Sự tích câu thành ngữ 'cáo mượn oai hùm'
Thành ngữ vốn bắt nguồn từ một chuyện ngụ ngôn kể về sự gian ngoan, láu cá của cáo đã khéo uốn ba tấc lưỡi để lừa được hổ ‘to đầu mà dại’.
Xuân nói chuyện xuân: Lai lịch một câu đối xuân
Không biết có nên kể chuyện này. Song vẫn nhớ, những lần đón xuân giữa rừng, chả hiểu sao lính thích thơ, thích chuyện Bà chúa thơ Nôm nhiều nhất. Dường như bao giờ cũng có cái để thích thú cười. Thơ bà đã đành, đến câu đối của bà sao vẫn có cái tinh nghịch, ỡm ờ đến vậy.
Những loài đặc hữu trong tiểu vùng MeeKong mở rộng
Quá trình xác định một loài động, thực vật thường mất nhiều thời gian, do đó, khoảng cách từ lúc phát hiện cho tới khi công bố một loài mới có thể rất xa nhau. Trong một báo cáo được công bố vào ngày 26 tháng 01 năm 2022, Tổ chức Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho biết, tại 4 nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng bao gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar đã phát hiện 133 loài thú mới.
“COVID-19 mau chấm dứt”- Ước mong lớn nhất của người dân châu Á dịp năm mới
Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp, người dân châu Á đón Năm mới trong nỗi lo về dịch bệnh và những hạn chế về đi lại. Chính vì thế mong ước được chia sẻ nhiều nhất trong dịp này là dịch bệnh hãy chấm dứt để cuộc sống sớm trở lại bình thường, để dịp đoàn viên được trọn vẹn.
Quan niệm về xin và cho chữ đầu xuân của một nhà nho trường thọ
Xin chữ đầu xuân đã trở thành một nét đẹp văn hóa cổ truyền gắn với Tết của người Việt. Người xưa quan niệm tìm được thầy giỏi, “đức cao vọng trọng” mà xin được chữ là phúc cả đời.
Vĩnh Phúc: Mùa hoa trên đỉnh Tây Thiên
Cảnh sắc thiên nhiên Tây Thiên, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) quyến rũ đến lạ kỳ, làm say lòng, quyến luyến bước chân biết bao du khách. Và một trong những điều đặc biệt làm nên vẻ đẹp ấy chính là những sắc hoa.
Ngày Xuân trao đổi về thú chơi chim cảnh cùng VTV3
Ngày nay thú chơi chim không chỉ còn là thú chơi tiêu khiển thuần tuý, mà còn là hoạt động góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học, kiến tạo không gian văn hóa, phát huy giá trị du lịch sinh thái…
Bình Sơn Ocean Park tỏa sáng cùng tiềm năng du lịch Ninh Thuận
Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, các nét văn hóa lịch sử đầy bí ẩn mà ấn tượng cùng chính sách thu hút đầu tư là tiền đề để ngành du lịch Ninh Thuận có cơ hội vươn mình mạnh mẽ trong tương lai. Bình Sơn Ocean Park Ninh thuận là một dự án tiềm năng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Mô hình sản xuất cốm từ lúa Khẩu nua lếch tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của người đồng bào dân tộc Tày, có lịch sử phát triển hàng trăm năm, được trồng vào vụ mùa tại các xã Thượng Quan, Thượng Ân, Cốc Đán,… của huyện Ngân Sơn. Gạo nếp Khẩu Nua Lếch có nhiều đặc tính quý, hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của nếp và được sử dụng làm nguyên liệu tạo nhiều sản phẩm đặc sản như: cốm, xôi, bánh chưng... Độ thơm, mềm, dẻo, ngọt của gạo nếp Khẩu Nua Lếch được coi là một trong những loại gạo ngon nhất trong các giống gạo nếp của Việt Nam. Từ kết quả của đề tài Phục tráng và phát triển giống lúa Khẩu nua lếch tại huyện Ngân Sơn năm 2014, huyện đã bắt đầu mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa Khẩu nua lếch theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI. Đến vụ mùa năm 2020 toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng là 107 ha. Năm 2015, huyện Ngân Sơn đã đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm gạo không chỉ ở thị trường truyền thống mà còn được kết nối và bày bán tại siêu thị Big C và các cửa hàng nông sản an toàn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2019, sản phẩm Gạo nếp Khẩu Nua Lếch của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh. Ngoài sản phẩm gạo, trong vài năm trở lại đây, các hộ trồng lúa còn tiến hành sản xuất cốm từ thóc non của lúa Khẩu nua lếch để xuất bán không chỉ tại địa phương mà còn tại các tỉnh, thành phố trong miền Nam như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh giá bán 90.000-100.000đ/kg. Đây là hướng đi mới giúp gia tăng giá trị cho lúa Khẩu nua lếch.
Mô hình liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ mướp đắng rừng tại Hà Giang
1. Xín Mần là huyện vùng cao, núi đất của tỉnh Hà Giang; có địa hình núi cao phức tạp, bị chia cắt mạnh do độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc đi lại giao lưu phát triển kinh tế cũng như sản xuất của nhân dân. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, sương muối, hạn hán, bão lốc, lũ quét và sạt lở đất.
Mô hình sản xuất và chế biến các loại trà thảo mộc tại Công ty TNHH MTV-TM-SX Phú Quới
Dự án “Hợp tác Nam – Nam nhằm nhân rộng các sáng kiến chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Cơ sở Hợp tác Tam giác và Nam-Nam (SSTC) của Trung Quốc-IFAD tài trợ, được triển khai tại 4 nước Lào, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, đã lựa chọn được 60 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả để triển khai nhân rộng. Trong đó, Việt Nam đóng góp 42 mô hình sản xuất chế biến nông sản thích ứng với biến đổi khí hậu…
Mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ dừa hữu cơ tại tỉnh Bến Tre
Trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác Nam – Nam nhằm nhân rộng các sáng kiến chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Cơ sở Hợp tác Tam giác và Nam-Nam (SSTC) của Trung Quốc- IFAD tài trợ, được triển khai tại 4 nước Lào, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, Dự án đã lựa chọn được 60 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả để triển khai nhân rộng. Trong đó, Việt Nam đóng góp 42 mô hình sản xuất chế biến nông sản thích ứng với biến đổi khí hậu…
Mô hình thích ứng biến đổi khí hậu: nuôi sò huyết tỉnh Trà Vinh
Dự án “Hợp tác Nam – Nam nhằm nhân rộng các sáng kiến chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Cơ sở Hợp tác Tam giác và Nam-Nam (SSTC) của Trung Quốc-IFAD tài trợ, được triển khai tại 4 nước Lào, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, đã lựa chọn được 60 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả để triển khai nhân rộng. Trong đó, Việt Nam đóng góp 42 mô hình sản xuất chế biến nông sản thích ứng với biến đổi khí hậu…
Mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu: trồng dẻ ván trên đất dốc tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Ngân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Kạn với địa hình bị chia cắt mạnh bở hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình phức tạp với hai mùa khí hậu rõ rệt gồm mùa khô và mùa mưa, trong đó, mùa khô dễ gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ, sạt lở đất. Hàng năm trên địa bàn xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần. Bên cạnh đó, khí hậu huyện Ngân Sơn có hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình 2-3m/s. Với điều kiện tự nhiên như vậy, người dân chủ yếu trồng cây lương thực như lúa nương, ngô trên các đồi nương dốc, tuy nhiên năng suất thấp, đất thường xuyên bị xói mòn. Trong khi đó, các cây lâu năm như hồi, sa mộc lại cho hiệu quả kinh tế thấp.