Đức Phật - Người thầy dẫn đường

Đức Phật ra đời là một niềm vui lớn cho thế gian, Ngài đã đem lại ánh sáng chân lý để soi tỏ cho chúng sinh thấy rõ lẽ thật của cuộc sống an vui và đau khổ. Có người hiểu lầm Ngài như một vị thần ban phước giáng họa, nhưng thực tế Ngài chỉ là một bậc Đạo Sư, tức vị thầy dẫn đường, chỉ lối cho người thôi. Ngài giác ngộ trước, thấy rõ đâu là con đường đau khổ trầm luân; đâu là còn đường an vui giải thoát, và đem chỉ lại cho mỗii người. Đồng thời đòi hỏi mọi người phải đi mới đến, không thể ỷ lại, trông chờ vào Ngài. Người học Phật cần hiểu đúng đắn về Ngài, không để hiểu lầm trở thành xuyên tạc.
z4382975029824-88127acf5cc76fd9e058019036b9086a-1685239588.jpg

Trên tinh thần là bậc thầy dẫn đường, với người sợ khổ cầu vui, Phật chỉ rõ cho thấy nhân quả của đau khổ và an vui. Muốn được an vui thật sự, phải tránh tạo nhân ác, mà tạo nhân lành thì bảo đảm đi trên đường an vui. Đây là một lẽ thật rất thiết thực không có gì mơ hồ. Muốn an vui mà cứ tạo nhân ác, rồi khi quả ác đến, lại than khổ, trách Trời, trách Phật, càng thêm khổ. 

Phật dạy: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Bồ-tát có trí tuệ thấy rõ mọi quả khổ đau đều từ nhân xấu đã tạo mà sanh, không phải ngẫu nhiên, nên các Ngài ngừa tránh từ cái nhân trước. Trái lại, chúng sinh vì mê mờ nhân quả, nhân ác cứ tạo không sợ, khi quả khổ chín tới, lại than thở oán trách, càng kết sâu quả khổ thêm nữa. Thế là mình tự tạo khổ cho mình chớ không ai đem đến. 

Đức Phật chỉ dạy cho người Phật tử tại gia phải giữ gìn năm giới, tu ba nghiệp lành, đó là tránh nhân đau khổ, đi trên đường an vui hạnh phúc chân thật.

 Người Phật tử tại gia giữ gìn năm điều giới cấm, thì bảo đảm hiện tại đầy đủ tư cách một con người tốt trong xã hội, không phải lo sợ quả báo đau khổ. Đó là Phật ban phước lành thực tế nhất đến cho người. Nếu người không tránh nhân ác, cứ trộm cướp giết người, mà đến cầu Phật ban phước lành, thì không thể có được.

Mong tất cả người người tránh tạo nhân ác, luôn đi trên đường lành để cùng gặp nhau trong ánh sáng chân thật!

Theo HT TTP