Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn giữ vai trò rất quan trọng.. Những năm gần đây, các làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Với trên 1350 làng nghề và làng có nghề, kinh tế nông thôn Hà Nội đã chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng giá trị phi nông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp , tạo nhiều việc làm nông thôn và mở ra hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi cung ứng trong công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH-HĐH) Thủ đô.
Hà Nội hiện có 33 cụm làng nghề (CLN) với 5 nhóm khác nhau, bao gồm những nghề tiêu biểunhư gốm sứ, đỗ mỹ nghệ và mây tre đan. Làng nghề Hà Nội đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội (KTXH), song do quá trình phát triển còntự phát dẫn đến những khó khăn bất cập trong quản lý cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự và môi trường địa phương,... Trên thực tế,làng nghề tồn tại, phát triển hoặc biến mất chưa được quan tâm nghiên cứu nên gây khó khăn, thách thức cho nhà quản lý và đông đảo người dân địa phương. Bài viết đề cập đến các vấn đề bất cập trong phát triển cần có những nghiên cứu cả về lý luận, thực tiễn và quản lý hướng tới đề xuất giải pháp, chính sách quản lý, cơ chế hỗ trợ nhằm khai thác lợi ích và hạn chế tồn tại trong phát triển.
1.Cơ sở phát triển làng nghề
1.1. Những khái niệm
Làng nghề là cộng đồng của một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. Với trên 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc ngành nghề nông thôn (Chính phủ, 2018).Làng có nghề là nơi có sự du nhập của một nghề mới hoặc phát triển lan tỏa từ các nghề truyền thống với số người sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm từ 10% lao động trở lên (UBND thành phố Hà Nội, 2013a).
Trang trí sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề là nơi phục vụ việc di dời, mở rộng SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất và cá nhân, gia đình trong các làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương. CCNLN có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha (Chính phủ, 2017).
Cụm làng nghề là một tập hợp gồm những làng nghề cùng loại ở gầnnhau, tập trung trên một không gian địa lý của cộng đồng. Chủ cơ sở SXKD và các thể chế địa phương liên kếtvới nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng một nghề tiểu thủcông nghiệp tại địa phương.
Nón làng Chuông nổi tiếng khắp Hà Nội
Phát triển cụm làng nghềđược hiểulà sự phát triển tổng hòa cả về kinh tế, xã hội và môi trường với sự lồng ghép giữa phát triển SXKD với bảo tồn bản sắc văn hóa trong không gian địa lý nhất định của CLN.
1.2. Tiêu chí về cụm làng nghề
Cho đến nay, số đông các nhà phân tích đều cho rằng , tiêu chí để xác định CLN phải bao gồm cả 04 tiêu chí . Đó là: (1) Có sự tập trung tối thiểu 3 làng có nghề gần nhau trong một không gian địa lý tham gia cùng một lĩnh vực hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn, có ít nhất 1 làng nghề chính đã đạt chuẩn công nhận làng nghề quốc gia.
(2) Có sự tập trung số lượng lớn các cơ sở SXKD chuyên môn hóa trong cùng một lĩnh vực hoạt động ngành nghề, ít nhất phải có 10% số cơ sở SXKD trong các làng liền kề nhau), trong đó đã có các DNNVV hiện đại hóa và đổi mới trong cụm.
(3) Có sự liên kết giữa các làng nghề chính và làng có nghề gần kề, hình thành các mạng lưới về cung cấp nguyên vật liệu, gia công thầu khoán, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề, chuyển giao KHCN.
(4) Đã hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị trường tại địa phương liên quan đến hoạt động của CLN.
1.4. yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cụm làng nghề
- Ảnh hưởng từ thể chế, chính sách của nhà nước và địa phương;
- Ảnh hưởng của thị trường;
- Ảnh hưởng của vị trí địa lý;
- Ảnh hưởng của vốn con người và vốn xã hội;
- Ảnh hưởng của nguồn lực của địa phương;
- Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ
Luận án đã tổng kết kinh nghiệm phát triển CLN của các nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Italia, Pháp, Braxin,...) và kinh nghiệm của các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam. Qua đó cho thấy các nước trên thế giới đều có các hình thức khác nhau về CCN và trong giai đoạn đầu cũng tương tự như các CLN ở Việt Nam hiện nay tuy tên gọi có thể khác nhau. Tại Việt Nam đã hình thành nhiều CLN nhưng chưa được thống kê, nghiên cứu đầy đủ.
Từ các kinh nghiệm trong và ngoài nước có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho Hà Nội đối với việc phát triển CLN, bởi nó có những đóng góp tích cực cho phát triển tổng hợp nông thôn theo vùng, giúp khai thác tối ưu nguồn lực tại chỗ góp phần cải thiện và thực thi chính sách địa phương. Để quản lý phát triển các CLN thì trước hết Thành phố cần coi đây là một thực thể khách quan tự hình thành, phát triển và có thể chuyển hóa sang những dạng hiện đại hơn. Đề hạn chế sự hình thành và phát triển tự phát thì cần có quy hoạch phát triển CLN theo vùng và có những chính sách đồng bộ, đa ngành để hỗ trợ các CLN theo đúng tính chất của nó.
Trong buổi tối giao lưu đầm ấm giữa một số phóng viên ảnh Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam với nghệ sĩ Nick Út tại Nhà hàng Quả Trám (21 Phùng Hưng - Hà Nội), chúng tôi đã nhận ra James Nachtwey, phóng viên Tạp chí TIME.
Bộ trưởng cho rằng cần phải cảm thấy xót xa, day dứt và có suy nghĩ các dự án chậm ngày nào là bà con nông dân không có đường nước để tưới tiêu, sản xuất còn khó khăn ngày ấy.
Nói đến Đỗ Quảng, trong giới báo chí có lẽ nhiều người biết bởi ông là tác giả hàng trăm bài phóng sự, điều tra khá nổi tiếng đăng trên Báo Nhân dân và các báo khác gây xôn xao dư luận vào những thập niên cuối của thế kỷ trước. Ông luôn có mặt ở những nơi mà người ta vẫn quen gọi là "mũi nhọn của cuộc sống" và viết về những vấn đề nóng, được xã hội quan tâm.
Ngày 25 tháng 4 năm 1928, Quốc tế Cộng sản ra quyết định đồng ý để Nguyến Ái Quốc trở về hoạt động ở châu Á. Đầu tháng 6 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc rời Berlin (Đức) đi Thuỵ Sỹ, đến Milan (Italia), rồi đáp tàu thuỷ Nhật Bản về Thái Lan, đến Udon Thani (vùng Đông Bắc Thái Lan), dưới cái tên Thầu Chín, để vận động phong trào yêu nước của Việt kiều.
Tối ngày 25/3, tại Nhà hàng Quả Trám (21 Phùng Hưng - Hà Nội), một số người làm báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Thủ đô đang công tác tại Tạp chí PHANO, Thời báo Văn học Nghệ thuật đã có cuộc hội ngộ thân mật chúc mừng sinh nhật NSNA Huyền thoại Nick Ut, cựu PV của Hãng thông tấn AP.
Trong cuộc hành trình đi tìm tài liệu để biên soạn cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Cuốn sách vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong viết Lời tựa và đồng chí Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao viết Lời giới thiệu, do Nhà Xuất bản Văn hoá – Thông tin ấn hành năm 2013, tôi đã lần theo dấu chân Bác – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến những nơi Người đã sống và hoạt động cách mạng. Nhưng rõ ràng chưa một lần nghe ai nói Bác Hồ đã từng hoạt động cách mạng tại Lào.
Thi sĩ Vũ Đức Nguyên viết 50 bài thơ tình xúc động gửi một cô gái hàng xóm. Cô gái đem tình yêu thương đã sinh cho Thi sĩ tật nguyền này một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Và bài thơ thứ 51, Thi sĩ Vũ Đức Nguyên muốn kết duyên trăm năm với cô hàng xóm đáng yêu của mình.
Nhắc đến thương hiệu Trang Dresses của NTK Trang Nguyễn chúng ta không còn xa lạ gì với những mẫu thiết kế lấp lánh đầy chất thơ, luôn dẫn đầu những xu hướng thời trang, làm mưa làm gió trong làng showbiz Việt.
Cổ nhân dạy rằng “Hữu xạ tự nhiên hương”. Đúng vậy, chính vì “tự nhiên hương” nên sau khi đọc hồi ký “Như tôi đã sống”, xuất phát từ sự mến mộ mà Mai Thanh Hải đã tự nguyện xin chuyển thể từ văn xuôi sang thơ lục bát như một sự tri ân dành tặng riêng tôi.
Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rất lớn, giúp nâng giá trị sản phẩm cho người sản xuất, đặc biệt ở khu vực nông thôn... Để đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tập trung, ưu tiên nhiều hơn cho các sản phẩm chế biến sâu, gắn với văn hóa và tri thức bản địa của mỗi địa phương.