Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Nghề báo và Những kỷ niệm khó quên

21/06/2022 22:42

Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2022), Nhà báo Vương Xuân Nguyên- Tổng Thư ký Tòa soạn Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam.

Nhà báo Vương Xuân Nguyên, sinh năm 1980, tại xã Cộng Hòa - huyện Quốc Oai - TP. Hà Nội. Trong quá trình hoạt động khoa học và báo chí của mình, tôi cộng tác đồng hành nhiều năm cùng Nhà báo Vương Xuân Nguyên tại Tạp chí Việt Nam Hương Sắc - Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam. Năm 2017, Nhà báo Đỗ Phượng giới thiệu Nhà báo Vương Xuân Nguyên sang công tác tại Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam do tôi làm Tổng Biên tập.   

Bén duyên nghề báo từ cuộc gặp gỡ định mệnh

Hơn 20 năm gắn bó với nghề báo, với Vương Xuân Nguyên là niềm vinh dự lớn lao và cơ duyên hiếp gặp khi được cộng tác, gần gũi giúp việc nhiều cây bút tên tuổi của dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; đồng chí Nguyễn Văn Trân - Nguyên Tổng Biên tập báo Lao động - nguyên Bí thư Trung ương Đảng; Nhà báo lão thành Đỗ Phượng - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng - Nguyên Tổng giám đốc TTXVN; Nhà báo Trần Lâm - Nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Giáo sư Vũ Khiêu - Nguyên phó Tổng giám đốc TTXVN; Cụ Cù Văn Chước, người giúp việc gần gũi Bác Hồ suốt 14 năm tại Phủ chủ tịch; Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia; Nhà báo, Tiến sĩ Phạm Việt Long - Cựu phóng viên chiến trường của TTXVN, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển; Nhà báo Vũ Xuân Bân, Cựu phóng viên chiến trường, nguyên trưởng Ban tin trong nước TTXVN; Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh - Tổng Biên tập Báo Đời sống và Pháp luật; Nhà báo, Tiến sĩ Lê Thành Ý - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam; Nhà báo, Viện sĩ Đào Thế Anh - Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam...

17-1655984797.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên trên một tờ báo dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Mối duyên của nhà báo Vương Xuân Nguyên bắt nguồn từ hơn 20 năm trước, khi anh mới chỉ là chàng sinh viên năm đầu đại học (1999). Từ một cơ duyên bất ngờ, anh vinh dự được gặp gỡ Nhà báo lão thành Đỗ Phượng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN.

1-1655984717.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên trong vai trò Phó Chánh Văn phòng Hội Khoa học PHANO trao biểu trưng hỗ trợ Sierra Leone một số tiêu bản giống nông nghiệp

Được làm việc cùng một nhà báo lão thành giàu kinh nghiệm, giảm dị lại am tường nhiều lĩnh vực, cậu sinh viên ngành Tài chính lúc bấy giờ bất chợ yêu thích nghề báo từ khi nào chẳng hay. Từ đó, nhà báo Vương Xuân Nguyên chạy song song giữa việc học trên giảng đường, dạy học và viết báo. Những kiến thức đầu tiên trong nghề báo của anh là do chính nhà báo Đỗ Phượng tận tâm, hướng dẫn từng ly từng tí về cách viết báo và hoạt động Sinh Vật Cảnh.

2-1655984721.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam

Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh tiếp tục "học việc" từ nhà báo Đỗ Phượng và bén duyên nghiệp viết lách trên tờ Tạp chí Việt Nam Hương Sắc, làm sách, cộng tác với một số tờ báo và làm công tác Sinh Vật Cảnh, khác hoàn toàn so với định hướng từ ban đầu cũng như ngành học của anh.

3-1655984724.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên vinh dự giúp việc cho đồng chí Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên TBT Báo Lao động

“Với tôi, việc gặp gỡ Nhà báo Đỗ Phượng cùng nhiều vị lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học tiêu biểu ngay từ những năm đầu ra Thủ đô học đại học là một cơ hội thay đổi cuộc đời, một cơ duyên hiếm có giúp tôi nhận ra giá trị của mình khi gắn bó với nghề báo và sự nghiệp Sinh Vật Cảnh những năm tiếp theo”, nhà báo Vương Xuân Nguyên chia sẻ.

4-1655984731.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên có nhiều năm gần gũi và học tập nghề báo từ cụ Cù Văn Chước, người giúp việc và điểm báo cho Bác Hồ

Nhớ lại những ngày đầu bén duyên với nghề báo, anh Nguyên cho biết vẫn nhớ như in cảm giác hụt hẫng khi bài viết đã được chuẩn bị cẩn thận, nắn nót từng câu chữ, cũng như tài liệu chứng minh kèm theo... nhưng vẫn bị nhà báo Đỗ Phượng từ chối đăng trên báo.

5-1655984739.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên là người may nắm được nhà báo Đỗ Phượng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN đào tạo giúp đỡ trong nghề báo

Thế nhưng, chính những bài viết không được đăng đó đã giúp anh nhận ra được vai trò của người cầm bút, đưa tin, ý thức sâu sắc việc nâng cao trách nhiệm của chính bản thân đối với độc giả. "Những người làm báo trẻ tuổi phải ghi nhớ khi cầm bút là người làm báo phải luôn tránh đưa tin kiểu vặt lông gà giữa chợ, phải cân nhắc vì lợi ích phục vụ độc giả và nâng cao trách nhiệm xã hội của người cầm bút”, anh Nguyên bày tỏ.

6-1655984741.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên được Giáo sư Vũ Khiêu đặt bút danh Quyết Tuấn và bồi dưỡng nghiệp viết lách

Cũng theo nhà báo Vương Xuân Nguyên, anh thường được nhà báo Đỗ Phượng nhắc nhở phải thường xuyên trau dồi những tố chất để làm báo chuyên nghiệp: Không ngại gian khổ; phản ánh trung thực, khách quan; ham học hỏi, trau dồi kiến thức; tư duy nhạy bén; có vốn ngoại ngữ phong phú...

7-1655984892.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên có cơ hội gần gũi và làm việc cùng Nhà báo, Tiến sĩ Phạm Việt Long, nguyên phóng viên chiến trường của TTXVN, TBT Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển

Ông Phượng cũng thường nhắc nhở những người làm báo trẻ tuổi như anh phải thấu hiểu: Nghề báo không chỉ chịu áp lực và sức ép về thời gian để “lên cho kịp bài” mà còn phải đối mặt với những hiểm nguy luôn rình rập như phải tác nghiệp trong những mùa mưa lũ, hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, phản ánh cái xấu…Vậy nên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao người làm báo phải hết sức năng động, linh hoạt và say mê thâm nhập cuộc sống để phản ánh những vấn đề gai góc của xã hội bằng "trái tim nóng và cái đầu lạnh".

8-1655984749.jpg

Nhà báo Vũ Xuân Bân, nguyên Trưởng Ban Tin trong nước của TTXVN là người hướng dẫn Nhà báo Vương Xuân Nguyên làm tin tức chuyên nghiệp

Nhà báo năng nổ đa ngành

Nhờ những cơ duyên được gần gũi, làm việc cùng các nhà báo lão thành đã giúp cho anh Vương Xuân Nguyên luôn giữ được ngọn lửa đam mê và sống hết mình với nghề. Sau hơn 20 năm gắn bó với nghiệp báo chí, nhà báo Vương Xuân Nguyên trở thành một cây bút viết về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn cả là đề tài môi trường, phát triển bền vững, Sinh Vật Cảnh và phát triển Nông thôn.

9-1655984752.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng về phong cách viết từ Tiến sĩ Tạ Quang Ngọc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, con trai của Nhà báo lão thành Quang Đạm

Chính những năm tháng được gần gũi nhiều bậc lão thành cách mạng, nhà báo, nhà văn hóa, nhà khoa học và nhiều nhân sĩ trí thức tiêu biểu đã giúp nhà báo Vương Xuân Nguyên không chỉ có nguồn tư liệu phong phú, phương pháp luận khoa học, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề có liên quan bằng nhãn quan chính trị sắc bén. Điều này trở nên rất quan trọng để tạo nên sức nặng, sự thuyết phục, sức hấp dẫn và tính chiến đấu trong mỗi bài viết sau này của nhà báo Vương Xuân Nguyên.

10-1655984755.jpg

Anh cũng được Tiến sĩ Lê Thành Ý, Phó TBT Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam giúp đỡ trong quá trình làm báo

Dù là người còn trẻ tuổi, được sinh ra sau những năm tháng chiến tranh nhưng nhờ việc được làm báo gần gũi với nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học, nhà báo lão thành nên bạn đọc không còn xa lạ với nhiều bài viết chính luận sâu sắc của Nhà báo Vương Xuân Nguyên viết về đề tài văn hóa, lịch sử, khoa học, xã hội như: "Sự nghiệp trồng cây và sự nghiệp trồng người của Bác Hồ" đăng trên Báo Đời sống và Pháp luât; "Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ mãi mãi soi đường chúng ta đi" đăng trên báo điện tử Người Đưa Tin; "Tình cảm đặc biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với thương binh liệt sĩ" đăng trên Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển; "Giáo sư Vũ Khiêu - một hiền tài sống động, tỏa sáng uyên bác và tâm hồn cao đẹp" đăng trên Báo Quốc tế; "Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc" đăng trên Báo Gia đình và Pháp luật...

Trước mỗi sự kiện, hiện tượng được dư luận xã hội quan tâm, Nhà báo Vương Xuân Nguyên không chỉ kịp thời dùng ngòi bút của mình để ghi nhận, phản ánh, mà Nhà báo Vương Xuân Nguyên còn là diễn giả, chuyên gia phân tích và đề xuất giải pháp nhằm kịp thời định hướng dư luận đúng đắn. Tiêu biểu phải kể đến loạt bài trả lời phỏng vấn: "Cây đổ hàng loạt sau cơn dông: Quy trách nhiệm cho ông trời?" đăng trên báo Khoa học và Cuộc sống; "Khai thác tài nguyên cần hài hòa với thiên nhiên" phát trên Đài tiếng nói Việt Nam; "Giải mã cơn sốt Lan Đột Biến" phát trên Đài kỹ thuật số VTC; "Bàn về thú chơi chim cảnh" phát trên Đài Truyền hình Việt Nam; "Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới" phát trên Đài tiếng Phát thanh và Truyền hình Hà Nội... 

Giai đoạn ở Báo Đời sống và Pháp luật, Báo điện tử Người Đưa Tin, Nhà báo Vương Xuân Nguyên cũng được biết đến là một cây bút phóng sự điều tra già dặn nhằm trả lại sự thật cho nhiều vụ việc được dư luận quan tâm. 

11-1655984760.jpg

Văn phong của Nhà báo Vương Xuân Nguyên cũng được sự giúp đỡ của Nhà báo, Đại tá Nguyễn Ngọc Châu, nguyên cán bộ của Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc Phòng

Chia sẻ về quan điểm làm báo, Nhà báo Vương Xuân Nguyên cho rằng, mỗi người làm báo luôn có một bầu trời trước mặt thênh thang rộng mở và tràn ngập những ước mơ khát vọng chân chính. Nhưng nghề báo cũng chỉ ra rằng con đường dưới chân mỗi hành trình chúng ta cũng luôn đầy rẫy những chông gai gập gềnh và cả những cạm bẫy khôn lường. Với người cầm bút chân chính sẽ nỗ lực hết mình bằng một tinh thần rộng mở, cầu thị, luôn tự dằn lòng phải “giữ cho trái tim nóng cái đầu lạnh”, “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” đóng góp cho đời những trang viết “Nhanh - Trúng - Đúng - Hay”.

12-1655984764.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên có gần 20 năm cộng tác và làm báo cùng GS.TSKH Trần Duy Quý

Đáng chú ý, không chỉ là một nhà báo năng động với nhiều bài viết sắc sảo, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Báo chí, Sinh Vật Cảnh, Phát triển Nông thôn, nhà báo Vương Xuân Nguyên còn được biết đến là nhà hoạt động xã hội sôi nổi trên nhiều lĩnh vực như: văn hoá, lễ hội, kiến trúc cảnh quan, tài chính ngân hàng…

13-1655984768.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên tự hào được đồng hành và làm việc gần gũi với Viện sĩ Đào Thế Anh, Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

Anh cùng các cộng sự và cộng đồng doanh nhân, nghệ nhân thường xuyên có nhiều nỗ lực trong các hoạt động thiện nguyện, gắn kết cộng đồng, công tác an sinh được xã hội ghi nhận thông qua các công tác xã hội tại Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quỹ Văn hiến Việt Nam...

Gần đây nhất là việc phối hợp tổ chức Tết 0 đồng tại Bệnh viện Nhi Trung ương; Phát động cuộc thi viết "Sống đẹp trong ứng phó với Virus Corona; Hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh của Chính phủ; Quyên góp ủng hộ hàng vạn chai dung dịch kháng khuẩn, khẩu trang ủng hộ các điểm cách ly Covid-19 tại Hà Nội, Hải Dương và Lào Cai và anh đã đồng hành cùng cộng đồng những người yêu hoa lan cả nước quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống COVID-19 trong 2 năm (2020 - 2021) với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.

14-1655984778.jpg

15-1655984789.jpg

16-1655984793.jpg

Ngoài công tác báo chí, nhà báo Vương Xuân Nguyên cũng có mối quan hệ gần gũi với nhiều thi hữu

Có thể thấy, trải qua hơn 20 năm cầm bút và kinh qua nhiều vị trí công tác tại nhiều cơ quan báo chí (Tạp chí Việt Nam Hương Sắc, Báo Đời sống và Pháp luật, Báo điện tử Người Đưa Tin, Tạp chí điện tử Văn hóa Việt Nam, Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển, Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam), Nhà báo Vương Xuân Nguyên đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong báo giới và bạn đọc cả nước qua hàng trăm bài viết tâm huyết có giá trị thiết thực.

GS.TSKH Trần Duy Quý
Bạn đang đọc bài viết "Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Nghề báo và Những kỷ niệm khó quên" tại chuyên mục Diễn đàn. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309