EBOOK: Nông nghiệp ven đô bền vững ở Việt Nam

Trong lịch sử, nông nghiệp thường gắn với nông thôn vùng nông thôn rộng lớn. Nói đến nông nghiệp là nói đến nông thôn và ngược lại. Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình thành loại hình nông nghiệp mới - nông nghiệp đô thị và ven đô. Các đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển loại hình nông nghiệp mới này.

Trong các thập niên 60 -70 Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu trong phát triển nông nghiệp tại các khu vực ngoại thị. Nhưng khi bước sang thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90, nông nghiệp ở các đô thị phát triển khá ồ ạt. Tuy đã góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm thực phẩm lúc bấy giờ và tăng thu nhập cho một số người làm công ăn lương ở thành phố, nhưng do phát triển tự phát, không có quy hoạch nên đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm mất cảnh quan đô thị, thậm chí đã tạo nên tâm lý không muốn phát triển nông nghiệp đô thị.

Để cho nông nghiệp ở các đô thị nước ta có được những thay đổi quan trọng cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá để tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển loại hình nông nghiệp quan trọng này. Một số vấn đề chính sẽ được đề cập trong nghiên cứu này là:

1. Khu vực nông thôn ven đô có tỷ lệ mất đất sản xuất nông nghiệp nhanh, việc chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các nghành nghề khác cũng đặt ra rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc duy trì và phát triển các vành đai nông nghiệp ven đô là cần thiết nhằm các mục đích bảo đảm anh ninh lương thực thực phẩm, tạo cảnh quan, giảm thiểu ảnh tiêu cực của quá trình đô thị hoá... Tuy nhiên vấn đề cần nghiên cứu là khả năng đảm bảo an toàn đất đai cho người sản xuất của nông nghiệp ven đô để họ đầu tư phát triển bền vững.

2. Việc duy trì những vành đai nông nghiệp quanh các thành phố còn cho phép mở rộng những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hoá đến nông thôn như lợi thế thị trường tiêu thụ gần, vấn đề nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp ven đô trong việc cung ứng nông sản thực phẩm cho đô thị ở các thành phố khác nhau để có chính sách phù hợp thúc đẩy các ngành sản xuất tiềm năng. Song song với đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa (ở các làng nghề và khu công nghiệp), cả hai quá trình này đóng góp vào sự tăng dân số của đô thị, để đảm bảo cung cấp số lượng lương thực và thực phẩm cho thành phố vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng. An toàn thực phẩm là vấn đề mang tính chất ngành hàng. Sự an toàn thực phẩm cuối cùng của sản phẩm là kết quả của ứng xử của nông dân, tác nhân thương mại, tác nhân chế biến - lưu thông và người tiêu dùng (Moustier, 2009). Việc nghiên cứu quan hệ nông thôn - thành thị thông qua nghiên cứu tổ chức chuỗi và tiềm năng phát triển của các chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn ven đô là nội dung chính cần làm rõ trong nghiên cứu này. Vấn đề kỹ thuật công nghệ là cần thiết, nhưng để khắc phục được các hạn chế về khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng thì cần quan tâm hơn đến vấn đề tổ chức sản xuất và tiêu thụ của các ngành hàng nông sản của thủ đô, tạo mối liên kết chặt chẽ hơn giữa sản xuất và phân phối các nông sản.

3. Ở các vùng ven đô đã xuất hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, các mô hình này còn phân tán, thiếu tập trung, kỹ thuật và công nghệ còn hạn chế, vì thế mà sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường kể cả về khối lượng và chất lượng của các nông sản phẩm. Nghiên cứu các mô hình tổ chức sản xuất và liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả cao để đề xuất chính sách thúc đẩy mở rộng mô hình là một trong các nội dung cần làm rõ của nghiên cứu này.

4. Biến đổi khí hậu hiện nay đang là một trong những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu ở các nước đang phát triển đóng góp sự phát thải là: Phá rừng là 18%, nông nghiệp 14% (WDR, 2008). Để đóng góp vào giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sản xuất nông nghiệp giảm thiểu phát thải khí nhà kính ven đô là đóng góp rất quan trọng vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường do đô thị hóa gây nên cần có các khoảng không gian nông nghiệp để giảm thiểu tác động ô nhiễm. Vấn để sử dụng quá mức hóa chất trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường vùng sản xuất và mất ATTP là các thách thức bền vững đặt ra đối với nông nghiệp ven đô. Nông nghiệp ven đô cần bền vững về tăng trưởng, đồng thời bền vững về môi trường.

XEM TOÀN VĂN TÀI LIỆU TẠI ĐÂY 

Hằng Nga

Link nội dung: https://www.nongthonvaphattrien.vn/ebook-nong-nghiep-ven-do-ben-vung-o-viet-nam-a3513.html