Cụm làng nghề trên điạ bàn Thủ đô Hà Nội

Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn giữ vai trò rất  quan trọng.. Những năm gần đây, các làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi và  phát triển nhanh chóng. Với trên 1350 làng nghề và làng có nghề, kinh  tế nông thôn Hà Nội đã chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng giá trị phi nông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp , tạo nhiều  việc làm nông thôn và mở ra  hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi cung ứng trong công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH-HĐH) Thủ đô.

Hà Nội hiện có 33 cụm làng nghề (CLN) với 5 nhóm khác nhau, bao gồm những nghề tiêu biểu như gốm sứ, đỗ mỹ nghệ và mây tre đan. Làng nghề Hà Nội đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội (KTXH), song do quá trình phát triển còn tự phát dẫn đến những khó khăn bất cập trong quản lý cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự và môi trường địa  phương,... Trên thực tế, làng nghề tồn tại, phát triển hoặc biến mất chưa được quan tâm nghiên cứu nên gây khó  khăn, thách thức cho nhà quản lý và đông đảo người dân địa phương. Bài viết đề cập đến các vấn đề bất cập trong phát triển cần có những nghiên cứu cả về lý luận, thực tiễn và quản lý  hướng tới đề xuất giải pháp, chính  sách quản lý, cơ chế hỗ trợ nhằm khai thác lợi ích và hạn chế tồn tại trong  phát triển. 

001-1667188713.png
1.Cơ sở phát triển làng nghề
1.1. Những khái niệm 

 Làng nghề là cộng đồng của một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,  buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia các hoạt động ngành nghề nông  thôn. Với trên 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc  ngành nghề nông thôn (Chính phủ, 2018). Làng có nghề là nơi có sự du nhập của một nghề mới hoặc phát triển lan  tỏa từ các nghề truyền thống với số người sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm từ 10% lao động trở lên (UBND thành phố Hà Nội, 2013a).

002-1667188969.jpg
Trang trí sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề là nơi phục vụ việc di dời, mở rộng SXKD của các  doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất  và cá nhân, gia đình  trong các làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng  nghề ở địa phương. CCNLN có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới  5 ha (Chính phủ, 2017). 
Cụm làng nghề là một tập hợp gồm những làng nghề cùng loại ở gần nhau, tập trung trên một không gian địa lý của  cộng đồng. Chủ cơ sở SXKD  và các thể chế địa phương  liên kết với nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa  tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng một nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương. 
003-1667188987.jpg
Nón làng Chuông nổi tiếng khắp Hà Nội
Phát triển cụm làng nghề được hiểu là sự phát triển tổng hòa cả về kinh tế, xã hội và  môi trường với sự lồng ghép giữa phát triển SXKD với bảo tồn bản sắc văn hóa trong  không gian địa lý nhất định của CLN.  
1.2. Tiêu chí về cụm làng nghề 
Cho đến nay, số đông các nhà phân tích đều cho rằng , tiêu chí để xác định CLN phải bao gồm cả 04 tiêu chí . Đó là: (1) Có sự tập trung tối thiểu 3 làng có nghề gần nhau trong một  không gian địa lý tham gia cùng một lĩnh vực hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn, có ít nhất 1 làng nghề chính đã đạt chuẩn công nhận làng  nghề  quốc gia. 
(2) Có sự tập trung số lượng lớn các cơ sở SXKD chuyên môn hóa trong cùng  một lĩnh vực hoạt động ngành nghề, ít nhất phải có 10% số cơ sở SXKD trong các làng liền kề nhau), trong đó đã có các DNNVV hiện đại hóa và đổi mới trong cụm. 
(3) Có sự liên kết giữa các làng nghề chính và làng có nghề gần kề, hình thành  các mạng lưới về cung cấp nguyên vật liệu, gia công thầu khoán, tiêu thụ sản phẩm,  đào tạo nghề, chuyển giao KHCN. 
(4) Đã hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị trường tại địa phương liên  quan đến hoạt động của CLN. 
1.4.  yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cụm làng nghề 
- Ảnh hưởng từ thể chế, chính sách của nhà nước và địa phương; 
- Ảnh hưởng của thị trường;
- Ảnh hưởng của vị trí địa lý; 
- Ảnh hưởng của vốn con người và vốn xã hội; 
- Ảnh hưởng của nguồn lực của địa phương; 
- Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế. 
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ
 Luận án đã tổng kết kinh nghiệm phát triển CLN của các nước (Trung Quốc, Hàn  Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Italia, Pháp, Braxin,...) và kinh nghiệm của các  tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam. Qua đó cho thấy các nước trên thế giới đều có các  hình thức khác nhau về CCN và trong giai đoạn đầu cũng tương tự như các CLN ở Việt Nam hiện nay tuy tên gọi có thể khác nhau. Tại Việt Nam đã hình thành nhiều  CLN nhưng chưa được thống kê, nghiên cứu đầy đủ.  
Từ các kinh nghiệm trong và ngoài nước có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho  Hà Nội đối với việc phát triển CLN, bởi nó có những đóng góp tích cực cho phát triển  tổng hợp nông thôn theo vùng, giúp khai thác tối ưu nguồn lực tại chỗ góp phần cải  thiện và thực thi chính sách địa phương. Để quản lý phát triển các CLN thì trước hết  Thành phố cần coi đây là một thực thể khách quan tự hình thành, phát triển và có thể chuyển hóa sang những dạng hiện đại hơn. Đề hạn chế sự hình thành và phát triển tự phát thì cần có quy hoạch phát triển CLN theo vùng và có những chính sách đồng bộ,  đa ngành để hỗ trợ các CLN theo đúng tính chất của nó. 

TS Lê Thành Ý

Link nội dung: https://www.nongthonvaphattrien.vn/cum-lang-nghe-tren-dia-ban-thu-do-ha-noi-a2734.html