Phát triển hệ thống lương thực và hệ sinh thái nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

03/03/2022 18:47

Nongthonvaphattrien - Bài viết "Phát triển hệ thống lương thực và hệ sinh thái nông nghiệp bền vững ở Việt Nam" của PGS.TS.VS Đào Thế Anh được giới thiệu trong cuốn sách "SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - Xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách".

Việt Nam đã có một cuộc cách mạng xanh thành công cùng với những thành tựu về an ninh lương thực, tuy nhiên, vẫn có những trở ngại khác liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững và gánh nặng dinh dưỡng. Năm 2021, Việt Nam đã tiến hành một loạt các cuộc đối thoại về hệ thống lương thực trong khuôn khổ UNFSS. Là một quốc gia sản xuất lương thực luôn coi trọng "tính minh bạch, trách nhiệm và bền vững", Việt Nam sẽ tích cực đóng góp vào việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Năm giải pháp hành động đã được thiết lập, trong đó, phát triển sinh thái nông nghiệp là một trong những giải pháp chính để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Bài viết thảo luận về các sáng kiến tổng hợp hỗ trợ quá trình chuyển đổi sinh thái nông nghiệp. Từ khóa: Bền vững, Hệ thống lương thực, Sinh thái nông nghiệp, Việt Nam.

Vietnam had successfull history of green revolution with food security archievement. But there were many challenges of sustainable agriculture development and nutrition burdens. In 2021, Vietnam had conduct a serie of food system dialogue under UNFSS. Viet Nam will actively contribute to expediting the transformation of food systems as a food providing country that upholds “transparency, responsibility and sustainability.” This would serve to create comprehensive and sustainable breakthroughs for the entire system, and fulfill the 2030 Sustainable Development Goals (SDGs). There are 5 action tracks defined for solutions. Agro-ecologcal development is one of main solution for transforming agricultural production toward sustainability. An integrated set of initiatives for supporting agro-ecological transition were discussed. Key words: Sustainable, Food system, Agro-ecology, Vietnam.

bdkh-it-syho-1646307855.jpg
Phát triển hệ thống lương thực và hệ sinh thái nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

Bối cảnh chung

Việt Nam là một nước có diện tích đất đai không lớn với 33 triệu ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp khoảng 26,0 triệu ha (10,3 triệu ha có thể sử * Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 150 dụng trong nông nghiệp và khoảng gần 16,0 triệu ha là đất lâm nghiệp) với bình quân đất nông nghiệp trên đầu người vào loại thấp nhất của thế giới. Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam trong những thập kỷ qua đã trải qua những giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt.

Xuất phát điểm là một trong những nước nghèo nhất trong những năm cuối 1980 – đầu 1990 với 60% dân số sống dưới mức đói nghèo. Nhờ quyết sách “Đổi mới” của Đảng và Nhà nước – chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đa dạng thành phần kinh tế và giải phóng tư liệu sản xuất, Việt Nam cơ bản đã thoát nghèo và đảm bảo cân đối về lương thực thực phẩm vào năm 2000.

Bước ngoặt tiếp theo là sau hơn 10 năm đàm phán, Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007. Cùng với đó, hệ thống cung ứng, lưu thông hàng hóa, nông sản, thực phẩm của Việt Nam ngày càng hội nhập chặt chẽ với hệ thống lương thực thực phẩm thế giới.

 Năm 2020, dân số của Việt Nam cũng đã đạt 97,7 triệu người, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn đóng góp 14,85% GDP của quốc gia và khoảng 35% lực lượng lao động.

Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong số những quốc gia xuất khẩu lương thực thực phẩm quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Mười năm qua, Việt Nam luôn là một trong bốn quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Không chỉ dừng ở những mặt hàng lương thực thiết yếu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong hai nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới, chỉ sau Braxin; số một thế giới về mặt hàng gia vị như hồ tiêu.

Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu lớn và quan trọng đối với thủy sản, điều, rau quả. Ước tính, 50% sản lượng lương thực thực phẩm sản xuất ra là dành cho xuất khẩu. Mặc dù bị tác động của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai, nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,68% năm 2020. Ngoài đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 41,53 tỷ USD.

Riêng 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản đạt 24,23 tỷ USD đóng góp vào an ninh lương thực thế giới. Nói cách khác, bên cạnh đáp ứng 97,7 triệu dân trong nước, Việt Nam cũng đóng góp nuôi sống gần 100 triệu dân số thế giới. Mặc dù, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế cũng 151 như phát triển kinh tế-xã hội trong khoảng 30 năm trở lại đây, tuy nhiên các cộng đồng nông nghiệp và nông thôn vẫn tiếp tục nằm trong nhóm những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, dịch bệnh mới nổi và các biến động thị trường. Ngành nông nghiệp và thực phẩm, đến nay vẫn là nguồn sinh kế quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam, rất cần tiếp tục các nỗ lực giảm nghèo và giải quyết những thách thức ngày càng lớn đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn.

 Mặc dù sản xuất dư thừa lương thực, nhưng các thách thức về suy dinh dưỡng trẻ em và khả năng tiếp cận vẫn còn cao ở một số vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp trong những thập niên gần đây với chiến lược thâm canh cao đã gây ra những tác động đối với môi trường, đặc biệt là ô nhiễm tài nguyên đất và nước do sử dụng quá mức các loại hóa chất nông nghiệp, thuốc kháng sinh, tạo ra chất thải không có khả năng phân hủy sinh học, nạn phá rừng, mất đa dạng sinh học, xói mòn nguồn vật liệu cây trồng bản địa, suy thoái đất và hệ sinh thái, phát thải khí nhà kính, cũng như dẫn tới việc di cư quy mô lớn từ nông thôn ra thành thị. Ngành nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là các nông hộ quy mô nhỏ, với đặc điểm điển hình là năng suất lao động hạn chế, manh mún và tiêu thụ sản phẩm qua trung gian, cơ hội việc làm ít và mức lương thấp cho lao động nông nghiệp.

Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu dạng thô, chỉ có hàm lượng giá trị gia tăng rất nhỏ, chưa đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm một phần do hạn chế về đổi mới công nghệ và thể chế quản trị. Người nông dân ít có điều kiện tiếp cận thị trường, tìm hiểu thông tin thị trường và tham gia vào các chuỗi giá trị - thường chỉ dừng ở khâu cung cấp nguyên liệu thô mà ít có vai trò tăng giá trị cho nông sản. Các HTX nông nghiệp mới được thành lập, cho nên năng lực hỗ trợ cho hộ nông dân tham gia thị trường còn hạn chế.

Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tiếp tục chiếm ưu thế đối với một số loại nông sản chủ chốt và đặc biệt là các thị trường xuất khẩu. Đại dịch Covid-19 đã chỉ ra một điểm yếu nghiêm trọng của chuỗi cung thực phẩm toàn cầu đó là sự thiếu ổn định ở cấp độ chưa từng có, trong đó có việc đứt gãy chuỗi cung, các điểm nghẽn về thị trường lao động, cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, vận tải và hậu cần.

Đại dịch đã và đang đang gây thiệt hại nặng nề về sức khỏe, kinh tế, an sinh xã hội ở quy mô toàn cầu, việc đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và giảm đói nghèo ở các quốc gia vẫn đang gặp nhiều khó khăn thách thức. Tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khan 152 hiếm hơn và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt đang là những thách thức lớn để đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam nói riêng và cho 7,9 tỷ dân trên toàn thế giới nói chung. Trong giai đoạn Đổi mới đến nay, Việt Nam cũng đã áp dụng các biện pháp liên quan đến Nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp sinh thái đã phát triển trong nhiều năm qua với các loại phương thức thực hành kỹ thuật đa dạng khác nhau và được coi như các tiến bộ kỹ thuật.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái đã phát triển trong sản xuất và có chính sách hỗ trợ ở Việt Nam chia thành 6 nhóm phương thức là (1) nông lâm kết hợp, (2) quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM/ICM), (3) thâm canh lúa bền vững (1Phải-5Giảm, SRI, SRP) và thực hành NN tốt (VietGAP, GlobalGAP), (4) canh tác hữu cơ, (5) hệ thống tổng hợp trồng trọt-chăn nuôi và VAC, (6) nông nghiệp bảo tồn và nông nghiệp cảnh quan. Một số phương thức Nông nghiệp sinh thái khác mới nghiên cứu mô hình địa phương như nông nghiệp bảo tồn, nông nghiệp cảnh quan…Tuy nhiên, các mô hình này thường nhỏ về qui mô, đơn điệu về thành phần và chưa có sự kết nối hiệu quả với các hệ thống khác (thị trường, công nghiệp, dịch vụ…), bởi vậy chưa tạo được động lực bứt phá (về lợi ích tuần hoàn) cũng như ảnh hưởng lan rộng của hệ thống.

Tình hình phát triển cụ thể của một số phương thức nông nghiệp sinh thái như sau: - Nông lâm kết hợp, ở Việt Nam có rất nhiều mô hình vườn rừng theo từng vùng sinh thái và phát triển trong thời gian gần đây. Theo thống kê của tổ chức nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF), diện tích nông lâm kết hợp các loại ở Việt Nam đã đạt khoảng 900 000 ha trên toàn quốc, năm 2014. Hiện nay, các dự án liên quan đến nông lâm kết hợp đang mở rộng ở Tây bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên. - Đối với sản xuất lúa, hệ thống các quy trình canh tác tiên tiến đã đẫ được công nhận tiến bộ kỹ thuật (ICM, IPM, SRP, SRI, 1P5G...), quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP và tương đương, canh tác lúa thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ,...) hiện chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ hơn 50%.

Hệ thống các quy trình này giúp tiết kiệm đầu vào gồm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn hóa học, lượng lúa giống, nước tưới, nhưng tăng hiệu quả, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái vùng lúa và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt cần được nhân rộng, tùy điều kiện địa phương có thể lựa chọn hoặc kết hợp các biện pháp kỹ thuật trong quy trình. Mục tiêu của đề án Lúa gạo đến 2025 đặt ra là ứng 153 dụng quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM, SRP, SRI, 1P5G,...), quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP và tương đương, canh tác lúa thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ,...) trên 60%; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số khoảng 10% (Bộ NN và PTNT, 2021). Hiện nay các dự án của GIZ và WB ở ĐBSCL và Hàn quốc ở Thái bình đang tiếp tục mở rộng diện tích. - Về Nông nghiệp hữu cơ, theo Bộ NN&PTNT, tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam tăng từ 53.350 ha năm 2016 lên khoảng 237.693 ha năm 2019.

Cả nước có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện sản xuất hữu cơ. Số nông dân tham gia sản xuất hữu cơ là 17.168 người. Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp; tham gia xuất khẩu là 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm (Bộ NN và PTNT, 2021).

Phong trào sản xuất Hữu cơ chứng nhận PGS đã được phát triển từ 2008 ở một số địa phương như Hà Nội, Hà Nam, Hoà Bình, Bến Tre… phù hợp với quy mô nông hộ nhỏ và có triển vọng mở rộng.

Đề án nông nghiệp hữu cơ đến 2030 đã được phê duyệt và diện tích hữu cơ sẽ tăng trong thời gian tới theo mục tiêu của đề án. - Hệ thống kết hợp trồng trọt-chăn nuôi đã được đưa vào khái niệm VAC (Vườn-Ao-Chuồng), một hệ thống có lịch sử lâu đời, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ lâu năm. Hệ thống sản xuất tổng hợp gồm cây trồng - vườn + Nuôi trồng thủy sản - ao nuôi + chuồng trại. Có một số khái niệm tương tự khác như hệ thống RVAC (rừng - vườn - ao - lồng) và RVACRg (rừng - vườn - ao - lồng - lúa), được coi là thuộc mô hình nông lâm kết hợp.

Do xu hướng thâm canh và chuyên canh nên ở đồng bằng các hệ thống VAC này giảm đi, tuy nhiên hệ thống này lại đang phát triển ở các vùng núi hay vùng khó khăn do khả năng đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu rủi ro. - Nông nghiệp bảo tồn, là một phương pháp canh tác bền vững phù hợp với đất dốc ở miền núi, sử dụng che phủ mặt đất bằng thảm thực vật và chất thải thực vật. Dự án ADAM của CIRAD (Pháp) đã kết thúc tại Sơn la, dừng ở dạng mô hình kỹ thuật. - Nông nghiệp cảnh quan là một tiếp cận mới, áp dụng nguyên tắc sinh thái cho cả tiểu vùng (thung lũng) nhằm đạt mục tiêu bền vững.

Hiện nay các dự án của WB và của ACIAR cho Cà phê và Tiêu tại Tây nguyên đang áp dụng phương pháp này. Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, nhà nước đã có một số chính sách mang tính khuyến cáo về tiến bộ kỹ thuật mang đặc điểm của nông nghiệp sinh thái, tuy nhiên chưa có những giải pháp tổng thể bao gồm cả kinh tế-xã 154 hội nhằm định hướng phát triển, đặc biệt về mặt thị trường đối với những sản phẩm của nông nghiệp sinh thái.

 Bên cạnh đó, chúng ta chưa có chính sách về định hướng về nông nghiệp sinh thái nói chung mà chỉ có chính sách khuyến khích từng loại hình cụ thể, tuy nhiên chính sách hỗ trợ thiếu sự nhất quán vì vậy tính lan toả của các giải pháp thuần tuý kỹ thuật chưa cao.

Để thực hiện chiến lược chung về nông nghiệp sinh thái, chương trình Cơ cấu lại nông nghiệp cần có chính sách hỗ trợ tổng hợp thúc đẩy chuyển đổi từ canh tác thâm canh sang nông nghiệp sinh thái để có thể đạt mục tiêu giảm sử dụng hoá chất, giảm ô nhiễm môi trường, tăng chất lượng sản phẩm và hướng tới bền vững.

Tóm lại, Việt Nam cùng lúc cần phải hành động mạng mẽ để đạt được tiến bộ trong việc thích ứng thông minh với tác động ngày càng nghiêm trọng của thiên tai và biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường năng lực quốc gia trong môi trường thương mại biến động khó lường, cải thiện đáng kể và đa dạng hóa nguồn sinh kế và thu nhập cho các nông hộ – kèm theo việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn về xã hội và môi trường một cách bền vững.

 Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên hợp quốc (LHQ) năm 2021 (sẽ được tổ chức vào tháng 9/2021) là một sự kiện được Tổng thư ký LHQ kêu gọi các nhà Lãnh đạo thế giới, lãnh đạo các quốc gia tham dự nhằm giúp định hướng cho Hệ thống LTTP và thúc đẩy hành động tập thể để đạt được 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030.Nhằm chuẩn bị cho việc tham gia Đối thoại thượng đỉnh Hệ thống LTTP 2021, Việt Nam đã tổ chức các cuộc đối thoại quốc gia, bao gồm 2 vòng Đối thoại quốc gia và 03 Đối thoại cấp vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam trong tháng 6 và tháng 7 năm 2021.

dao-the-anh-1309-20210705-908-133744-1646308013.jpeg
PGS.TS.VS Đào Thế Anh

Các cuộc Đối thoại cấp quốc gia và cấp vùng có mục tiêu chung là: “Thông qua đối thoại cởi mở với các bên liên quan, xác định những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội quan trọng nhất trong Hệ thống Thực phẩm của Việt Nam, nhằm đạt được các mục tiêu Không còn nạn đói và Xóa nghèo vào năm 2030 trong số 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030. Đối thoại là cơ hội để đánh giá những thành tựu gần đây của Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp, cũng như xóa đói giảm nghèo và cải thiện dinh dưỡng.

Chủ đề của đối thoại là Hệ thống LTTP Việt Nam, các lộ trình hướng tới các hệ thống thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững hơn đến năm 2030. Nội dung của các cuộc Đối thoại về Hệ thống Lương thực Thực phẩm (LTTP) của Việt Nam từ góc độ quốc gia và cấp vùng tập trung vào 5 155 Lộ trình hành động chính để chỉ ra những thách thức, cơ hội, các giải pháp ưu tiên cần lựa chọn trong bối cảnh hiện tại. Lộ trình hành động 1- Đảm bảo mọi người tiếp cận được thực phẩm an toàn và dinh dưỡng Lộ trình hành động 2 - Chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững Lộ trình hành động 3 - Đẩy mạnh sản xuất LTTP bền vững Lộ trình hành động 4 - Chuỗi giá trị cạnh tranh, bao trùm và công bằng Lộ trình hành động 5 - Tăng khả năng chống chịu với các cú sốc, sức ép.

Thông qua các cuộc đối thoại, Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia và các tác nhân trong Hệ thống Lương thực thực phẩm để cùng nhau hành động nhằm tạo ra những thay đổi sâu rộng của cả hệ thống. Việc này sẽ giúp làm tốt hơn công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương và dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em.

Ngoài ra, cũng là cơ hội để kết nối, phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực của Việt Nam theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Vì vậy, Việt Nam rất hoan nghênh và đánh giá cao lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên hợp quốc năm 2021 nhằm giúp định hướng cho Hệ thống lương thực thực phẩm và chung tay hành động để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Các vấn đề của hệ thống LTTP của Việt Nam Hệ thống LTTP của Việt Nam rất đa dạng và đang đối mặt với nhiều thách thức. Đối thoại cũng đã chỉ ra những tiềm ẩn của tác động kép, xảy ra khi nhiều tác động cùng diễn ra, đặc biệt đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Đây là những vấn đề phức tạp và có mối liên hệ qua lại với nhau, đòi hỏi sự hợp tác đa ngành, đa cấp và đa đối tác, công cụ chính sách và truyền thông phù hợp. Các vấn đề tồn tại chính được tổng hợp như sau: Các dự báo và thực tế biến đổi khí hậu và các rủi ro thiên tai toàn cầu những năm gần đây cho thấy Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu. Bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, sâu bệnh hại thường xuyên xảy ra, gây tổn thất tương đương 2% GDP hàng năm. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những đứt gãy cơ bản trong chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm toàn cầu - Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Điều đó đặt ra thách thức phải củng cố và tăng cường năng lực chống chịu của hệ thống sản xuất, cung ứng lương thực thực phẩm. Năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm của Việt Nam trong ba thập niên qua luôn tăng trưởng. Đó là kết quả của định hướng theo mục tiêu 156 tăng năng suất và sản lượng. Điều này cũng dẫn đến hệ lụy là tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm và đi kèm theo đó là những lo ngại về suy giảm chất lượng (dinh dưỡng và vi chất) và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc lạm dụng quá nhiều hóa chất và đầu vào trong sản xuất (thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, phân bón và tưới tiêu) gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm và làm tăng giá thành sản xuất nông sản, giảm thu nhập của người sản xuất.

Hệ thống sản xuất thâm canh, ô nhiễm chưa được kiểm soát đầy đủ và tăng phát thải khí nhà kính đã làm suy thoái tài nguyên đất, nước, nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học đồng thời góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Sản xuất và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên kém hiệu quả, thiếu đa dạng và chưa bền vững đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của hệ thống LTTP đối với thị trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, các cú sốc và áp lực rủi ro bên ngoài hệ thống. Tỷ lệ thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Việc ít sử dụng và tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp dẫn đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ngày càng lớn.Trong khi đó, khuyến khích về tài chính, kỹ năng và thông tin cần thiết để áp dụng các phương pháp thực hành sản xuất tốt đảm bảo bền vững như VietGAP và GAP các loại, nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), canh tác nông nghiệp sinh thái (canh tác hữu cơ, nông lâm kết hợp, nông nghiệp bảo tồn, hệ thống tổng hợp chăn nuôi-trồng trọt, nông nghiệp tuần hoàn v.v.) còn hạn chế.

Chuỗi giá trị sản xuất và thị trường còn tồn tại nhiều vấn đề. Hệ thống sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, thâm canh, manh mún và chuỗi giá trị thiếu tính kinh tế theo quy mô gây khó khăn trong việc mở rộng áp dụng những công nghệ tiên tiến, thực hành bền vững và hệ thống công nghiệp trong chế biến. Các nhà sản xuất quy mô nhỏ, HTX và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không thể đáp ứng được các yêu cầu về các đặc tính của sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn cho thị trường nội địa và xuất khẩu, hạn chế đổi mới do yếu kém trong tiếp cận với thông tin về thị trường và công nghệ mới, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, cũng như thiếu các dịch vụ tài chính sáng tạo, đặc biệt là các giải pháp công nghệ số để cung cấp các hệ thống tín dụng, hỗ trợ vốn/vay vốn, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán.

Hiệu quả hoạt động của các HTX và hiệp hội theo ngành hàng bị hạn chế do sự yếu kém về năng lực tài chính, quản trị và liên kết với thị trường và khu vực tư nhân. Hạn chế trong đầu tư vào quản lý các khâu từ thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, tồn trữ thực phẩm và chế biến thực phẩm cũng như các hệ thống chức năng về truy xuất nguồn gốc,tăng thất thoát và lãng phí thực phẩm, 157 giảm các lựa chọn để gia tăng giá trị và sản xuất thực phẩm an toàn và bổ dưỡng dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận các thị trường có giá trị cao hơn ở trong nước và quốc tế. Sản xuất thiếu hợp tác dẫn đến chất lượng và giá trị gia tăng thấp, bất bình đẳng trong phân chia lợi ích và trách nhiệm, dễ đổ vỡ chuỗi cung ứng. Thêm vào đó, lực lượng lao động trẻ chuyển dịch nhanh sang các ngành kinh tế khác không những dẫn đến nguy cơ mất động lực sản xuất, sáng tạo, áp dụng công nghệ, số hóa để chuyển hóa hệ thống mà còn đòi hỏi phải đầu tư vốn và cơ giới hóa để thay thế lao động.

Các chính sách khuyến khích và đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng vận tải, hậu cần, lưu trữ, phân phối và dây chuyền bảo quản/vận chuyển lạnh quan trọng làm hạn chế khả năng kết nối với thị trường, tăng chi phí giao dịch và giảm chất lượng sau thu hoạch còn thiếu. Năng lực triển khai và thực thi các hiệp định và đàm phán thương mại quốc tế còn hạn chế.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng tại Việt Nam vẫn xếp vào hàng cao trên thế giới và đặc biệt cao đối với một số vùng có điệu kiện tự nhiên và kinh tế khó khăn như miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do hạn chế trong tiếp cận và sự sẵn có của thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và giá cả hợp lý đối với người nghèo và dễ bị tổn thương. Ngược lại, ở đô thị, tỷ lệ béo phì ở khu vực đô thị gia tăng nhanh chóng.

Suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì tạo nên gánh nặng kép đối với an ninh dinh dưỡng quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu do đại bộ phận dân số chưa nhận thức đầy đủ và hình thành thói quen ăn uống cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là đối với vi chất; chưa quan tâm đúng mức đối với dinh dưỡng và sức khỏe; chưa nói đến việc thay đổi nhận thức, thói quen và trào lưu tiêu dùng có trách nhiệm và tiêu dùng xanh, hướng tới ủng hộ và bảo vệ sinh kế cho người nghèo, chống thất thoát lãng phí, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, và giảm phát thải, chưa chú ý đến phát triển sản xuất và sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và vi chất tại chỗ tốt cho sức khỏe.

Thông tin số liệu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vẫn là một khoảng trống lớn gây khó khăn cho người tiêu dùng do hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc và tính toàn vẹn của thực phẩm còn yếu. Sự phối hợp và cộng tác giữa các ngành, các Bộ và các tổ chức từ cấp địa phương đến quốc gia (ví dụ: biến đổi khí hậu, sử dụng đất, nước và sản xuất, tính bền vững, môi trường, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm, nông nghiệp cho sức khỏe và dinh dưỡng) còn yếu kém, chồng chéo gây khó khăn trong triển khai và làm hạn chế kết quả. Bên cạnh đó, sự hợp tác của khu vực tư nhân (ví dụ, Hợp tác công tư PPP) trong hệ thống LTTP chưa được như kỳ vọng, làm giảm đầu tư, đổi mới và phát triển năng lực. 158 Khả năng bị ảnh hưởng của các nhóm dễ bị tổn thương trong hệ thống LTTP tăng lên do quá trình xem xét, lồng ghép và hành động về bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia và hòa nhập xã hội còn thiếu.

Nguồn lực và khả năng của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu đào tạo và chuyển giao công nghệ để phát triển và thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính hệ thống cho việc chuyển đổi trong hệ thống LTTP còn hạn chế, ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa để cung cấp các giải pháp cho nhiều vấn đề kỹ thuật trong hệ thống LTTP còn nhiều bất cập và trở ngại.

Cơ hội và định hướng giải pháp Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017), bao gồm 115 mục tiêu cụ thể, tương ứng với 17 Mục tiêu phát triển bền vững.Việt Nam cũng là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á cam kết thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia Không còn nạn đói đến năm 2025 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDG2) xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đang thực hiện tại Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tối ưu hoá chi phí sản xuất có tính đến các yếu tố mới nảy sinh như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, rủi ro dich bệnh, nông nghiệp thông minh và kiểm soát thất thoát lương thực thực phẩm. Các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và nhiều chương trình, đề án khác của Chính phủ giai đoạn tới đã có những định hướng mới quan tâm đến phát triển các hệ thống LTTP có tính địa phương, bản địa cao như Chương trình OCOP, quan tâm đến an toàn thực phẩm và dịch bệnh, kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn hy vọng sẽ góp phần đẩy mạnh khả năng cải tiến Hệ thống LTTP trong trung hạn.

 Sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam hướng tới cách tiếp cận đa mục đích nhằm: (a) tiếp tục chuyển đổi thành quốc gia cung ứng hàng hóa nông sản ngày càng lớn mạnh, phục vụ nhu cầu về khối lượng và chất lượng ngày càng tăng của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu; (b) thích ứng thông minh với khí hậu, bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; (c) cung cấp nguồn sinh kế bền vững trong khi vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho người nghèo ở những vùng nông thôn.Điều này được thể hiện thông qua nhiều chương 159 trình/ kế hoạch hành động, chiến lược quốc gia đã được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành với mục tiêu thương hiệu nông nghiệp Việt Nam là Nhà cung cấp lương thực thực phẩm “trách nhiệm, minh bạch và bền vững”.

Trong thập kỷ hành động này, Hệ thống LTTP đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nỗ lực để đạt được tất cả 17 Mục tiêu phát triển bền vững.Khung Hệ thống LTTP đưa ra cách tiếp cận hợp tác đa ngành và đa cấp phù hợp với các chương trình hành động và chính sách hiện hành của Việt Nam như Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Chương trình OCOP, Chương trình Hành động Quốc gia Không còn nạn đói đến năm 2025; Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 v.v...

 Bên cạnh các hoạt động của Chính phủ, có rất nhiều chương trình, dự án, đầu tư và sáng kiến đang được thực hiện trong lĩnh vực thực phẩm bởi khu vực tư nhân, nhiều nhà tài trợ đa phương và song phương, các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các Hiệp hội ngành hàng và các nhóm xã hội dân sự.

Các nhóm giải pháp cụ thể dựa trên các kết quả đối thoại trong nước và quốc tế để giải quyết các vấn đề thách thức như sau:

A. Giải pháp đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng sinh thái và bền vững Nông nghiệp sinh thái là nội dung chính của nông nghiệp bền vững. Trên thế giới có xu hướng thực hiện chiến lược kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế tri thức nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Về cơ bản, các chiến lược này đều dựa vào các nguyên lý sinh thái.

Ở Việt Nam, về mục tiêu của ngành nông nghiệp, ngoài đảm bảo mục tiêu ổn định an ninh lương thực quốc gia, và việc làm cho phần lớn dân cư nông thôn, còn đáp ứng yêu cầu vùng đệm sinh thái giúp duy trì chất lượng môi trường và trợ giúp cho các hoạt động kinh tế và sản xuất khác (bao gồm cung ứng nguyên liệu sản xuất, tiếp nhận nguồn chất thải hữu cơ và vô cơ, giảm nhẹ các sự kiện thời tiết cực đoan như lũ lụt hoặc thiên tai; và cảnh quan, môi trường, các đặc thù văn hóa…).

Nền nông nghiệp hiện đại của thế kỷ 21 là một nền nông nghiệp sinh thái, thông minh dựa trên ứng dụng các ứng dụng đổi mới sáng tạo của nông nghiệp sinh thái, kết hợp với các phương thức quản trị thông minh chính xác áp dụng công nghệ số nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, đa 160 dạng & chất lượng tốt hơn, song hành với mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Theo FAO, khái niệm nông nghiệp sinh thái mới là một cách tiếp cận tổng hợp, cùng lúc áp dụng cả khái niệm và nguyên tắc về sinh thái và xã hội vào việc quản lý các hệ thống nông nghiệp và LTTP. Nông nghiệp sinh thái tìm cách tối ưu hóa quan hệ tương tác giữa thực vật, động vật, con người và môi trường, đồng thời chú ý đến các khía cạnh xã hội cần được giải quyết để đạt được hệ thống LTTP bền vững và bao trùm.

Nông nghiệp sinh thái xem xét các đặc trưng về môi trường, xã hội và kinh tế, các quá trình và yếu tố môi trường thuận lợi, cũng như sự tương tác giữa các yếu tố đó, đặc trưng của các hệ thống nông nghiệp đa dạng, được định hướng bởi các nguyên tắc và thực hành của nông nghiệp sinh thái.

Nông nghiệp sinh thái cũng công nhận tiềm năng lớn của các quá trình hành động tập thể về nông nghiệp sinh thái nhằm thúc đẩy chia sẻ kiến thức và tăng cường hiểu biết, những điều này cho phép thay đổi hành vi trong những hệ thống LTTP cần có để mục tiêu nông nghiệp bền vững trở thành hiện thực. Nông nghiệp sinh thái được thiết kế với 10 yếu tố theo định nghĩa của FAO được xây dựng dựa trên 13 nguyên tắc do Ban chuyên gia cao cấp về An ninh lương thực (HLPE) đề xuất. Để hướng dẫn các quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP và nông nghiệp, đưa nông nghiệp bền vững trên quy mô lớn thành một xu hướng chủ đạo, và đạt được mục tiêu Không còn Nạn đói và nhiều SDG khác, các hội thảo khu vực của FAO về nông nghiệp sinh thái đã đưa ra 10 Yếu tố sau đây: Đa dạng; tích hợp; hiệu quả; khả năng chống chịu; tái chế; đồng sáng tạo và chia sẻ kiến thức (mô tả các đặc điểm chung của hệ thống nông nghiệp sinh thái, thực hành cơ bản và phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo) Giá trị nhân văn và xã hội; văn hóa và truyền thống ẩm thực (đặc điểm về hoàn cảnh).

Quản trị có trách nhiệm; kinh tế tuần hoàn và tương trợ (môi trường thuận lợi). 10 yếu tố của nông nghiệp sinh thái có liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Về cơ bản nông nghiệp sinh thái mềm dẻo trong các lựa chọn về qui mô (lớn-nhỏ) và tính chất (tích hợp một phần hoặc toàn phần), bởi vậy giúp cung cấp các giải pháp phù hợp với bối cảnh và giải quyết các vấn đề của địa phương, khu vực. Trên cơ sở mục tiêu bảo vệ và khai thác hoạt động chức năng của hệ sinh thái (dịch vụ sinh thái), nông nghiệp sinh thái bởi vậy 161 sẽ càng có lợi thế thành công ở qui mô lớn hơn, bởi vậy hình thức sản xuất nông nghiệp này thường dựa trên sự đồng sáng tạo kiến thức, kết hợp khoa học với kiến thức truyền thống và thực tiễn tại địa phương của các nhà sản xuất.

Bằng cách tăng cường khả năng tự chủ và năng lực thích ứng của nhà sản xuất, nông nghiệp sinh thái tăng quyền cho các nhà sản xuất và cộng đồng - đóng vai trò là tác nhân tạo ra thay đổi. Về mặt kỹ thuật, nông nghiệp sinh thái áp dụng các nguyên tắc sinh thái trong thiết kế hệ thống sản xuất nhằm tăng cường lợi ích sinh thái (như kiểm soát sinh học, thụ phấn, tái tạo dinh dưỡng, bảo vệ đất, nước…) theo các qui mô khác nhau.

Các tiến trình sinh thái sẽ được đẩy mạnh trên cơ sở áp dụng công nghệ. Bởi vậy thâm canh nông nghiệp sinh thái hiện đại có thể kết hợp với nông nghiệp chính xác và ứng dụng công nghệ số. Nông nghiệp sinh thái không phải là một phát minh mới. Có thể thấy nông nghiệp sinh thái được nêu trong các tài liệu khoa học từ những năm 1920, và đã được thể hiện trong các thực hành của nông dân gia đình, trong các phong trào xã hội cơ sở vì sự bền vững và trong chính sách công của nhiều quốc gia trên thế giới.

Gần đây, nông nghiệp sinh thái đã được các tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa vào thảo luận như là một công cụ chiến lược để đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Các khía cạnh xã hội và liên ngành của tiếp cận nông nghiệp sinh thái sẽ được chú ý nhiều hơn, tuy nhiên, các can thiệp của công nghệ sẽ giúp Nông nghiệp sinh thái vận hành mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu lương thực/thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng của người dân.

Nền sản xuất nông nghiệp hiện đại của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ phải là một nền nông nghiệp sinh thái thông minh dựa trên ứng dụng các đổi mới sáng tạo của các hệ thống nông nghiệp sinh thái, kết hợp với các phương thức quản trị thông minh chính xác áp dụng công nghệ số nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trong điều kiện sử dụng tiết kiệm, bền vững và hiệu quả các nguồn lực tự nhiên. Tích tụ, tập trung ruộng đất thành các trang trại trung bình là một trong những giải pháp tạo tiền đề để sản xuất quy mô lớn hơn, hình thành thế hệ nông dân chuyên nghiệp chủ các doanh nghiệp gia đình, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất đồng thời tiết kiệm các nguồn lực.

Các trang trại được hỗ trợ bởi liên kết, hợp tác trong khuôn khổ các HTX NN và hỗ trợ bởi các dịch vụ chuyển đổi số nhằm tăng hiệu quả. Cần cải thiện các chính sách và quy định về sử dụng đất nông nghiệp để giúp nông dân dễ dàng đa dạng hóa tạo ra các hệ thống sản xuất bền vững và đa dạng hơn, như chuyển từ thâm canh lúa hoặc ngô 162 sang các hệ thống hỗn hợp (ví dụ: lúa-tôm, trái cây, rau hữu cơ, hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt, nông nghiệp bảo tồn, VAC…).

Các hệ thống chuyển đổi này cần có chiến lược phát triển dài hạn, quản lý một cách hệ thống liên ngành, tích hợp kiến thức khoa học và kiến thức địa phương để tránh rủi ro trong chuyển đổi tự phát, gây ra mất cân bằng trong cung và cầu thực phẩm, sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên đất.

Đẩy mạnh sản xuất bền vững tăng tính tiếp cận thị trường có yêu cầu chất lượng cao thông qua áp dụng cơ giới hóa, canh tác nông nghiệp chính xác, nông nghiệp kỹ thuật số nhằm tăng hiệu quả và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Ban hành các hình thức khuyến khích để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giống cải tiến thích ứng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, phối hợp với khu vực tư nhân.

Đồng thời, chú trọng công tác thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý bản địa làm vật liệu chọn tạo, giống cả bằng hình thức tại nông hộ và ngân hàng gen.

Hỗ trợ người nông dân gìn giữ các giống cây, con quý thông qua hỗ trợ phát triển các giống địa phương thành sản phẩm đặc sản, nâng cao giá trị kinh tế sản xuất, giúp người dân gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu các chính sách và chương trình hỗ trợ kỹ thuật để khuyến khích áp dụng các hệ thống sản xuất sinh thái, bền vững hơn (ví dụ: thực hành nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp chính xác, nông lâm kết hợp, v.v.) và trồng rừng đặc biệt trên các vùng đất bạc màu, ven biển. Hệ thống sản xuất tại những vùng có điều kiện khắc nghiệt cần đầu tư kết hợp với các ngành nghề đi kèm (ví dụ: ngành bảo quản, chế biến, thu mua và phân phối sản phẩm, v.v.).

 Phát triển và thí điểm các biện pháp khuyến khích để mở rộng quy mô mô hình thông minh với khí hậu nhằm giảm thiểu khí thải nhà kính từ nông nghiệp và góp phần tăng lưu trữ carbon. Thúc đẩy mở rộng mô hình Nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở các vùng miền núi, khó khăn nhằm khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em.

Khuyến khích mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái, kết hợp du lịch (trong đó có các mô hình cây xoài nhà mình, ruộng nhà mình) nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm đô thị và cải thiện môi trường đô thị.Các doanh nghiệp, người sản suất cũng phải áp dụng tư duy kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp chính xác, tối ưu giá thành sản xuất, đảm bảo thu nhập cho người sản xuất.

Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp cần tập trung vào chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái cũng sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao năng lực của nông dân trong việc đảm bảo an ninh lương thực, cung ứng sản 163 phẩm an toàn thực phẩm và tăng cường đa dạng sinh học nông nghiệp, cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất trước biến đổi khí hậu, góp phần giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Quan tâm đến và hỗ trợ chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp sang kinh tế sinh thái. Việt Nam đã tích cực tham gia sáng kiến về Liên minh chuyển đổi nông nghiệp sinh thái tại Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống lương thực thực phẩm, nhằm mục tiêu đến năm 2030 đạt 25% diện tích nông nghiệp được sử dụng theo hướng sinh thái.

B. Giải pháp tăng khả năng thích ứng với tổn thương, cú sốc và áp lực rủi ro Nông nghiệp Việt Nam đã có thay đổi chiến lược quan trọng từ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững, khởi tạo chuyển đổi số, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị, kết nối đầu ra và kết nối đa tác nhân.

Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy các hành động chuyển đổi các chuỗi giá trị nông sản sinh thái lấy “thuận thiên” làm cơ sở, con người làm trung tâm và có trách nhiệm với BĐKH tuân thủ nguyên tắc 3 Ps (People, Planet and Prosperity - con người, bảo vệ hành tinh xanh và thịnh vượng) để khơi mở mọi tiềm năng nhằm chuyển đổi hệ thống LTTP từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và đóng góp cho cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu. Nông nghiệp là sinh kế của phần đa dân số tại các vùng nông thôn và miền núi những người dễ bị tổn thương bởi thiên tai, dịch bệnh.

Do vậy, cần đầu tư vào giáo dục trên diện rộng và hỗ trợ kỹ thuật để giúp nông dân dễ bị tổn thương và MSMEs áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và tăng khả năng phục hồi (ví dụ: Climate Smart, quản lý nông nghiệp và cảnh quan, quản lý cây trồng và dịch hại tổng hợp-ICM và IPM), tích hợp kiến thức bản địa của tất cả nông dân nhằm giảm khí phát thải, giảm xói mòn đất và tăng đa dạng sinh học nông nghiệp. Rà soát các chính sách và quy định giúp cho phép nông dân đa dạng hóa các hệ thống và cây trồng có khả năng chống chịu và bền vững hơn, đẩy nhanh việc phát triển và áp dụng các giống cải tiến thích ứng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

 Đồng thời, hỗ trợ đào tạo về quản lý kinh doanh cơ bản và lập kế hoạch rủi ro, và áp dụng các công cụ kỹ thuật số để tăng cường khả năng phục hồi tài chính của nhóm nông dân nam và nữ dễ bị tổn thương và các MSME trong hệ thống LTTP. 164 Quan tâm tăng cường thu thập dữ liệu có hệ thống bằng cách sử dụng thông tin số và không gian địa lý vào học hỏi và phát triển kế hoạch sử dụng đất tốt hơn.

Xây dựng cơ chế, chính sách giúp tăng cường sự phối hợp của nghành nông nghiệp và khối dự báo khí tượng thủy văn ở các cấp trong việc đồng xây dựng, phổ biến khuyến nghị nông nghiệp tới người sản xuất thông qua áp dụng thông tin thời tiết, khí hậu (số liệu khí hậu, dự báo thời hạn mùa, tháng và 10 ngày).

Đồng thời hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn áp dụng thông tin thời tiết, khí hậu vào sản xuất nông nghiệp và phổ biến khuyến nghị sản xuất thông qua các nền tảng công nghệ số hiện có.

Ứng dụng kỹ thuật số, kênh tổng hợp, phân tích, chia sẻ thông tin về dự báo thời tiết theo đặc điểm địa phương để nông dân có phương án dự phòng với cú sốc có thể dự đoán trước.

Đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực hiện triển khai bảo hiểm nông nghiệp dựa trên chỉ số thời tiết, mở rộng đối tượng bảo hiểm giúp nông hộ dễ bị tổn thương chuyển giao rủi ro sản xuất.

Đồng thời xây dựng chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích, quyền và nghĩa vụ khi tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp để người sản xuất có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tiếp cận Một sức khoẻ (One Health) với sự hợp tác đa ngành đảm bảo sự hiệp lực và chi phí lợi ích cần được thúc đẩy mở rộng khi xây dựng, phát triển và thực hiện các đổi mới sáng tạo.

C. Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị lương thực thực phẩm bao trùm Việt Nam là nước có tỷ lệ tổn thất và lãng phí thực phẩm khá cao, do đó cần phát triển các quy trình bảo quản, chế biến và bổ sung thực phẩm sáng tạo để cải thiện sự sẵn có của thực phẩm an toàn, lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích hợp tác công tư PPP và đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng của hệ thống thực phẩm quan trọng (đường xá, giao thông, hệ thống phân phối và chuỗi lạnh, chuyển đổi số, hệ thống hậu cần logistics), hệ thống truy xuất nguồn gốc và tài chính để cải thiện khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị.

 HTX và các hội, hiệp hội nghề đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị, tuy nhiên hoạt động còn chưa tương xứng với vai trò do các hạn chế về nguồn lực, quản trị. Cần cập nhật các chính sách và đầu tư để hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích các hợp tác xã, hội, hiệp hội nghề từ đó nâng cao kỹ năng và năng lực, đổi mới, quản trị và liên kết thị trường với khu vực tư nhân.

Tăng cường việc tuân thủ trong sản xuất, hệ thống đảm bảo và truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách sáng tạo, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để 165 hỗ trợ các nhà sản xuất và kinh doanh đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường về các thông số cụ thể, về chất lượng và an toàn thực phẩm. Xây dựng các chính sách và chương trình giáo dục để tăng cường khả năng phục hồi tài chính của các nhóm dễ bị tổn thương, thanh niên và các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs trong hệ thống LTTP, tạo cơ hội cho thanh niên trong các hệ thống LTTP, đặc biệt là trong đổi mới và sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

Xây dựng và thực hiện các chiến lược đối phó với rủi ro, các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm và kế hoạch quản lý kinh doanh. Thúc đẩy chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội về hoạt động kinh tế số giúp quản trị các chuỗi giá trị hiệu quả và bền vững hơn. Lợi ích cụ thể đầu tiên là người nông dân có thể tiếp cận với nhiều thông tin hơn để ra quyết định sản xuất chính xác hơn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường thông qua các nền tảng số do doanh nghiệp hay nhà nước cung cấp để kết nối với các dịch vụ đầu vào sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ cơ giới hoá, vay tín dụng, tiếp cận khuyến nông số, dịch vụ dự báo thời tiết khí hậu, dịch vụ BVTV, dịch vụ bảo quản, vận chuyển, thu hoạch, tiếp cận thông tin về nhu cầu của người mua, các tiêu chuẩn của thị trường, thông tin giá cả cập nhật…

Các nguồn thông tin này được thu thập, lưu trữ, cập nhật và tập hợp dưới dạng cơ sở dữ liệu mở, quản lý tập trung, do Bộ NN và PTNT cùng với các doanh nghiệp cung cấp để mọi người dân có thể kết nối sử dụng. Hộ nông dân, trang trại, HTX, hay doanh nghiệp sản xuất cũng có thể áp dụng các công nghệ sản xuất của nông nghiệp chính xác, áp dụng công nghệ tự động hoá để có thể tối ưu hoá từng phần của quá trình sản xuất với bón phân, tưới nước, xử lý thuốc BVTV…, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm ô nhiễm môi trường với sự hỗ trợ của các nền tảng số.

Cơ hội tiếp đến ở khâu sau thu hoạch, quản lý chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc, truy xuất thông tin và bán hàng thông qua thương mại điện tử với các nền tảng số do doanh nghiệp cung cấp. Các nền tảng này cũng có thể đảm nhận luôn cả công tác hậu cần, vận chuyển. Với các công nghệ số tiên tiến như blockchain, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)… do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, nông dân có thể tiếp cận với mức chi phí phù hợp là hoàn toàn khả thi.

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững. Việc tiếp cận dễ dàng các thực phẩm an toàn và chất lượng tốt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và cho các nhóm thu nhập thấp, dễ bị tổn thươngcòn nhiều khó khăn.

Do vậy cần có các giải pháp hỗ trợ tiếp cận hệ 166 thống lương thực đa ngành, đa cấp và đa lĩnh vực nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi và đói nghèo dai dẳng ở các vùng miền núi phía Bắc và miền Trung, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và ở Đồng bằng sông Cửu Long, để tăng khả năng tiếp cận đối với thực phẩm lành mạnh với giá cả hợp lý, thông qua các chính sách, công nghệ và can thiệp đổi mới, phối hợp với khu vực tư nhân, áp dụng các chương trình đầu tư, chính sách, đào tạo và giáo dục chiến lược đặc biệt là giữa Chương trình Không còn nạn đói, Kế hoạch Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia, Chương trình mục tiêu Xây dựng Nông thôn mới và Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu và Kế hoạch triển khai khung hành động SENDAI về giảm thiểu rủi ro thiên tai. Rà soát và cập nhật các chính sách, chương trình giáo dục và truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và sự hợp tác của khu vực tư nhân để thúc đẩy sản xuất thực phẩm an toàn, dinh dưỡng, chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm không lành mạnh và giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở các khu vực thành thị.

Hỗ trợ các chương trình giáo dục và bữa ăn học đường và môi trường thực phẩm học đường để thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng. Cần xác định các chính sách, quy định và các giải pháp về thị trường để thúc đẩy sản xuấtvà tăng nhu cầu về thực phẩm lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng. Tăng cường các chính sách, tiêu chuẩn và quy định đối với việc tiếp thị thực phẩm không lành mạnh, ghi nhãn về dinh dưỡng và nguồn gốc sản phẩm. Thực thi có hiệu quả các chính sách về tăng cường vi chất vào thực phẩm.

Cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm với việc tăng cường bằng chứng, quản lý dựa trên rủi ro và truyền thông về nguyên nhân, nguy cơ và tác động của các vấn đề an toàn thực phẩm. Phát triển các hệ thống chứng nhận và đảm bảo một cách sáng tạo để cung cấp các tín hiệu và thông tin thị trường rõ ràng cho người tiêu dùng. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng sản xuất thực phẩm hữu cơ, thực phẩm giàu dinh dưỡng (biofortification).

Thúc đẩy việc sử dụng các loại thực phẩm an toàn và đảm bảo dinh dưỡng một cách bền vững bằng cách tận dụng cơ hội về nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu và sự sẵn sàng chi trả bằng cách phát triển các nghiên cứu và can thiệp về an toàn thực phẩm phù hợp với các chuỗi giá trị nông sản cụ thể.

Hỗ trợ tạo mối liên kết và phối hợp tốt hơn giữa các tác nhân liên quan tới an toàn thực phẩm, các sáng kiến và dự án về an toàn thực phẩm. Sử dụng công nghệ để làm giảm tính không lành mạnh của các thực phẩm chế biến thông qua sự hợp tác và 167 đầu tư của các tác nhân trong công nghệ thực phẩm, của chính phủ và khu vực tư nhân. Về chiến lược chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững, chúng ta cần tận dụng lợi thế của truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông xã hội để đẩy mạnh các chương trình giáo dục và truyền thông có hệ thống và sáng tạo nhằm thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, giáo dục ý thức người dân trong tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế.

Tăng cường các chương trình đào tạo và giáo dục nhằm thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng và tiêu dùng LTTP trong cộng đồng nông thôn và dân tộc ít người ở miền núi, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.Bên cạnh đó, cần cải thiện các chính sách, công nghệ và can thiệp với khu vực tư nhân để cung cấp thực phẩm lành mạnh hơn, dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.Tăng cường các chính sách, tiêu chuẩn và quy định về ghi nhãn thực phẩm dinh dưỡng và nguồn gốc sản phẩm.

Xây dựng hoàn thiện các văn bản qui định về Luật bảo vệ người tiêu dùng. Thúc đẩy mạng lưới doanh nghiệp với vai trò hỗ trợ, trách nhiệm với người tiêu dùng. Xây dựng môi trường thông tin minh bạch về doanh nghiệp - thực phẩm - người tiêu dùng. Xây dựng chính sách về trách nhiệm của người tiêu dùng đối với việc sử dụng thực phẩm nhằm tránh thất thoát, lãng phí và không ảnh hưởng đến môi trường. Hướng tới xây dựng văn hóa về tiêu dùng thực phẩm.

sach111-1646305046.jpg
Bài viết của tác giả Đào Thế Anh được giới thiệu trong cuốn sách "SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - Xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách"

Tóm lại, sau khi xác định được các thách thức chính đối với hệ thống LTTP của Việt Nam, các cuộc Đối thoại cấp quốc gia và cấp vùng đã đi đến một số sáng kiến và giải pháp chung cần thiết cho việc chuyển đổi Hệ thống LTTP minh bạch, có trách nhiệm và bền vững hơn đến năm 2030, cụ thể như sau: Thành lập Diễn đàn đa phương đầu tư và đổi mới nhằm nâng cao các mô hình và chiến lược phát triển chuỗi giá trị LTTP khả thi và bền vững kết hợp các nguyên tắc kinh tế nông nghiệp và thông minh với khí hậu, chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái, chú trọng sản xuất LTTP lành mạnh và bổ dưỡng,tạo thuận lợi cho thương mại nông sản toàn cầu, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản trong đại dịch Covid-19. 168 Việt Nam hoan nghênh Tầm nhìn hướng tới phát thải bằng không (NetZero Emission) vào năm 2050 của Lãnh đạo các nước tại Diễn đàn hợp tác cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G); cam kết chuyển đổi Hệ thống LTTP theo hướng xanh, áp dụng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải khí nhà kính và bền vững. Rà soát và đổi mới thể chế, chính sách và các quy định trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tăng cường phối hợp và hợp tác giữa các thể chế, đối tác và lồng ghép và tích hợp các vấn đề và chương trình liên kết hệ thống LTTP.

Cập nhật, bổ sung chính sách về tín dụng, bảo hiểm, khởi nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khuyến khích đầu tư có trách nhiệm trong phát triển nông nghiệp và hệ thống lương thực thực phẩm. Cần đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi các quy định về quản lý đất đai theo hướng tạo điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nội ngành được dễ dàng hơn, công nhận, xác nhận các quyền sử dụng đất và các tài sản đầu tư trên đất. Hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình tổ chức nông dân, hợp tác xã và các hội, hiệp hội nghề trong nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất (đường bộ, giao thông, dịch vụ hậu cần logistic, chuỗi công nghệ lạnh, chợ đầu mối phân phối, hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi số, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh) để cải thiện liên kết vùng và kết nối thị trường và hệ thống phân phối LTTP.

 Đầu tư cơ ở hạ tầng cần gắn với ưu tiên về các yếu tố liên quan đến thay đổi hành vi và thực hành sản xuất trong hệ thống LTTP. Đầu tư vào Nghiên cứu phát triển và Đổi mới sáng tạo, chuyển giao khoa học công nghệ gắn với nhu cầu của hệ thống LTTP, tiếp cận quản lý rủi ro, tăng cường hiệu quả trong bảo quản, chế biến, tái chế phụ phẩm,qua đó giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm và nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm,gia tăng giá trị bằng các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng; Tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo1 để Việt Nam hướng tới trở thành một trung tâm sáng tạo về Hệ thống lương thực thực phẩm của khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, Việt Nam cùng với các đối tác quốc tế hướng tới chuyển đổi xanh nền kinh tế và xây dựng hệ thống lương thực 1 Hiện Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới để thúc đẩy Sáng kiến về “Trung tâm đổi mới sáng tạo về công nghệ thực phẩm ở khu vực Đông Nam Á”, sáng kiến “100 triệu nông dân: chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải (net-zero) và thân thiện với môi trường”; tham gia Tuyên bố chung về “Phát triển nông nghiệp và Hệ thống LTTP bền vững đối với vùng nhiệt đới gió mùa” do Nhật Bản và một số nước ASEAN khởi xướng; tham gia Sáng kiến “Đổi mới nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu” do Mỹ và Tiểu Vương quốc Ả-Rập khởi xướng. 169 thực phẩm phát thải thấp.

Đầu tư từ quan điểm mang tính hệ thống đa ngành với sự tham gia của các Bộ khác nhau. Đầu tư cần chủ trọng cả các yếu tố kỹ thuật và có sự xem xét về các khía cạnh xã hội với người nông dân ở trọng tâm của đổi mới sáng tạo. Đầu tư vào Chuyển đổi số trên toàn bộ hệ thống thực phẩm từ truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, quy cách sản phẩm và chất lượng, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, thu mua và phân phối sản phẩm, cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật; Chuyển đối số sẽ đi cùng với quá trình đổi mới thể chế quản trị để phát triển hệ thống lương thực thực phẩm tích hợp đa giá trị, bao gồm cả kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan và môi trường. Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin trong quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước, bao gồm cả quản lý nguồn nước xuyên biên giới, tài nguyên biển và hợp tác Nam-Nam.

Hợp tác, kết nối trong nghiên cứu, dự báo và xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về thiên tai, dịch bệnh. Đổi mới trong khuyến nông, đào tạo và giáo dục trên diện rộng cho nông dân, người tiêu dùng và kinh doanh theo chuỗi giá trị; Xây dựng và cập nhật bảng cân đối dinh dưỡng quốc gia, làm cơ sở định hướng sản xuất, phân phối; tăng cường giáo dục để tạo văn hóa sản xuất và tiêu dùng an toàn, thói quen ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng, tiêu dùng tiết kiệm – tránh các bệnh từ thực phẩm, giảm thất thoát lãng phí thực phẩm, và tiêu dùng xanh, có trách nhiệm cho toàn dân.

Ưu tiên bình đẳng giới, sự tham gia và hòa nhập xã hội, các chính sách đưa ra đặc biệt quan tâm các nhóm dễ bị tổn thương nhất, nhóm yếu thế bị ảnh hưởng bởi các cú sốc và áp lực rủi ro; Các sáng kiến về tài chính, đặc biệt là các giải pháp công nghệ tài chính giúp cho vay và tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán hiệu quả hơn.

Việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia và lộ trình chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái ở các cấp là hết sức cần thiết để có có công cụ phối hợp hành động của các chủ thể trong Hệ thống lương thực thực phẩm và huy động được sự đầu tư, đóng góp của các tổ chức trong và ngoài nước.

PGS.TS.VS Đào Thế Anh