Tổ chức nông dân trong sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi giá trị

Tổ chức nông dân là từ gọi chung để chỉ các hình thức tự nguyện hợp tác, liên kết của nông dân cùng tham gia vào một loại hình tổ chức từ đơn giản đến cao cấp hơn như CLB, nhóm cùng sở thích, hội quán, nhóm liên kết, tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX, hội, liên hiệp hội.

Ngày 16 tháng 06 năm 2022 tại hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Trong đó đã nêu rất rõ mục tiêu đến năm 2030 là: Cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên và phải bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.

Nghị quyết là căn cứ quan trọng để thúc đẩy các loại hình tổ chức nông dân phát triển mà trọng tâm lấy tên gọi là THT, HTX. Từ đó mỗi tỉnh sẽ có các Nghị quyết riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể và được cụ thể hóa thông qua các tổ chức nông dân.

Từ lâu tổ chức nông dân đã có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức nông dân tạo môi trường thuận lợi giúp các thành viên tham gia trao đổi và chia sẻ thông tin, cùng xây dựng phương án, kế hoạch SXKD và cùng thực hiện các hoạt động tập thể một cách hiệu quả. Để phát triển một chuỗi giá trị thành công, cần có 2 liên kết chính là liên kết dọc và ngang. Tổ chức nông dân sẽ tạo nên các mối liên kết ngang, giúp kết nối các hộ sản xuất liên kết lại với nhau, từ đó liên kết với các tác nhân trong và ngoài tổ chức để cùng phát triển bền vững.

Xây dựng mối liên kết ngang luôn gặp nhiều khó khăn và thách thức, do nhiều lý do, cụ thể: do trình độ nhận thức của người nông dân khác nhau, sản phẩm đa dạng, vùng sản xuất nhỏ lẻ manh mún, cơ sở hạ tầng yếu kém, kỹ thuật và công nghệ trong các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn vào sản xuất, sơ chế, chế biến còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc hỗ trợ các loại hình Tổ chức nông dân tham gia vào chuỗi giá trị, thị trường và sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng là cần thiết, cần sự hợp sức, nỗ lực của các ngành các cấp.

Trong gần 20 năm qua Tổ chức IFAD đã hỗ trợ cho 11 tỉnh tại Việt Nam (Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Thuận, Đắk Nông, Gia Lai, Trà Vinh và Bến Tre) các dự án về nông nghiệp và giảm nghèo. Các hỗ trợ cụ thể là: nâng cao năng lực cho cán bộ, nông dân hạt nhân, hỗ trợ hình thành tại mỗi tỉnh trên 1000 các tổ, nhóm, HTX; hỗ trợ kinh phí để các tổ nhóm, HTX xây dựng phương án SXKD, tiểu dự án với ngân sách giao động từ 100-200 triệu/tổ nhóm; hỗ trợ các TCND kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng ATVSTP. Mỗi dự án còn tổng hợp và tài liệu hóa các bài học kinh nghiệm thành công và phổ biến nhân rộng ra toàn tỉnh. Bên cạnh IFAD các tổ chức khác như ADB, World Bank, Tầm nhìn thế giới, Kopia Hàn Quốc… cũng đã hỗ trợ các tỉnh trong cả nước hình thành nhiều loại hình tổ chức nông dân với nhiều cách làm và có các mô hình hiệu quả.

Trong các hình thức liên kết ngang trên, thì HTX là hình thức hợp tác yêu cầu cao về mặt thủ tục pháp lý, là đơn vị có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lỹ và các nguồn vốn khác của HTX.

Quá trình thành lập nên các THT/HTX đều có thể qua các bước sau:

Các bước thành lập một tổ chức nông dân

Kết quả/sản phẩm

Bước 1. Xác định địa điểm, tuyên truyền về lợi ích về tổ chức nông dân  và lựa chọn Ban sáng lập

 

 

  • Người dân hiểu được lợi ích và ý nghĩa của việc thành lập Tổ chức nông dân
  • Biên bản cuộc họp và Danh sách hộ gia đình có nhu cầu tham gia
  • Lựa chọn được 3-5 người vào Ban sáng lập

Bước 2. Xây dựng dự thảo Qui chế/điều lệ và Phương án SXKD của tổ chức

 

  • Dự thảo Qui chế THT; điều lệ với HTX
  • Dự thảo Phương án SXKD trong thời gian tối thiểu là 3 năm

Bước 3. Thông qua Quy chế/điều lệ và phương án SXKD

  •  Các thành viên hiểu rõ và nhất trí với các nội dung trong Qui chế/điều lệ  và Phương án SXKD
  •  Với tổ/nhóm thì Qui chế được UBND xã/phường chứng thực
  •  Với HTX thì Điều lệ sẽ được các cơ quan chức năng (Phòng TC-KH huyện) có văn bản đồng ý và UBND huyện ra Q/Đ thành lập

Bước 4. Tổ chức lễ ra mắt hay đại hội lần thứ nhất (với HTX)

 

 

 

  • Bầu được Ban quản lý và các bộ phận chức năng, chuyên môn
  • Qui chế/điều lệ và Phương án SXKD của nhiệm kỳ I được chính thức thông qua.
  • Thu nhận được các ý kiến góp ý để xây dựng và phát triển tổ bền vững
  • Xây dựng được  mối quan hệ với các đối tác
  • Hòa thiện hồ sơ đăng ký Kinh doanh đối với HTX

Bước 5. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho tổ chức nông dân

  • Các hộ gia đình lập kế hoạch SXKD cấp hộ và nộp lại cho Ban quản lý
  • Dự thảo kế hoạch SXKD được xây dựng
  • Thống nhất kế hoạch SXKD theo mùa vụ, theo lứa hay theo năm

Bước 6. Theo dõi hỗ trợ thực hiện, kế hoạch, tổng kết và lập kế hoạch mới

  • Báo cáo tổng kết đánh giá định kỳ theo kế hoạch SXKD
  • Phương án SXKD được điều chỉnh hoặc xây dựng mới để phù hợp với thị trường

 

 

Nguồn: Trung tâm NC và PT Hệ thống nông nghiệp

Tổ chức nông dân trực tiếp tham gia phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn, không những tạo được độ đồng đều về chất lượng, đảm bảo về số lượng mà còn cùng nhau giám sát để đảm bảo có được sản phẩm có độ an toàn cao nhất để tham gia và chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Các tiêu chuẩn GAP và quy chuẩn để sản xuất sản phẩm an toàn đều được các TCND áp dụng.

GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Là những phương pháp cụ thể được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến an toàn và hợp vệ sinh.

Tiêu chuẩn GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm… Nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, người sản xuất, môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Trong thời gian đầu khi mới thành lập các TCND thường gặp khó khăn trong việc cùng nhau áp dụng các tiêu chuẩn GAP, tuy nhiên khi có đặt hàng cụ thể từ các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng thì họ sẽ cùng nhau áp dụng, do vậy việc hình thành liên kết dọc thông qua các loại hình hợp đồng là cần thiết cho các TCND.

Mức độ liên kết và các hình thức liên kết được thể hiện thông qua các hợp đồng liên kết trong chuỗi giá trị nông sản thường có các hình thức liên kết và mức độ rằng buộc trong các liên kết như sau:

Thị trường mua, bán tự do

Hợp đồng mua sản phẩm

(bao tiêu đầu ra)

Liên kết chiến lược giữa các tác nhân

Hợp tác chính thức

(Hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm)

Hợp đồng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp (gia công) cho doanh nghiệp

 

Điều phố (thị trường tự do)

 

Điều phối bởi mức độ phối hợp quản lí giữa các đối tác tham gia hợp đồng

 

Kiểm soát từ bên ngoài bằng giá cả và các tiêu chuẩn chung

Kiểm soát từ bên ngoài bằng các điều khoản hợp đồng và quy phạm pháp luật

Kiểm soát lẫn nhau giữa các đối tác tham gia

Kiểm soát nội bộ bởi cấu trúc có sự phân cấp giữa các bên tham gia

Kiểm soát nội bộ bởi cấu trúc tập trung (chủ yếu do doanh nghiệp)

Trên đồ thị, tính từ trái sang phải, nội dung ràng buộc trong các loại hình hợp đồng nông sản tăng dần từ hợp đồng đơn thuần là bao tiêu đầu ra đến hợp đồng sản xuất theo đơn đặt hàng với các tiêu chuẩn và yêu cầu rất chi tiết từ phía doanh nghiệp, lâu nay vẫn gọi là hợp đồng gia công cho doanh nghiệp, thứ tự tăng dần theo các nội dung giàng buộc kiểm soát lẫn nhau là:

Khi một vùng sản xuất mà có được liên kết dọc và ngang thì việc hình thành nên chuỗi giá trị sẽ thuận lợi. Khi chúng ta hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thuận tự nhiên rất cần hình thành nên các loại hình TCND và rất cần thiết để có các chính sách hỗ trợ phát triển kịp thời, đồng thời cũng phải có phương pháp, có con người để thực hiện nhiệm vụ này. Khi thực hiện được các mối liên kết thì các bên đều có lợi:

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu và tư vấn phát triển TCND, chúng tôi nhận thấy để các TCND hoạt động có hiệu quả trong thời kỳ đổi mới, hội nhập rất cần quan tâm hỗ trợ các điểm sau:

  1. Thứ nhất cần có một đội ngũ mạng lưới cán bộ nông nghiệp tại các thôn bản, xã, huyện đủ mạnh: chất lượng và cả số lượng để thực hiện nhiệm vụ này và cần được đào tạo về Tổ chức nông dân. Khuyến nông viên cộng đồng là một giải pháp phù hợp và cần được hình thành và trang bị kiến thức về TCND, thị trường…
  2. Thứ hai cần nâng cao năng lực về Tổ chức, quản lý, xây dựng và triển khai kế hoạch/phương án SXKD cho nông dân hạt nhân, cụ thể là Tổ trưởng, chủ tịch HĐQT/BGĐ và kế toán của HTX. Về cách làm nên kết hợp giữa tập huấn, hướng dẫn với tham quan học tập (dùng nông dân dạy nông dân) và có chuyên gia tư vấn hỗ trợ THT/HTX trong một khoảng thời gian từ 6-12 tháng.
  3.  Thứ ba cần hỗ trợ các TCND hạ tầng, công nghệ trong phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị. Việc hỗ trợ đã có quy định cụ thể trong các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên cách triển khai thì phải linh hoạt và đảm bảo tạo ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường/khách hàng và giảm được chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Việc đầu tư cần phải được minh bạch và tính toán các chỉ số kinh tế như NPV và IRR. Đảm bảo mức đóng góp của các TCND trên 50% trong các hạng mục này. Ví dụ cách làm hay trong các tỉnh mà IFAD hay ADB tài trợ, họ không hỗ trợ tiền mặt, không hỗ trợ công trình đã xây sẵn mà chỉ hỗ trợ vật liệu (xi măng, sắt, sỏi…) và để trực tiếp các TCND tự xây dựng, đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Các công nghệ cần hỗ trợ trong khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản… nên được hỗ trợ nhưng phải dựa trên kết quả việc phân tích chuỗi giá trị và đánh giá tính hiệu quả của việc đầu tư, tránh tình trạng đầu tư máy móc thiết bị rồi bỏ không, không sử dụng như nhiều chương trình, dự án đã gặp phải.
  4. Thứ tư cần đầu tư xây dựng thương hiệu, kết nối thị trường và sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, cụ thể:
  1. Thứ 5 cần tiếp tục có chính sách miễn giảm thuế cho các sản phẩm nông sản của HTX khi tham gia vào thị trường, đặc biệt là xuất khẩu.

 

 

 

 

TS. Hoàng Xuân Trường

Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Hệ thống Nông nghiệp

ĐT: 0985525527

Email: hoangxuantruongvn@gmail.com

Link nội dung: https://www.nongthonvaphattrien.vn/to-chuc-nong-dan-trong-san-xuat-va-ket-noi-tieu-thu-san-pham-an-toan-theo-chuoi-gia-tri-a2780.html