Đánh giá tác động của việc xây dựng và khai thác nhãn hiệu chứng nhận " Cá Trắm Đen Bình Lục"

Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD) thực hiện dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cá trắm đen Bình Lục" cho sản phẩm cá trắm đen của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” trong hơn 2 năm 8/2019 – 5/2022.

Nội dung được thực hiện trong dự án là (1) Xây dựng mô hình tổ chức khai thác và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Cá trắm đen Bình Lục”; (2) Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Cá trắm đen Bình Lục"; (3) Xây dựng hệ thống công cụ kiểm soát sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Cá trắm đen Bình Lục"; (4) phát triển chuỗi giá trị cá trắm đen mang NHCN “Cá trắm đen Bình Lục”; (5) Tăng cường năng lực cho người sản xuất và tác nhân thương mại cá trắm đen Binh Lục.

Sau khi được bảo hộ và đưa vào khai thác NHCN “Cá trắm đen Bình Lục” đã và đang được khai thác có hiệu quả. Bài báo này sẽ trình bày những kết quả tác động của việc xây dựng và khai thác NHCN ”Cá trắm đen Bình Lục” tới người sản xuất tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng 3 phương pháp chính như sau:

- Thu thập thông tin thứ cấp: Các tài liệu, báo cáo liên quan đến dự án " Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cá trắm đen Bình Lục" cho sản phẩm cá trắm đen của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam".

- Thu thập thông tin sơ cấp: Khảo sát, điều tra hộ sản xuất cá trắm đen Bình Lục (50 hộ).

- Sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian. Chúng tôi so sánh giữa hộ sản xuất được cấp quyền sử dụng NHCN "Cá trắm đen Bình Lục" và hộ sản xuất không được cấp quyền sử dụng.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xây dựng và khai thác NHCN "Cá trắm đen Bình Lục"

Hoạt động xây dựng và khai thác NHCN "Cá trắm đen Bình Lục" được CASRAD thực hiện trong khuôn khổ dự án “ Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cá trắm đen Bình Lục" cho sản phẩm cá trắm đen của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” với những hoạt động sau:

(1) Thành lập Hội sản xuất và kinh doanh cá trắm đen Bình Lục: Hội được thành lập theo quyết định số Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Hà Nam với 20 thành viên trên địa bàn 4 xã, thị trấn: An Nội, Bình Mỹ, An Ninh và Hưng Công. Hội có chức năng chính là tổ chức sản xuất, kinh doanh cá trắm đen theo quy trình kĩ thuật chung để sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

 

gggaaaa-1651818185.jpg

Sơ đồ 1. Tổ chức Hội sản xuất và kinh doanh cá trắm đen Bình Lục

(2) Đăng ký bảo hộ NHCN ”Cá trắm đen Bình Lục”: Chủ sở hữu NHCN ”Cá trắm đen Bình Lục” là UBND huyện Bình Lục. CASRAD đã tư vấn và hỗ trợ UBND huyện Bình Lục xây dựng Bộ hồ sơ bảo hộ NHCN bao gồm Tờ khai đăng ký bảo hộ NHCN; Mẫu NHCN đăng ký bảo hộ; Quy chế quản lý và sử dụng NHCN; Quyết định cho phép sử dụng tên địa danh Bình Lục của UBND tỉnh Hà Nam; Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm được bảo hộ; Bản đồ vùng sản xuất cá trắm đen Bình Lục mang NHCN để gửi Cục SHTT (Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, 2005). Ngày 12/01/2021, hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN “Cá trắm đen Bình Lục” đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận với số biên nhận đơn 4-2021-01375. Ngày 14/10/2021, Cục sở hữu trí tuệ đã ký quyết định số 79042/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 39762 cho UBND huyện Bình Lục.

(3) Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác NHCN ”Cá trắm đen Bình Lục”: Trong khuôn khổ dự án, CASRAD đã xây dựng các công cụ quản lý và khai thác NHCN một cách hiệu quả như Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Cá trắm đen Bình Lục”, Quy trình cấp và thu hồi NHCN "Cá trắm đen Bình Lục";...

(4) Phát triển thị trường sản phẩm cá trắm đen Bình Lục mang NHCN: Dự án đã hỗ trợ bước đầu các công cụ quảng bá thị trường như bao bì nhãn mác, poster, tờ rơi, phóng sử, website, tìm kiếm và thử nghiệm kênh phân phối sản phẩm,...

g1-1651818251.jpg
g2-1651818276.jpg
Tờ rơi quảng bá sản phẩm cá trắm đen Bình Lục

3.2. Tác động của NHCN "Cá trắm đen Bình Lục" đến người sản xuất

3.2.1. Mở rộng diện tích và tăng sản lượng cá trắm đen

Qua đánh giá tác động của NHCN ”Cá trắm đen Bình Lục” đến người sản xuất cho thấy NHCN đã giúp tăng diện tích nuôi cá và tăng sản lượng của hộ do được áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi. Đồ thị 1 cho thấy diện tích nuôi cá trắm đen của hộ đã tăng   4%, từ 5,3 sào lên 5,5 sào/hộ và sản lượng cá trắm đen tăng 12% từ 2,5 tấn lên 2,8 tấn/hộ.

g3-1651818298.jpg
.Diện tích, sản lượng cá trắm đen của hộ

3.2.2. Nâng cao thu nhập cho người sản xuất cá trắm đen

Qua khảo sát cho thấy sau khi được bảo hộ NHCN ”Cá trắm đen Bình Lục” đã mang lại lợi ích cho người sản xuất. Theo số liệu bảng 1 cho thấy hiệu quả kinh tế sau khi NHCN ”Cá trắm đen Bình Lục” được bảo hộ đã giúp tăng thêm 18% tổng thu nhập của hộ sản xuất. Hiệu quả tăng thêm này do tăng diện tích sản xuất (5%), do tăng năng suất nuôi cá (12%) và tăng giá bán (5%).

g4-1651818324.jpg
Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá trắm đen của hộ trước và sau khi bảo hộ nhãn hiệu

Xây dựng và khai thác NHCN "Cá trắm đen Bình Lục" có những tác động tích cực tới việc phát triển sản xuất cũng như thị trường sản phẩm. Nhờ có NHCN mà diện tích sản xuất ngày một tăng, địa phương có định hướng quy hoạch sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung, thị trường được mở rộng do đã xây dựng và quảng bá thương hiệu cùng với chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá bán tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Phạm Công Nghiệp, Nguyễn Thị Diệu Linh, Lê Thủy Ngân

Link nội dung: https://www.nongthonvaphattrien.vn/danh-gia-tac-dong-cua-viec-xay-dung-va-khai-thac-nhan-hieu-chung-nhan-ca-tram-den-binh-luc-a836.html