Khuyến Nông Hà Nội xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình nổi bật, hiệu quả, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp Thủ đô

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm khuyến nông Hà Nội chủ động thực hiện nhiệm vụ bám sát định hướng, chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố và của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) đã chỉ đạo các phòng tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch chi tiết việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và hành chính năm 2024.

dt2kn2-1730771027.jpg

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt  tại huyện Ba Vì.

Đối với các hoạt động khuyến nông, chỉ đạo các phòng, đơn vị tích cực nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan phục vụ công tác chuyên môn và chủ động có các phương án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, mô hình khuyến nông của năm 2024 để triển khai kịp thời, hiệu quả; căn cứ tình hình thực tế rà soát, nghiên cứu tham mưu đề xuất điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với thời vụ và lợi thế của các địa phương.

dt1knhn1-1730732758.jpg

Mô hình trồng hoa đồng tiền tại xã Tích Giang (huyện Phúc Thọ - Hà Nội) do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Internet.

Trung tâm chú trọng chỉ đạo việc tham mưu xây dựng đơn giá dịch vụ sự nghiệp công trong hoạt động khuyến nông; Chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2026 - 2030; tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội. Là đơn vị thường trực thực hiện, tham mưu Sở Nông nghiệp & PTNT việc chủ trì tham mưu tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024. Tích cực triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ đột xuất là trọng tâm của ngành, thành phố giao.

Kết quả khả quan

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong chấp hành và thực hiện các nhiệm vụ, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ Sở Nông nghiệp & PTNT giao. Tính đến ngày 13/9/2024, Trung tâm đã nhận được 735 văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT giao. Kết quả đến nay đã hoàn thành được 673 nhiệm vụ (bằng 91,5%); Hiện đang triển khai thực hiện theo tiến độ 62 nhiệm vụ (bằng 8,5%).

Trung tâm là đơn vị thường trực, đã phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Phú Xuyên và các đơn vị liên quan tổ chức thành công Hội thi “Người vận hành máy cấy giỏi vụ mùa năm 2024” vào ngày 26/6. Tham dự hội thi có 10 đội thi thuộc 3 huyện gồm Phú Xuyên (8 đội), Ứng Hòa (1 đội) và Thường Tín (1 đội). Hội thi cũng là một trong những nội dung để đẩy mạnh tuyên truyền cho Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố.

dt2hn2nuoi-ca-chep-o-ha-noi-anh-anh-ngoc-1730733177.jpg

Mô hình nuôi cá chép theo hướng an toàn sinh học tại xã Trung Tú, huyện Ứng Hoà, Hà Nội do Khuyến nông Hà Nội chuyển giao kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Internet.

Thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo năm 2024 - 2025 thuộc Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025 (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025) và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trung tâm đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện; đồng thời triển khai rà soát các hộ đã đăng ký tham gia dự án để triển khai.

Trung tâm chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội để triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến; xuất bản các ấn phẩm; thông tin giá cả thị trường; thông tin tuyên truyền trên trang thông tin điện tử Khuyến nông Hà Nội về chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của ngành về nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn,... với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Tổ chức hội thi, các hội nghị, diễn đàn khuyến nông theo đúng kế hoạch. Tăng cường nội dung tuyên truyền về các Nghị Quyết của HĐND lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố. Biên tập các tin, ảnh, bài viết, video về hoạt động của ngành, kỹ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp của Trung ương, thành phố, thông tin khí tượng thuỷ văn về nông nghiệp, chính sách và pháp luật của nhà nước. Trong 9 tháng của năm 2024 đã đăng tải 49 tin, bài viết trên trang Zalo OA Trung tâm Khuyến nông Hà Nội; 203 video trên trang Youtube Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Thu hút hàng nghìn lượt người quan tâm, đăng ký theo dõi. Biên tập, in, phát hành: 22 số ấn phẩm Bản tin Sản xuất & Thị trường với tổng số lượng 22.000 cuốn; 02 số ấn phẩm Bản tin Nông nghiệp & Nông thôn Hà Nội với tổng số lượng 8.000 cuốn. Duy trì, kết nối liên thông hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường từ 21 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố và đến Trung ương (Bộ Nông nghiệp & PTNT). Đã điều tra thu thập và giới thiệu trên 760 địa chỉ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận; trên 760 bản tin giá cả thị trường các mặt hàng nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp tại một số chợ của 21 quận, huyện, thị xã để phục vụ cho công tác thông tin thị trường hàng ngày, hàng tuần. Phối hợp với Đài khí tượng thuỷ văn Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ thực hiện cập nhật và đăng tải 184 bản tin dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trên trang thông tin điện tử Khuyến nông Hà Nội (http://khuyennonghanoi.gov.vn), 20 tuần báo khí tượng thủy văn 10 ngày đăng trên ấn phẩm Bản tin Sản xuất & Thị trường.

dt1kn1-1730770775.jpg

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ chế phẩm vi sinh, phân bón, giống cây trồng cho người dân xã Thư Phú, huyện Thường Tín.

Thông tin tuyên truyền trên trang thông tin điện tử Khuyến nông Hà Nội (http://khuyennonghanoi.gov.vn). Duy trì kỹ thuật, cập nhật và đăng tải trên 750 tin, bài, ảnh với những nội dung về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chính sách khuyến khích của nhà nước về nông nghiệp; cập nhật quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; giá cả thị trường trong nước và quốc tế; thông tin khí tượng thuỷ văn; dự thảo các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi)... Phổ biến rộng rãi và tạo điều kiện để người nông dân có thể tiếp cận thường xuyên và dễ dàng các thông tin về nông nghiệp trên trang web,… đến nay trang web đã thu hút trên 120,7 triệu lượt truy cập.

Thông tin tuyên truyền trên Đài Phát thanh, Truyền hình Trung ương và Hà Nội; trên các Báo Trung ương và địa phương. Chủ trì, phối hợp xây dựng các chương trình tuyên truyền và phát sóng trên Đài PTTH Hà Nội; các đơn vị báo chí như Báo Hà Nội Mới, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Việt Nam News, Báo đại biểu nhân dân, Tạp chí truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam, Báo Điện tử Chính phủ; Báo điện tử Nhân dân; Tạp chí Toà án nhân dân,.. Đã sản xuất và phát sóng 16 phóng sự, 32 bản tin và 09 Chương trình; thực hiện tuyên truyền được 34 chuyên trang - chuyên đề và 18 bài viết tuyên truyền về chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước; chỉ đạo của Thành phố về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ngành Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, về gương điển hình, các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả,...

 Tổ chức thành công Hội thi “Người vận hành máy cấy giỏi vụ mùa năm 2024” vào ngày 26/6. Tổ chức 08 Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Gia Lâm. Tại mỗi diễn đàn các nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện các đơn vị cục, vụ, viện, các đơn vị thuộc Sở và chủ trang trại, nông dân tiêu biểu trên địa bàn huyện tham gia trao đổi, tư vấn những thông tin, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, thời gian tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất.

dt3kn3-1730771266.jpg

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ chế phẩm vi sinh, phân bón, giống cây trồng cho người dân xã Thư Phú, huyện Thường Tín.

 Tổ chức 2 Diễn đàn Khuyến nông @ Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ và Ứng Hoà. Tại Diễn đàn, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đã thông tin về vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, những mô hình thành công trong thực tiễn sản xuất. Các hộ sản xuất, kinh doanh đã được hỗ trợ tư vấn, giải đáp về đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản an toàn một cách hiệu quả nhất, giải pháp hiệu quả để phát triển nông nghiệp bền vững với giá trị kinh tế cao. Thông qua diễn đàn các tổ chức, doanh nghiệp, Hiệp hội hoạt động lĩnh vực nông nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ; một số doanh nghiệp đã ký kết hợp tác phân phối, ghi nhớ hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện tổ chức.

Tham mưu Sở Nông nghiệp & PTNT thành lập, tổ chức đoàn cán cán bộ đi học tập, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật và tham dự Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II, năm 2024 tại tỉnh Đồng Tháp. Phối hợp cùng Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương, Quỹ Thiện Tâm thông qua Trung tâm khuyến nông Quốc gia: Khảo sát, đánh giá đề xuất của các hợp tác xã đã đăng ký thực hiện mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình; Triển khai dự án phát triển nông nghiệp (hỗ trợ các mô hình nông nghiệp điển hình để phát triển kinh tế và tạo sinh kế cho các hộ nghèo khó khăn). Tổ chức 01 lớp tập huấn Nâng cao kỹ năng viết tin, bài và chụp ảnh cho 40 học viên là cán bộ văn phòng Sở Nông nghiệp & PTNT, một số đơn vị trực thuộc Sở, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp một số huyện, thị xã, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên và cán bộ Trung tâm khuyến nông Hà Nội. Tổ chức 12 lớp tập huấn thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, ứng dụng chuyển đổi số trong bán hàng và giới thiệu một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho 360 học viên thuộc các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị. Tổ chức 123 lớp tập huấn kiến thức sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp mới theo thời vụ cho 3.767 lượt học viên là nông dân, khuyến nông viên cơ sở để áp dụng trong sản xuất tại địa phương. Tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực về kỹ thuật và quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 300 học viên là nông dân sản xuất, chủ trang trại, cộng tác viên khuyến nông, đại diện các HTX nông nghiệp.

 Trung tâm phối hợp thực hiện tổ chức lớp tập huấn về sản xuất kinh doanh theo hướng thị trường cho 30 học viên là cán bộ, thành viên HTX, cán bộ xã phụ trách Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), cán bộ khuyến nông do Học viện nông nghiệp Việt Nam chủ trì. Tham gia hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2024 - Tôn vinh sản phẩm OCOP tại thành phố Đà Nẵng: Dàn dựng, trang trí khu gian hàng chung của ngành nông nghiệp Hà Nội trên diện tích 108m2 nổi bật tại Hội chợ, trưng bày, giới thiệu và quảng bá hàng trăm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm làng nghề truyền thống của Hà Nội đã được chứng nhận sản phẩm OCOP; cùng với tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền và thông tin, hình ảnh giới thiệu những thành tựu đặc trưng của ngành nông nghiệp Thủ đô thu hút đông đảo người dân đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm sản phẩm. Tạo ra cơ hội cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của Hà Nội tìm cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trung tâm đã xây dựng và triển khai 18 mô hình khuyến nông, trong đó Trồng trọt 10 mô hình, Chăn nuôi 4 mô hình, Thuỷ sản 4 mô hình. Các mô hình được chia thành 10 nhóm mô hình chính như:  Phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; Phát triển sản xuất rau, hoa, quả, theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao, cấp giấy chứng nhận; Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường; Phát triển cơ giới hoá; Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm; Chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường; Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGap; Nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng; Nuôi thủy sản lồng bè.

Trung tâm đã triển khai thực hiện 08 mô hình khuyến nông trồng trọt theo đúng kế hoạch, khung thời vụ. Cây trồng đã sinh trưởng phát triển tốt, lúa vụ xuân cho thu hoạch năng suất, chất lượng cao; tuy nhiên vì lý do bất khả kháng, trong quý III thời tiết diễn ra bất thuận, ảnh hưởng nhiều đến tình hình sinh trưởng của cây trồng. Có 02 mô hình lúa vụ Xuân và mô hình sen đã nghiệm thu.

Cụ thể mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm thực hiện 2 vụ, quy mô 100 ha, trong đó vụ Xuân quy mô 50 ha thực hiện trên giống lúa TBR225 (có gen Kháng bạc lá) và HD11 được quy hoạch tập trung trên đất chân vàn, sử dụng mạ khay, cấy máy; các hộ tham gia mô hình tập huấn kỹ thuật hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất theo VietGAP, thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hướng an toàn và được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Kết quả cho thấy lúa được bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định theo yêu cầu sản xuất VietGAP, cây lúa khỏe, cứng cây, đanh dảnh, có sức đề kháng tốt, ít bị sâu bệnh hại; năng suất thu hoạch cao, đạt từ 60 – 69,4 tạ/ha, cao hơn từ 10% đến 20% so với phương pháp cấy truyền thống, được doanh nghiệp bao tiêu với giá từ 7.000 - 7.800 đồng/kg thóc tươi. Kết quả mô hình là tiền đề cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hình thành chuỗi sản xuất khép kín, từ sản xuất đến tiêu thụ.

Vụ Mùa thực hiện trên quy mô 50 ha với các giống lúa TBR225, HD11 và Nếp cái hoa vàng. Lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang trong giai đoạn trỗ bông phơi màu đến chín, tuy nhiên do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây mưa lớn khiến 14,5 ha lúa bị đổ ngã, đã được khắc phục (buộc lúa) tuy nhiên phần nào ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng sau này. Dự kiến bắt đầu thu hoặc từ cuối tháng 9; riêng giống lúa nếp cái hoa vàng hiện đang giai đoạn làm đòng.

 Mô hình sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy thực hiện 2 vụ, quy mô 170 ha, trong đó vụ Xuân quy mô 85 ha, triển khai thực hiện trên các giống lúa Đài Thơm 8, ĐB18, HD11. 100% diện tích mô hình được cấy máy, góp phần làm giải phóng sức lao động của người sản xuất. Lúa cấy máy sinh trưởng phát triển tốt, ruộng lúa thông thoáng, quang hợp tốt, đẻ nhánh khỏe, ít sâu bệnh năng suất thực thu đạt từ 61 - 68,6 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất lúa truyền thống gieo mạ dược, cấy tay trên 10%, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp gieo cấy truyền thống trên 20%.

Vụ Mùa thực hiện trên quy mô 85 ha với các giống lúa ĐB18, HD11 và TBR 225. Lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang trong giai đoạn chín, tuy nhiên do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu gây mưa lớn khiến gần 15 ha lúa đang chín bị đổ ngã (đã được khắc phục) và 30 ha lúa đang trong giai đoạn đòng to - trỗ bông bị ngập (tính đến ngày 13/9 đã ngập 4 ngày) phần nào sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Dự kiến cuối tháng 9 sẽ cho thu hoạch.

 Mô hình thâm canh bưởi theo VietGAP, cấp giấy chứng nhận quy mô 19,7 ha thực hiện trên giống Bưởi diễn. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn và thực hiện đúng kỹ thuật thâm canh Bưởi theo quy trình sản xuất VietGAP, ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất. Kiểm nghiệm, phân tích mẫu đất, mẫu nước lần đầu tại các điểm mô hình đều dưới ngưỡng, đảm bảo theo quy định của sản xuất VietGAP. Hiện các vườn bưởi cây sinh trưởng phát triển tốt, quả to, đều, chu vi quả đạt từ 40 - 45cm, đang trong giai đoạn vào nước, tạo ngọt. Do ảnh hưởng của bão số 3 nên các vườn bưởi bị rụng khoảng từ 3 - 5% số lượng quả; một số cây bưởi bị đổ nghiêng đã được gia cố chống dựng lại. Dự kiến lấy mẫu sản phẩm đem đi phân tích và tổ chức đánh giá lần cuối từ tháng 10 - 11, cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất theo VietGAP từ tháng 11 – 12 (trước khi thu hoạch quả tại mỗi điểm mô hình).

Mô hình trình diễn hoa sen giống mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô 17 ha, thực hiện trên các giống sen mới như: Giống sen thu hoa (Bách Diệp, Quan Âm, Supper), giống sen thu hạt (Sen Mặt Bằng). Các giống sen mới trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt, hoa có màu sắc đẹp, bền; thu hút nhiều khách đến tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, hoa nở gặp mưa làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa và khả năng đậu hạt. Đặc biệt do ảnh hưởng của nguồn nước làm 1 điểm mô hình tại Mỹ Đức (3/5 ha) bị thối thân không khắc phục được phải lập biên bản đánh giá thiệt hại cho hộ chuyển sang nuôi cá, cấy lúa; tiếp đến cuối tháng 7, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và áp thấp sau bão gây mưa lớn cùng với lũ rừng ngang tràn về làm toàn bộ diện tích còn lại tại 1 điểm mô hình của huyện Mỹ Đức (2/5 ha) bị ngập trắng và ngập đi, ngập lại, Sen đang trong giai đoạn thu hoạch hạt không tiếp tục thu hoạch được nữa. Các điểm mô hình Sen còn lại tiếp tục phát triển, cho thu hoạch hạt sen tươi, thu hoa và thu hút du khách đến tham quan chụp ảnh. Cho đến cuối tháng 8, đầu tháng 9, hai giống sen Mặt Bằng (lấy hạt) và sen Supper mô hình tại Thạch Thất đã dừng thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 6 tấn hạt sen tươi đối với sen Mặt bằng và khoảng 20.000 bông hoa đối với Sen Supper. Sen Quan âm tại Thạch Thất và sen Hồng bách diệp tại quận Tây Hồ đã vào cuối vụ, cây sinh trưởng phát triển chậm dần, gặp cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn làm thân lá, hoa bị gãy gập và ngập trong nước nên không còn khả năng thu hoạch và phát triển. Tuy nhiên từ năm sau sen vẫn tiếp tục phát triển và tiếp tục cho thu hoạch sẽ đạt được kết quả cao hơn.

Mô hình Sản xuất nấm ăn theo hướng công nghiệp quy mô 200 tấn nguyên liệu, thực hiện trên các giống nấm Sò, Đùi gà. Quy mô 200 tấn nguyên liệu, thực hiện trên các giống nấm Sò, Đùi gà. Dự kiến cấp hỗ trợ từ 15/9/2024 theo kế hoạch sản xuất của từng điểm mô hình để cho thu hoạch rải vụ từ nay đến Tết Nguyên đán. Hiện tại các, hộ đang thực hiện phần giống đối ứng. Nấm sò (Tráng Việt - Mê Linh) cấy đợt 1 (30 tấn nguyên liệu ≈ 21.400 bịch) đã thu hoạch xong, sản lượng đạt 19.800 kg nấm tươi/33 ngày, chủ hộ bán buôn với giá 25.000 đồng/kg; chủ hộ đang cấy nấm sò đợt 2 được khoảng 10.000 bịch nấm thì xưởng sản xuất bị ngập nước sâu khoảng 1,6 m do lũ trên sông Hồng gây lụt diện rộng trên địa bàn xã Tráng Việt, các bịch nấm bị nhiễm nước bẩn và nấm bệnh nên hỏng hết không sử dụng được nữa. Nấm đùi gà (Đốc Tín – Mỹ Đức) cấy đợt 1 (35 tấn nguyên liệu ≈ 25.000 bịch) đang phát triển sợi, sắp cho thu hoạch.

Mô hình Sản xuất rau theo VietGAP, cấp giấy chứng nhận quy mô 8 ha trồng hành lá và cải Đông dư. Các hộ đã trồng phần giống đối ứng được 1 ha cải Đông dư và 2,5 ha hành lá. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu gây mưa lớn, toàn bộ cải Đông dư bị ngập, dập hỏng toàn bộ; 1,2 ha hành lá bị ngập úng cục bộ, trong đó 0,2 ha bị ngập không phục hồi được, các hộ đang tiến hành cấy tỉa dặm. Đồng thời tiếp tục gieo giống để kịp thời sản xuất khi thời tiết thuận lợi.

 Mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm (hoa cúc chi) quy mô 1,5 ha dự kiến cấp hỗ trợ giống, vật tư vào cuối tháng 9. Phần giống đối ứng các hộ đã trồng trên diện tích 0,75 ha bị ngập trắng toàn bộ do ảnh hưởng bão số 3. Dự kiến khi thời tiết thuận lợi sẽ trồng lại.

Mô hình sản xuất hoa cúc theo hướng ứng dụng công nghệ cao quy mô 02 ha, dự kiến cấp hỗ trợ giống, vật tư vào cuối tháng 9. Hộ mới trồng một phần giống đối ứng trên diện tích 0,72 ha. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi bão số 3 và hoàn lưu gây mưa lớn, diện tích cây trồng đợt 2 (0,36 ha cây non đang bén rễ hồi xanh) bị hỏng toàn bộ; 0,36 ha diện tích trồng đợt 1 bị xô nghiêng, các hộ đã buộc dựng lại nhưng do đất úng nước, đất sình lầy nên cây hoa cúc bị bệnh héo rũ, các hộ đang tích cực chăm sóc phục hồi cho cây.

 Các mô hình còn lại như sản xuất hoa Lily trồng chậu theo hướng ứng dụng công nghệ cao; Trình diễn khoai tây giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu chưa đến thời vụ. Trung tâm sẽ sẽ thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đã được duyệt.

 Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện “Dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” tại Thành phố Hà Nội dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Trong 9 tháng đầu năm đã tổ chức 01 lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP (GAP cơ bản) trong sản xuất rau, quả cho thành viên 2 HTX mục tiêu tham gia dự án, tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm. Tổ chức 01 lớp tập huấn về Marketing khảo sát thị trường cho thành viên 2 HTX mục tiêu tham gia dự án, tại HTX Hòa Bình, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Phối hợp với Nhóm chuyên gia JICA tổ chức thăm thực địa và họp với cán bộ khuyến nông và các hợp tác xã mục tiêu đợt 2 để đánh giá và xác nhận các hoạt động thị trường, biện pháp canh tác sẽ được giới thiệu để cải thiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trình diễn và hướng dẫn kỹ thuật khử trùng đất sản xuất, ủ phân bón, kỹ thuật ghi chép nhật ký sản xuất cho các HTX mục tiêu. Tổ chức hoạt động khảo sát thị trường cho các HTX mục tiêu. Xây dựng kịch bản video clip về hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng dẫn cách tiếp cận thị trường. Rà soát, xây dựng hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện “Dự án sản xuất Sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2025 - 2026” thuộc Dự án của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia[1].

Trung tâm đã triển khai thực hiện 7 mô hình Khuyến nông Chăn nuôi, Thuỷ sản theo đúng kế hoạch, khung thời vụ (01 mô hình thực hiện năm thứ hai). Đàn vật nuôi, thuỷ sản khoẻ mạnh, không xảy ra dịch bệnh. Trong đó mô hình Chăn nuôi bò sinh sản năm 2023 – 2024 quy mô 170 con bò cái Zebu (lai Shind, lai Brahman…). Trung tâm đưa giống bò cái nền sinh sản vào nuôi tại các vùng có bãi chăn thả, vùng chăn nuôi trọng điểm giàu thức ăn xanh và áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống 3B chuyên thịt nhằm tăng số lượng đàn bò cái nền và sản lượng bò thịt cung cấp cho Thủ đô; triển khai mô hình góp phần tận dụng được lao động nông nhàn tại địa phương, đồng thời đây vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ phát triển kinh tế. Sau hơn 1 năm triển khai Đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, các chỉ tiêu sinh sản cao, tỷ lệ số bò động dục hiện đã đạt trên 90%. Đã phối giống cho 158 con, trong đó có 100 con đã xác định có chửa và 58 con đang theo dõi chửa. Dự kiến đến cuối tháng 9 những con được phối giống thời gian đầu sau khi cấp giống sẽ sinh sản. Năm 2024, Trung tâm tiếp tục triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản năm 2024 - 2025 với quy mô 40 con; hiện bò khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, ăn tốt, đã quen với môi trường nuôi mới.

Mô hình Chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô 15.000 con gà mái lai, là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, dai thịt; tham gia mô hình các hộ được hướng dẫn áp dụng phương thức nuôi theo hướng an toàn sinh học và sẽ được cấp chứng nhận VietGAP khi đảm bảo chất lượng, dự kiến rất được thị trường ưa chuộng. Gà giống cấp đầu tháng 8, hiện gà khoả mạnh, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 97%, trọng lượng trung bình từ 550 - 570 gram/con.

 Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi chưa đến thời điểm triển khai. Dự kiến cấp hỗ trợ giống, vật tư từ đầu tháng 10/2024 để khi xuất bán đàn vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

 Mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng VietGAP quy mô 25 ha, thả 225.000 con cá chép V1 và 150.000 con cá rô phi. Áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, ngoài các điều kiện tự nhiên như môi trường ao nuôi, nguồn nước, các hộ được hướng dẫn lập sổ ghi chép nhật ký sản xuất nhằm truy xuất nguồn gốc cá. Hiện đàn cá khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều. Cá chép đạt trọng lượng từ 640 - 660 gram/con, cá rô phi đạt từ 640 - 660 gram/con.

Mô hình nuôi cá - lúa quy mô 15 ha, thả 90.000 con cá Chép V1 và 135.000 con cá trắm cỏ. Trồng lúa kết hợp nuôi cá mang lại lợi nhuận kép do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, giúp giảm lượng phân bón, giảm công làm cỏ. Hiện tại, cá khỏe mạnh, đều con, sinh trưởng phát triển tốt, cá trắm cỏ đạt trọng lượng từ 890 - 910 gram/con, cá chép đạt trọng lượng từ 430 - 460 gram/con.

Mô hình nuôi thuỷ đặc sản quy mô 4 ha, thả 120.000 con cá Chim trắng với mục tiêu nhằm bổ sung thêm đối tượng nuôi thủy sản hiệu quả trong cơ cấu giống thủy sản của Thành phố. Đàn cá khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt, đồng đều, hiện cá đạt trọng lượng từ 630 - 650  gram/con.

Mô hình nuôi cá lồng quy mô lồng nuôi 1.000 m3, thả 20.000 con cá Lăng nha. Nuôi cá lồng bè tận dụng được diện tích mặt nước lớn của sông, hồ chứa để sản xuất thuỷ sản. Đồng thời, sẽ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong nguồn nước, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi, hạn chế được việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng. Hiện tại đàn cá khỏe mạnh, phát triển tốt, trọng lượng trung bình đạt 840 - 870 gram/con.

Trung tâm tổ chức 4 lớp tập huấn Kỹ thuật quản lý, vận hành máy cơ giới nông nghiệp tại huyện Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất và Thanh Oai cho tổng số 198 học viên là những người trực tiếp quản lý, sử dụng máy cơ giới nông nghiệp trên địa bàn huyện tổ chức.

Biên tập và phát hành 3.000 tờ rơi tuyên truyền về Quỹ Khuyến nông, dùng để tuyên truyền cho các hộ nông dân sản xuất trên địa bàn thành phố, giúp nhiều người có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay Quỹ khuyến nông.

Trung tâm tiếp nhận và tổ chức xong 2 đợt thẩm định được 98 phương án xin vay vốn Quỹ khuyến nông các huyện, thị xã với tổng số tiền xin vay là: 36,43 tỷ đồng, trong đó có 49 phương án đã được phê duyệt và ký hợp đồng cho vay với tổng số tiền là 19,695 tỷ đồng, gồm: 27 phương án xin vay vốn phát triển sản xuất với tổng số tiền xin vay là 10,85 tỷ đồng; 22 phương án xin vay vốn phát triển cơ giới hóa với tổng số tiền xin vay là 8,845 tỷ đồng. Có 40 phương án xin vay với số tiền 16,735 tỷ đồng đã thẩm định cấp cơ sở đang trình Hội đồng thẩm định cấp thành phố xem xét phê duyệt.

Năm 2024 kế hoạch giải ngân Quỹ khuyến nông Thành phố là 83 tỷ đồng, trong đó: Giải ngân cho vay phát triển sản xuất 60 tỷ đồng; Giải ngân cho vay đầu tư phát triển cơ giới hóa 23 tỷ đồng. Đã tổ chức giải ngân cho 64 phương án với tổng số tiền là 25,875 tỷ đồng, trong đó:Giải ngân vốn vay phát triển sản xuất cho 31 phương án với tổng số tiền là 12,55 tỷ đồng (trong đó 05 phương án đã phê duyệt năm 2023 chuyển sang giải ngân năm 2024). Có 01 phương án được duyệt vay số tiền là 500 triệu đồng không vay nữa do có vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thế chấp tài sản. Giải ngân vốn vay phát triển cơ giới hóa cho 33 phương án vay vốn với tổng số tiền là 13,325 tỷ đồng (trong đó 16 phương án đã phê duyệt năm 2023 chuyển sang giải ngân năm 2024). Có 02 phương án xin vay với số tiền 870 triệu đồng đang hoàn thiện thủ tục để giải ngân. Có 04 phương án được duyệt vay tổng số tiền là 1,47 tỷ đồng không vay nữa do có vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thế chấp tài sản.

Năm 2024 kế hoạch hoạt động của Quỹ khuyến nông phải thu hồi số vốn gốc là 61,948 tỷ đồng, trong đó: Thu hồi vốn vay phát triển sản xuất là 38,693 tỷ đồng; thu hồi vốn vay phát triển cơ giới hóa là 23,255 tỷ đồng. Tính đến ngày 10/9, tổng số vốn vay đã thu hồi được là 38,392 tỷ đồng, trong đó: Thu hồi vốn vay phát triển sản xuất được 22,708 tỷ đồng; Thu hồi vốn vay phát triển cơ giới hóa được 15,684 tỷ đồng.

 Theo kế hoạch năm 2024 sẽ thu phí quản lý quỹ nguồn vốn phát triển sản xuất là 6 tỷ đồng. Tính đến ngày 10/9 đã thu được của 250 hộ tổng số tiền là 3,282 tỷ đồng. Kế hoạch ngân sách cấp bù kinh phí hỗ trợ phí quản lý khi vay vốn Quỹ khuyến nông đầu tư thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp năm 2024 là 2,9 tỷ đồng. Quý 1/2024 được phê duyệt kinh phí hỗ trợ phí quản lý đợt 1 năm 2024 của 189 hộ vay vốn với tổng số tiền là: 868,95 triệu đồng; Quý 2/2024 được phê duyệt kinh phí hỗ trợ phí quản lý đợt 2 năm 2024 của 192 hộ vay vốn với tổng số tiền là: 735,865 triệu đồng; thu phí quản lý quỹ do trả nợ quá hạn của 13 hộ với số tiền 8,958 triệu đồng.

 Kết quả hoạt động của các Trạm, Trại sản xuất, trong đó Vườn bưởi trình diễn (Quy mô 2.000 m2) chăm sóc cây bưởi Diễn sau thu hoạch, cắt cành, tạo tán, làm cỏ, bón phân, tưới nước giữ ẩm và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật. Theo dõi quá trình phát triển hoa và thụ phấn bổ sung cho bưởi. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 làm gãy nhiều cành và rụng khoảng 1/3 số quả - 1.000 quả. Hiện tại cây bưởi sinh trưởng phát triển bình thường, đang trong giai đoạn phát múi, chu vi quả từ 35 - 40cm.

Thực nghiệm sản xuất dưa lê an toàn vụ xuân (giống ML-199): Quy mô 2.000 m2. Cho thu hoạch từ tháng 5 - 7.  Nhìn chung cây dưa lê ML-199 sinh trưởng phát triển tốt cho nhiều hoa, quả. Quả dưa có màu xanh nhạt, khi chin vỏ quả chuyển sang màu trắng ngà; Chất lượng quả tốt, cùi dày, ngọt đậm. Tuy nhiên khi bắt đầu được thu hoạch thì thời tiết mưa to, cộng với nắng nóng xen kẽ nên quả dưa lê bị nứt và thối hỏng nhiều làm giảm năng suất, chất lượng. Sản lượng đạt 1.350kg, giá bán trung bình 15.000 đồng/kg.

 Thực nghiệm sản xuất bí xanh an toàn (giống Ruby 456): Quy mô 1.000 m2. Cây bí được trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật như làm cỏ, tưới nước, bón phân, bấm ngọn, phòng trừ sâu bệnh. Giai đoạn cây bí bắt đầu leo lên giàn thời tiết có nhiều trận mưa giông, khiến nhiều cây đổ ngã; đồng thời mưa nhiều, ẩm độ đất trong luống cao ảnh hưởng đến bộ rễ của cây; nền nhiệt cao cộng với nắng mưa xen kẽ nên phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại bí như bọ trĩ, bọ phấn trắng, bệnh khảm… ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây bí. Cho thu hoạch từ tháng 5 - 7, sản lượng thu được 1.650 kg, mẫu mã quả đẹp, quả thẳng, quả dài trung bình 50 - 60cm, vỏ có màu xanh đậm, đặc ruột. Khi ăn có vị đậm, không bị chua. Giá bán từ 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Thực nghiệm sản xuất Hoa Cúc chất lượng (quỹ 1.000 m2). Thực hiện trên các giống Kim Cương (20.000 cây), giống Mai Cam (10.000 cây), giống Vàng Tàu (10.000 cây). Giống Kim Cương trồng ngày 21/8; giống Mai Cam và Vàng Tàu trồng ngày 05/9. Cây cúc Kim Cương ra rễ mạnh, sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống sau trồng đạt 90%. Cây Cúc Mai cam và vàng tàu chưa ra rễ. Nhưng do ảnh hưởng của Bão số 3 đã làm cho cây cúc nghiêng ngả và ngập úng (hiện đã xử lý tiêu thoát nước) hiện cây cúc vẫn còn bị lấm bùn đất nhiều.

 Trại Sản xuất giống Thuỷ sản & Dịch vụ Thanh Trì thử nghiệm ương nuôi ốc nhồi trong bể bạt diện tích 6 m2:  Tiến hành thả ốc vào cuối tháng 4, ốc sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng trung bình hiện khoảng 240 con/kg. Mô hình nuôi thủy sản nội đồng theo tiêu chuẩn hữu cơ (2 ao diện tích 1.350 m2): Tiến hành thả cá diếc giống vào cuối tháng 4. Đàn cá khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trọng lượng trung bình hiện khoảng 04 con/kg.

Nhìn chung công tác chỉ đạo các hoạt động khuyến nông kịp thời, sát với định hướng của ngành. Chủ động trong việc chủ trì phối hợp với các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan.  Các mô hình khuyến nông đã và đang được triển khai theo đúng kế hoạch được giao, đúng khung thời vụ. Việc chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các mô hình, dự tính các phương án đã phát huy hiệu quả. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, thu hoạch lúa vụ xuân cho năng suất cao.

 Thông qua sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên môn là các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT và các đơn vị truyền thông, Trung tâm đã duy trì tốt công tác Thông tin tuyên truyền bám sát theo tình hình thực tế. Có nhiều nội dung vượt tiến độ hoặc hoàn thành trước thời hạn như tổ chức các diễn đàn, học tập trao đổi tiến bộ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo. Đã tham mưu giúp Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền của ngành phù hợp với yêu cầu thực tế cũng như sự chỉ đạo của UBND thành phố về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, hướng đến nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

TRANG THÔNG TIN CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG HÀ NỘI