kiếm kinh phí từ các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
Không ở đâu cần đến sự trung thực và minh bạch như trong NCKH. Quá trình thực hiện một nhiệm vụ KH&CN từ đề xuất nhiệm vụ của các nhà KH đến giao đề tài, cấp phát kinh phí, nghiệm thu, đánh giá, thanh quyết toán… đều phải được thực hiện qua cổng thông tin quốc gia về KH&CN, theo như cách nguoi dân nộp hồ sơ xin cấp “sổ đỏ” hiện nay; nghĩa là nguoi có quyền ra quyết định không thể gian lận; nếu đề xuất có sự trùng lặp với các đề xuất trước đó, hệ thống sẽ thông báo chi tiết ngay về sự trùng lặp, theo như cách tra đạo văn. Tùy theo từng lĩnh vực, nhà nước ban hành các ngưỡng cho phép của sự trùng lặp, nếu có. Khi cần, có thể thành lập 2 hội đồng song hành độc lập cho việc thẩm định và đánh giá một nhiệm vụ, một hội đồng trong nước và một hội đồng ở nc ngoài như cách mà dự án First của WB đã làm với Bộ KH&CN trước đây. Ứng dụng sâu rộng CĐS trong việc nhận đề xuất, thẩm định, giao nhiệm vụ, nghiệm thu, đánh giá[24], thanh quyết toán sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn lợi ích nhóm và hiện tượng chạy đề tài hiện còn khá phổ biến; khuyến khích các nhà khoa học tích cực nghiên cứu. Quản lý theo lối vừa hành chính vừa thủ công như hiện nay đã làm mỏi mệt và chùn bước không ít nhà khoa học chân chính. Cũng nên biết là, với khoảng 2.000 đề tài, dự án được thực hiện hàng năm, trường đại học Louvain (Bỉ), chỉ cần có một kế toán[25]; trong khi ở Việt nam hiện nay, một đề tài độc lập cấp nhà nước có kinh phí khoảng 4-5 tỷ cũng cần đến 1-2 kế toán!
3.3. Doanh nghiệp trong trường đại học và Kết nối với thị trường
Từ thành công trong phòng thí nghiệm đến thành công trong thương trường là một con đường đầy đèo dốc, bất trắc; nên ở nhiều nước, để hình thành và phát triển hệ sinh thái NCKH và ĐMST, các trường ĐH đã thành lập các pháp nhân độc lập hay bán độc lập như công ty ‘ươm tạo công nghệ’ (spin-off)) và chuyển giao công nghệ (spin-out), làm cấu nối chuyển tải các kết quả nghiên cứu từ các labo của nhà trường đến với DN, đến với thị trường. Để KH&CN được cuộc sống tiếp sức, thì không co cách nào khác là nhà trường phải bắt tay với doanh nghiệp; và các doanh nghiệp muốn phát triển thì cũng buộc phải bắt tay với nhà trường. Thời kỳ các doanh nghiệp chỉ lo đi nhập khẩu hàng ngoại nhập, “mắm muối” chút ít hoặc để nguyên thế, dán nhác mác của mình vào rồi tung ra thị trường, dùng mỹ từ thời thượng để quảng cáo che đậy ‘thân phận’ gia công, không khác gì việc nhập khẩu xe bus về rồi thu vé, móc túi dân ta, sắp qua rồi.
Để phát triển nền kinh tế tri thức cần phát triển một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo từ ý tưởng, tổ chức nghiên cứu, đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, của người sản xuất. Tuy nhiên quan điểm doanh nghiệp là trọng tâm của đổi mới sáng tạo cần được xem xét lại một cách thấu đáo. Bởi đây có thể là đích đến của nền kinh tế tri thức, đó là một nền kinh tế mà các doanh nghiệp không chỉ sở hữu công nghệ mới, hiệu quả hơn công nghệ cũ, mà doanh nghiệp còn có năng lực tự nghiên cứu để đổi mới công nghệ. Trên thế giới, để đạt được điều đó (sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo), họ đã phải trải qua một quá trình dài, chủ yếu nhờ cậy vào sự phát triển của KH&CN của các trường đại học và viện nghiên cứu với hệ sinh thái các labo, các công ty spin-off, spin-out hùng hậu trước khi có được các sản phẩm thực sự có sức mạnh trên thị trường, làm nên thương hiệu quốc gia. Vì vậy, trước khi có thể phát triển các doanh nghiệp công nghệ, cần phát triển các trường đại học để nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, Trường đại học không chỉ là ‘nhà máy’ tạo ra công nghệ mà còn tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của các doanh nghiệp.
Xin lấy ví dụ vai trò của Trường đại học trong việc hình thành hệ sinh thái ĐMST và hỗ trợ Doanh nghiệp ĐMST của một số nước. Tại Bỉ, trường đại học KU Leuven là trường đại học được xếp hạng ĐMST số 1 Châu Âu, sở hữu hàng trăm sáng chế, tạo ra gần 150 doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin off) trong nhiều lĩnh vực, mỗi năm chuyển giao khoảng 2000 hợp đồng và hình thành quanh trường một hệ sinh thái ĐMST tương tác liên tục và bền vững giữa nhà trường và thị trường[26]. Tại Mỹ, 29/30 các thành phố công nghệ thông minh hàng đầu đều được phát triển xung quanh các Trường ĐH; người ta nhận thấy có trường đại học hay không có trường đại học có liên quan mật thiết đến chỉ số phát triển kinh tế của vùng (Milken Institute, 1997)[27]. Tại Hà Lan, đất nước có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới, thì Trường đại học Wageningen được xem là xương sống, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và hình thành các Khu ĐMST (như Food Valley và Seed Valley tương tự như Silicon Valley ở California)[28].
Việt Nam chúng ta, trừ một số doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực để đổi mới công nghệ nhờ nhập khẩu công nghệ hoặc tài trợ cho các NC trong nước để phát triển công nghệ; còn lại, đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các HTX chưa đủ nguồn lực phục vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm và ĐMST, họ rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. Đồng thời, nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển các đại học nghiên cứu như đã đề cập ở trên và có chính sách gắn hoạt động của doanh nghiệpvới các trường đại học và ngược lại.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đều là các tổ chức ‘ăn sẵn’ các sản phẩm của KH&CN, họ hầu như đứng ngoài và kô có trách nhiệm gì trong suốt quá trình NCKH để tạo ra sản phẩm có thể thương mại hóa; với quá trình đào tạo cũng vậy. Doanh nghiệp chỉ bỏ ra một khoản kinh phí rất nhỏ để đào tạo lại sinh viên tốt nghiệp khi các sinh viên này được tuyển dụng vào làm việc tại các doang nghiệp, hoặc mua các công nghệ do các nhà khoa học ‘chỉ biết đến cá nhân mình’ tuồn ra cho doanh nghiệp.
Phải làm sao để các doanh nghiệp chia sẻ gánh nặng đầu tư cho đào tạo và NCKH của nhà trường? Câu trả lời là, Nhà nước nên có quy định trách nhiệm về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, nghĩa là phải gắn trách nhiệm của cơ quan/tổ chức sử dụng lao động với quá trình đào tạo của các trường đại học. Còn muốn khuyến khích công nghệ trong nước thì cùng với các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nước, nhà nước phải đánh thuế cao những công nghệ, thiết bị nhập khẩu có chức năng tương tự mà các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu được hoặc các doanh nghiệp trong nước đã có thể chế tạo, sản xuất được; đây là điều Hàn Quốc đã làm và rất thành công. Vai trò của nhà nước trong ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp nên là hỗ trợ gián tiếp thông qua tài trợ hay hỗ trợ cho NC phát triển sản phẩm. Nếu cần vốn để triển khai công nghệ, doanh nghiệp có thể viết dự án, kết hợp với nhà khoa học đưa dự án lên sàn chứng khoán, kêu gọi vốn. Nhà nước cũng nên xét miễn thuế đối với các doanh nghiệp có đầu tư cho NCKH và đào tạo của các trường đại học như tất cả các nước có nền GDĐH và NCKH phát triển đang làm.
Ðể các DN luôn phải ‘suy nghĩ’ đến việc đầu tư cho NCKH và phát triển sản phẩm, nhất thiết Nhà nước phải ban hành các chính sách về đổi mới công nghệ mà các doanh nghiệp buộc phải thực hiện. Hiện nay, đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Ðộ là 5%, Hàn Quốc 10%. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8 - 10%, trong khi ở các nước trong khu vực có tỷ lệ tương ứng là 15 - 20%[29]. Riêng về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện vẫn còn đâu đó doanh nghiệp chế biến nông sản sử dụng công nghệ từ thế kỷ trước. Riêng các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản thì công nghệ và thiết bị, máy móc của họ thuộc loại top đầu của thế giới, và họ kết nối chặt chẽ, máu thịt với các trường đại học, Viện nghiên cứu. Nên lấy bài học và kinh nghiệm của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản để áp dụng cho các ngành nghề khác.
3.4. Tạo dựng và thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH&CN
KH&CN trong thời đại ngày nay chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi có sự tiếp sức và đòi hỏi của thị trường. Khi kinh tế thị trường được hình thành và phát triển thì mọi thứ đều thông qua thị trường, kể cả công nghệ. Sự dân chủ hoá, tự do hoá, tư nhân hoá sản xuất và tiêu dùng đã dẫn tới hình thành một thị trường đặc biệt, thị trường công nghệ nói riêng, thị trường các sản phẩm tinh thần, trí tuệ nói chung. Đó là xu thế tất yếu khách quan của phát triển xã hội. Xuất hiện từ năm 1949, nhưng gần đây, ở các nước phương Tây, người ta nói nhiều đến khái niệm ‘kinh tế thị trường xã hội’ để thay cho khái niệm kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường xã hội là: (i) quyền tự do cá nhân, (ii) kinh tế thị trường và cơ chế cạnh tranh, và (iii) vai trò nhà nước và chính sách xã hội. Dưới góc nhìn của kinh tế học, thì dù là kinh tế thị trường nào, vẫn phải trả lời 3 câu hỏi cơ bản liên quan đến hàng hoá, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường công nghệ ở Việt Nam mới chỉ manh nha, cả ba yếu tố của ‘kinh tế thị trường xã hội’ còn chưa hoàn chỉnh, vì thế cả lực đẩy và lực hút của thị trường với NCKH và phát triển công nghệ còn khá yếu ớt. Rất cần xây dựng thị trường KH&CN minh bạch, bình đẳng, tạo động lực cho phát triển KH&CN, đó là trách nhiệm của nhà nước và cộng đồng các nhà khoa học.
4. Khúc vĩ thanh
Sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào cũng đều hướng tới việc mang lại hạnh phúc cho người dân, sự vẻ vang cho giống nòi. Một đất nước hùng cường và thịnh vượng không chỉ vì có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân GDP/đầu người lớn, mà quan trọng hơn còn vì người dân cảm thấy an toàn, tự do và tự hào về đất nước họ.
Lịch sử Việt Nam được dệt nên bằng những chương sử oai hùng về lòng bất khuất và khát vọng độc lập. Lịch sử ấy tạo nên một nền tảng tâm lý tự tôn dân tộc sâu sắc, đó là động cơ tinh thần, là điểm tựa tâm lý cho sự bứt phá phát triển để Việt nam bước vào thế giới với năng lực nghiên cứu khoa học đỉnh cao, đủ sức nuôi dưỡng và phát triển các tập đoàn công nghệ với những thương hiệu có vị thế trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu
Việt Nam đang trên con đường chuyển đổi sang mô hình kinh tế dựa vào tri thức và đổi mới sáng tạo. Quá trình chuyển đổi đúng đắn đó chỉ có thể bắt nguồn từ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trong đó có các lĩnh vực cốt lõi của chuyển đổi số. Giữa một thế giới kết nối, ngày một phẳng và mở hơn, trường đại học luôn là một trong những hạt nhân của quá trình chuyển đổi số và kiến tạo nên các giá trị mới. Douglas North, nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1993, đã nói đại ý, một đất nước không khá lên được là do thể chế của nó tạo dựng ra các qui tắc vận hành xã hội không khuyến khích các nỗ lực kiến tạo nên các giá trị mới.
Để phát triển bền vững, đất nước cần tạo lập sự cân bằng biện chứng giữa cơ chế quản trị quốc gia của nhà nước, tự do trong NCKH, ĐMST của các nhà khoa học, sản xuất của người dân, dân chủ trong xã hội và sự năng động của tầng lớp doanh nhân. Muốn vậy, chúng ta phải có những đột phá quan trọng, tạo ra sự khác biệt cơ bản so với những gì đang hiện hữu nhằm kiến tạo nên sự thay đổi căn bản về chất của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm số hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, đa dạng hóa kinh tế, tăng cường chất lượng thể chế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực thi công vụ, chuyển từ thụ động “cai trị” theo cơ chế xin-cho sang chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp, tăng cường vốn con người và nâng cấp chuỗi giá trị ở mức rất cao theo mô hình phát triển mà các nước văn minh đã đi qua; tận dụng triệt để lợi thế của người đi sau. Sự đột phá quan trọng để tạo ra sự khác biệt ấy chính là bốn Nghị quyết 'bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới[30], như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh; đó là những quyết sách đúng đắn và sáng suốt, nhất là khi nước ta đã bước vào thời kỳ già hóa dân số, còn thế hệ trẻ thì không còn sẵn sàng chấp nhận làm việc quên mình, sẵn sàng hi sinh vì giấc mơ của người khác như thế hệ cha anh nữa[31].
Sức mạnh quốc gia thế kỷ 21 được đo bằng năng lực sáng tạo công nghệ, sức cạnh tranh thể chế, chất lượng quản trị nhà nước và sự hiện diện toàn cầu của các doanh nghiệp nội lực. Bởi vậy, thách thức phát triển chính là năng lực vận hành nhà nước hiện đại; cạnh tranh toàn cầu ngày càng chuyển trọng tâm sang năng lực thể chế mềm, công nghệ cao, sức mạnh dữ liệu và quyền lực mềm chính sách. Thiết nghĩ, chúng ta đã đặt lại vai trò trung tâm của doanh nghiệp tư nhân, nhưng có lẽ cũng cần nhấn mạnh thêm về vai trò trung tâm của bộ máy thiết kế, ban hành và thực thi chính sách, xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, nền pháp trị cởi mở, một nhà nước pháp quyền hiện đại và trách nhiệm, làm trụ đỡ thực sự cho toàn bộ nỗ lực chuyển hóa cơ cấu nền kinh tế trên bệ đỡ của KH&CN và ĐMST, thuận theo cơ chế thị trường; vì “nút thắt của nút thắt” cho sự phát triển đất nc hiện nay nằm ở khâu thực thi, khâu mà không ít nguoi dân và doanh nghiệp cho là đang có những biểu hiện cản trở phát triển. Hãy xem con đường đi đến thịnh vượng của Hàn Quốc và Đài Loan, đây có thể là các ví dụ tốt; họ đã khôn khéo chuyển hóa niềm tự hào dân tộc thành động lực cải cách thể chế và năng lực cạnh tranh toàn cầu, thành sức mạnh nội sinh thực sự, tạo nên niềm tin nội lực, giúp người dân sẵn sàng chấp nhận những giai đoạn cải cách khó khăn cho các chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo và logistics toàn cầu - những lĩnh vực mà Việt Nam đang có những bước tiến khả quan, nơi trí tuệ Việt Nam có thể tự tin vươn mình, sánh vai cùng bè bạn năm châu, dần thoát khỏi hình ảnh một nền kinh tế gia công, lắp ráp, shipper để tiến vào những chuỗi giá trị công nghệ cao hơn.
Nền KH&CN, ĐMST chúng ta dù đã có những thành tựu to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, nhưng thực sự là còn non yếu, chính sách KH&CN phải lấy việc phát triển đội ngũ và môi trường học thuật lành mạnh làm cứu cánh, việc tạo ra các sản phẩm kinh tế cụ thể chỉ nên xem là phương tiện. Chỉ đến khi đội ngũ và môi trường học thuật đạt đến khối lượng tới hạn, KH&CN mới phát triển tự nhiên trong mối tương hỗ với giáo dục, văn hóa và sản xuất, nghĩa là bắt đầu trở thành động lực phát triển thực sự cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nếu tiếp tục duy trì một chính sách phát triển KH&CN, ĐMST thụ động, được chăng hay chớ, Việt Nam sẽ không còn đủ cơ hội để định đoạt tương lai của chính mình. Ireland là một ví dụ tốt, khi họ bước qua các giai đoạn phát triển công nghiệp khác để tiến thẳng đến với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với nền kinh tế tri thức, với CĐS.
Trong một bài báo về Việt Nam đăng trên tờ New York Times, phóng viên Seth Mydans nhận xét rằng Việt Nam là một nước có một nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác, đó là con người Việt Nam; Nếu biết sử dụng, Việt Nam sẽ làm cho các nước Á châu khác phải nể trọng và ngưỡng mộ[32]. Nguồn lực dân tộc của Việt Nam vốn rất mạnh: ý chí tự cường lịch sử, đồng thuận phát triển xã hội, vị thế địa chính trị ngày càng quan trọng, cửa sổ hội nhập toàn cầu đang mở rộng với vai trò trung tâm chuỗi cung ứng mới.
Chúng ta cùng chung tay để đánh thức và phát huy cao độ “nguồn nội lực rất lớn” này; chuyển từ niềm tự hào cảm xúc sang niềm tự hào thành tựu. Nhờ thế, NQ57 mới có thể thực sự đi vào cuộc sống; KH&CN và ĐMST mang bản sắc Việt nam, trở thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp cho sự phát triển kinh tế cũng như cho sự thái bình của xã hội.
[1] https://viettimes.vn/viet-nam-dung-o-dau-tren-ban-do-khoa-hoc-cong-nghe-the-gioi-post181594.html
[2] Nguyễn Trực (1417 - 1474), người Thanh Oai, Hà Nội). Ông đỗ đầu trong số đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (tức trạng nguyên) năm 1442[1] đời vua Lê Thái Tông.
[3] Như ở Mỹ, phần lớn các phát minh là từ các trường đại học; ở Trung Quóc và Mỹ, hơn 20% các sáng chế (nghiên cứu phát triển công nghệ) ra đời từ các trường đại học; con số này ở VN là 4%. Rõ rang là, các trường đại học không chỉ đào tạo nhân tài mà còn là nơi phát sinh của nhiều phát minh, nhiều bằng sáng chế.
[4] Các bảng xếp hạng đại học trên thế giới cung cấp các thước đó làm công cụ tham chiếu, có vai trò định vị và thúc đẩy cải tiến trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, cũng phải thấy là xếp hạng không làm nên một đại học, vì các tiêu chí này không phải lúc nào cũng phản ánh bản chất học thuật, phản ánh chiều sâu tư duy; chưa nói đến việc các bảng xếp hạng này ít nhiều gì đều có xu hướng thiên về tiếp thị.
[5] https://nhandan.vn/nguoi-dan-da-dong-gop-qua-nhieu-cho-giao-duc-post423097.html
[6] Trong thời đại ngày nay có thể hiểu là “học thật, thi thật, nhân tài thật, hiệu quả thật”
[7] Xem Việt Nam Hành trình đi đến phồn vinh; Vũ Minh Khương, NXB tri thức, 2014
[8] Bài phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ ngày 24/9/2024
[9] Thực ra, cái gọi là ‘chỉ tiêu’ này chủ yếu dựa trên cân đối thu-chi và có tích lũy của các CSGDĐH, Bộ GD&ĐT thương các trường nên vẫn duyệt.
[10] Ở Nhật, để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước tiên học sinh phải tham dự kỳ thi quốc gia “Senta Shiken” ((センター試験)), sau đó còn phải trải qua kỳ thi riêng của từng trường; Thi đại học ở Hàn Quốc được gọi là “Suneung” (수능 ) hoặc tiếng Anh là CSAT (College Scholastic Ability), là kì thi cấp quốc gia; Kỳ thi Tuyển sinh Đại học toàn quốc được ở Trung Quốc gọi là “Cao khảo” (高考 là kỳ thi chung được tổ chức hàng năm.
[11] Xem https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trung-quoc-noi-chat-xam-chay-nguoc-11127/
[12] https://vnexpress.net/lan-song-tro-ve-cua-nhan-tai-goc-trung-quoc-4892806.html
[13] Xem https://inas.vass.gov.vn/540-kinh-nghiem-cua-trung-quoc-ve-chinh-sach-hoa-van-tri-thuc.html
[14] Tương tự như thời gian tập sự, thử việc hay nhiệm kỳ làm việc
[15] Pyotr Leonidovich Kapitsa (Пётр Леонидович Капица): Nhà văn, nhà vật lý học Nga; ông nhận giải Nobel vật lý năm 1978 cho những đóng góp trong vật lý nhiệt độ thấp.
[16] https://dantri.com.vn/blog/hay-rua-tai-de-duoc-nghe-loi-noi-that-1315802819.htm
[17] Trương Duy Nghênh (Zhang Weiying张维迎), Giáo sư Kinh tế Đại học Bắc Kinh, đồng sáng lập Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Quang Hoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Mạng; https://nghiencuuquocte.org/2019/01/14/khong-co-tu-do-tu-tuong-thi-khong-the-co-sang-tao/
[18] The national grant funding program supports the best Australian health and medical research and researchers.
[19] Australian Research Council
[20] National Research Foundation
[21] Deutsche Forschungsgemeinschaft
[22] Research and Resources Foundation
[23] Chương trình học bổng Monbukagakusho và nghiên cứu khoa học – MEXT
[24] Ngay việc nghiệm thu, đánh giá cũng nên xem xét lại, điều đó có cần thiết ko, có bị ‘hành chính hóa’ ko, một khi chúng ta đã tiếp nhận các sản phẩm của đề tài, dự án theo KPIs
[25] https://nongnghiepmoitruong.vn/khoa-hoc-giai-quyet-van-de-lon-cua-dat-nuoc-chu-khong-phai-noi-dung-dang-dung-de-d238829.html
[26] https://alum.kuleuven.be/eng/alumni-chapter-japan/the_technology_transfer_policy_of_KU_Leuven?utm_source=chatgpt.com
[27] omilkeninstitute.org+7milkeninstitute.org+7milkeninstitute.org+7.
[28] https://www.nationalgeographic.com/magazine/article/holland-agriculture-sustainable-farming
[29] Chúng ta cũng đang cố gắng đạt đến con số này; xem Quyết định số 118/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030
[30] Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về "Hội nhập quốc tế trong tình hình mới"; Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
[31] Theo những tấm gương như Paven Corsaghin, Lôi Phong …
[32] https://tiasang.com.vn/giao-duc/tieu-chuan-chat-luong-giao-duc-dai-hoc-1547/