Chuyển đổi số, chìa khóa chuyển dịch sang kinh tế nông nghiệp

HÀ TĨNH Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hà Tĩnh xác định nông nghiệp là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số.

Việc chuyển đổi này nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp, thúc đẩy chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ cách làm của địa phương về “cuộc cách mạng” chuyển đổi số nông nghiệp của tỉnh.

Trước khi thực hiện “cuộc cách mạng” chuyển đổi số, ông có thể khái quát hiện trạng ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đang đứng đở đâu?

Bài liên quan

Việc đưa khoa học công nghệ vào giám sát sản xuất sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Ảnh: Thanh Nga.

Bài liên quan

Đưa công nghệ 4.0 vào sản xuất sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Tâm Phùng.

Tiến tới, tỉnh sẽ xây dựng một hệ thống chuyển đổi số của ngành nông nghiệp, tạo thành hệ sinh thái số, làm nền móng thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”.

Còn nhớ năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ bưởi Phúc Trạch gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, tỉnh đã giao Trung tâm Khuyến nông đưa vào thử nghiệm Hệ thống chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất bưởi Phúc Trạch.

Sau khi xây dựng cổng thông tin buoiphuctrach.gov.vn, tạo app “Bưởi Phúc Trạch”, đã tiến hành số hóa thông tin 899 ha của 2.609 hộ sản xuất thuộc 2 doanh nghiệp, 6 HTX, 128 tổ hợp tác và 13 vùng hộ sản xuất. Qua thời gian ngắn vừa thông tin, tuyên truyền vừa triển khai thực hiện, kết quả đã có trên 180 tấn bưởi Phúc Trạch được tiêu thụ và đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử, trong đó: Sàn Postmart.vn 45 tấn, đang đặt hàng 100 tấn; sàn Voso.vn 15 tấn; sàn Hatiplaza.vn trên 5 tấn và các sàn Shopee.vn, Lazada.vn, Sendo.vn trên 15 tấn.

Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị Vinmart tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng đã ký hợp đồng tiêu thụ bưởi Phúc Trạch với số lượng hơn 240 tấn/tháng.

Về lâu dài, để thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, giai đoạn 2022 - 2025, Hà Tĩnh sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành, xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để thực hiện thành công cơ cấu cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng tỉnh nông thôn mới.

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Tĩnh xác định nông nghiệp là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên để thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Thanh Nga.

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Tĩnh xác định nông nghiệp là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên để thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Thanh Nga.

Bên cạnh đó, tổ chức xây dựng hệ thống các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như: Quản lý hồ chứa, công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn, đê điều, phòng chống lụt bão; phòng chống dịch bệnh, sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi; giám sát, quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; quản lý, giám sát khai thác và nuôi trồng thủy sản; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm…

Song song đó, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh đối với doanh nghiệp, HTX hợp tác xã và hộ kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp; ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, phát triển mạng lưới logistics gắn với thương mại điện tử và chuỗi sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm VietGAP, Global GAP, OCOP của tỉnh.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên các sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá, đưa sản phẩm nông nghiệp đến các thị trường trong nước và quốc tế.

Theo ông, rào cản cho chuyển đổi số hiện nay Hà Tĩnh đang gặp phải là gì?

Chuyển đổi số là chủ trương lớn và đúng đắn. Tuy nhiên hiện nay Bộ NN-PTNT và các cơ quan chuyên môn vẫn chưa có định hướng cụ thể nên quá trình tổ chức thực hiện ở địa phương còn có nhiều lúng túng.

Thứ hai, tại Hà Tĩnh đang còn 5% địa bàn dân cư chưa có mạng 4G và 26 thôn thuộc 7 huyện có xã miền núi chưa có internet cáp quang nên khó triển khai đồng bộ.

Cây ăn quả có múi là đối tượng chủ lực đầu tiên thu được hiệu quả thiết thực nhờ đưa công nghệ vào truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Tâm Phùng.

Cây ăn quả có múi là đối tượng chủ lực đầu tiên thu được hiệu quả thiết thực nhờ đưa công nghệ vào truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Tâm Phùng.

Đối với nguồn nhân lực công nghệ thông tin, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp phần lớn cũng chỉ mới đáp ứng yêu cầu soạn thảo văn bản và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp trên hệ thống gửi nhận văn bản trực tuyến, chưa bảo đảm cho lộ trình chuyển đổi số sắp tới.

Riêng chủ các cơ sở sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận chưa được đào tạo nên kỹ năng quản lý, sản xuất, thị trường, khả năng ứng dụng các công nghệ số vào sản xuất cũng rất hạn chế.

Hơn nữa, sản xuất trên địa bàn chủ yếu nông hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết; sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đã hình thành nhưng chưa nhiều, vì vậy, việc quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác sẽ gặp nhiều khó khăn…

"Ngày 22/10/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó nông nghiệp được xác định là một trong 10 lĩnh vực cần ưu tiên để thực hiện chuyển đổi số trong thời gian tới.

Quan điểm của tỉnh xác định, chuyển đổi số là chìa khóa để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là bước đi tất yếu, tạo nền tảng hình thành môi trường số văn minh, hiện đại và hiệu quả; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và toàn diện, mang tính đột phá, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân..

Vì vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021, về hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp và chương trình OCOP.

Chính sách này sẽ đảm bảo kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chung như: Củng cố, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng các phần mềm, các nền tảng số, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, kho tri thức nông nghiệp, nông thôn, chi phí vận hành, nâng cấp…".

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Xin cảm ơn ông!

Link nội dung: https://www.nongthonvaphattrien.vn/chuyen-doi-so-chia-khoa-chuyen-dich-sang-kinh-te-nong-nghiep-a1383.html